Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân

2 năm 9 tháng trước #1312 bởi bapcaixanh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.

2 năm 9 tháng trước #1313 bởi admin.cih

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.

Triệu chứng bàn chân lạnh ở trẻ sơ sinh là rất thường gặp, vậy tình trạng này có nguy hiểm không, cần khắc phục ra sao?

Trở thành bố mẹ là một quá trình vừa thú vị vừa mang nhiều lo lắng, sợ hãi. Bởi cho dù chỉ là một triệu chứng khác thường nhỏ nhất ở con cũng có thể khiến các ông bố bà mẹ lo sốt vó lên. Một trong những tình trạng thường gặp đó là triệu chứng bàn chân lạnh ở trẻ sơ sinh. Vậy triệu chứng bàn chân lạnh có nguy hiểm không, bố mẹ cần làm gì để khắc phục mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con, mọi thông tin sẽ được giải đáp ngay trong bài sau các mẹ nhé.

Nguyên nhân khiến chân trẻ bị lạnh

Bàn chân lạnh là tình trạng rất phổ biến ở các bé sơ sinh. Nguyên nhân là do trẻ mới sinh ra có cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Bởi sau khi sinh, hệ thống tuần hoàn của con vẫn đang học cách cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể của bé. Và hệ thống này sẽ ưu tiên chuyển máu đến các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, ví dụ như tim, phổi, cơ quan tiêu hóa, tiết niệu. Chân là bộ phận ít quan trọng hơn nên lượng máu được chuyển đến cũng ít hơn, khiến nó dễ bị lạnh thường xuyên.

Do đó, khi phát hiện chân con bị lạnh thì bố mẹ có thể áp dụng ngay các cách sau để khắc phục hiệu quả. Dưới đây là cách mà bố mẹ có thể thực hiện khi bé bị lạnh bàn chân.

Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân

Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh

Khi phát hiện bàn chân con bị lạnh, không có nghĩa là bố mẹ phải lập tức quấn bó con thật chặt trong chăn, mũ, khăn, vớ... Mà cách giải quyết tốt nhất là vẫn nên mặc quần áo bình thường phù hợp với thời tiết hiện tại. Sau đó đắp thêm một lớp chăn nữa bên ngoài cho bé đủ ấm. Tiếp theo, mẹ hãy thử nhiệt độ của con bằng cách chạm vào da bé xem bé có đủ ấm không. Nếu da bé ấm áp và có màu hồng hào thì nghĩa là bé vẫn ổn. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ đừng quên giữ ấm đầu của trẻ, nếu cần thiết cũng có thể mang tất chân cho con nếu chân con lạnh quá mức.

Đo nhiệt độ

Nếu bạn vẫn không chắc chắn nên mặc quần áo cho trẻ sơ sinh như thế nào cho phù hợp khi chân bé bị lạnh, hãy đo nhiệt độ để xác định rõ hơn. Đối với trẻ sơ sinh, bình thường nhiệt độ trực tràng nên ở khoảng 37,8 độ C. Bé có thể cảm thấy lạnh nếu nhiệt độ đo được thấp hơn 36,4 độ C. Trong trường hợp đó, bố mẹ nên đắp thêm một lớp chăn bao quanh để bé ấm áp hơn.

Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân

Khi nào cần phải lo lắng khi trẻ sơ sinh bị lạnh bàn chân?

Đôi khi, lạnh bàn chân cũng có thể là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn đang diễn ra bên trong cơ thể trẻ sơ sinh. Bàn chân lạnh có thể là triệu chứng của viêm màng não, một căn bệnh do viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống.

Nếu trẻ sơ sinh bị lạnh chân kèm sốt cao, thóp phồng lên, khó chịu, khó thở, cứng lưng và cổ, cơ thể yếu ớt, nôn mửa, không thèm ăn, da lốm đốm, mệt mỏi cực độ hoặc cơ thể đau đớn, bố mẹ phải cho trẻ đi cấp cứu ngay để đề phòng. Viêm màng não có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nguồn: livestrong.com

Trẻ bị lạnh tay chân vào mùa hè là triệu chứng khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn không biết liệu đó có phải là căn bệnh tiềm ẩn nào không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức cho cha mẹ về vấn đề này.

Hiện tượng trẻ bị lạnh tay chân vào mùa hè khiến nhiều cha mẹ lo lắng, hoang mang và không biết cách xử lý tình huống. Vậy khi nào thì đây là biểu hiện bình thường? Khi nào thì cha mẹ nên lo lắng? 

Nguyên nhân tay chân trẻ bị lạnh dù là mùa hè

Tình trạng trẻ bị lạnh tay chân vào mùa hè xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu đời. Vậy đâu là nguyên khiến tay chân trẻ lúc nào cũng lạnh buốt, dù là trong thời tiết nóng bức?

Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân

Nguyên nhân khiến tay chân trẻ bị lạnh vào mùa hè

Nguyên nhân sinh lý

Khi bé đang trong độ tuổi phát triển, các cơ quan trên cơ thể non nớt của bé vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ tuần hoàn. Bên cạnh đó, tay chân là bộ phận ngoại vi của cơ thể. Chính vì thế, máu trong cơ thể sẽ được ưu tiên và phân phối tới các cơ quan quan trọng khác của cơ thể như tim, phổi, não, thận,... Tay chân sẽ là bộ phận được cung cấp máu cuối cùng trong giai đoạn tuần hoàn của cơ thể. Do đó nhiệt độ tay chân của trẻ có thể sẽ thấp hơn nhiệt độ các bộ phận khác. 

Mặt khác, một số bé còn xuất hiện trường hợp đổ mồ hôi tay chân. Chính hiện tượng này khiến tay chân trẻ mất nhiệt nhanh hơn nên dẫn đến tính huống tay chân trẻ vẫn bị lạnh dù là vào mùa hè. Vì vậy, hiện tượng trẻ bị lạnh tay chân vào mùa hè có thể được xem là biểu hiện “bình thường”. 

Nguyên nhân bệnh lý

Mặc dù tình trạng lạnh tay chân ở trẻ vào mùa hè là hiện tượng phổ biến nhưng đây cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

• Thiếu máu

Thiếu máu ở trẻ sơ sinh khiến tế bào tiểu cầu tăng lên, máu không đủ cung cấp cho tay, chân. Vấn đề này sẽ khiến chân tay trẻ bị lạnh cóng, dù là vào mùa hè. 

Viêm tĩnh mạch

Tĩnh mạch có vai trò dẫn máu cho các cơ quan xa như tay, chân. Nếu các mạch máu này bị tổn thương do tác động vật lý hay sưng đau, viêm nhiễm, máu sẽ không được cung cấp kịp thời cho tay chân. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng tay chân trẻ bị lạnh, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Thiếu hụt vitamin B12

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể. Nó đóng góp vai trò không nhỏ trong việc sản sinh hồng cầu ở tủy xương, myelin - lớp vỏ trắng bao bọc các sợi dây thần kinh và các protein. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn tới thoái hóa các dây thần kinh ngoại biên. Trong khi đó, các ngón tay, chân lại là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh. Do vậy, thiếu vitamin B12 có thể khiến các đầu ngón tay, ngón chân của trẻ tê cứng, lạnh buốt.

Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân

Các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non

Chân tay bé bị lạnh vào mùa hè: khi nào cha mẹ cần lo lắng?

Tình trạng trẻ bị lạnh tay chân vào mùa nóng không phải là một trường hợp hiếm gặp, cũng không phải vấn đề quá nguy hiểm. Tuy nhiên cha mẹ vẫn nên chú ý tới các biểu hiện đi kèm của bé hàng ngày để có hướng giải quyết đúng đắn, kịp thời. 

Trường hợp bình thường

Cha mẹ không cần phải lo lắng khi tay chân của trẻ có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể nếu:

  • Có màu da bình thường

  • Bé vẫn ăn, ngủ, sinh hoạt bình thường

  • Trẻ tỉnh táo, phản xạ nhanh nhạy khi có người gọi và trò chuyện với bé

  • Môi, lưỡi không khô, cơ thể của trẻ không bị tím tái

Trong trường hợp này, lạnh tay chân chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể bé, cha mẹ không cần phải hoang mang.

Dấu hiệu cho thấy trẻ cần đến bác sĩ 

Trẻ bị lạnh tay chân không phải là trường hợp nguy hiểm nhưng nếu tình trạng chân tay lạnh đi kèm với một số biểu hiện sau đây thì phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ ngay lập tức để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân

Mẹ nên đưa bé đến viện khi bé bị lạnh tay chân đi kèm với các biểu hiện sau

  • Sốt trên 39 độ C

  • Bé ngủ li bì không tỉnh

  • Da nhợt nhạt hoặc tím tái

  • Bé không linh hoạt, tỉnh táo như hàng ngày, không khóc, không cười trong nhiều giờ đồng hồ liên tục

  • Quấy khóc liên tục

  • Môi và lưỡi khô

  • Mắt trũng, khi phở thấy xuất hiện tình trạng bụng phình, ngực lõm

  • ….

Khi trẻ xuất hiện tình trạng tay chân lạnh vào mùa hè đồng thời với các trường hợp trên thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra toàn diện. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. 

Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân

Trẻ sơ sinh bị khô môi

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị lạnh tay chân vào mùa hè?

Nếu không có những dấu hiệu bệnh lý khi trẻ bị lạnh tay chân vào mùa hè thì cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau ngay tại nhà để cải thiện tình trạng này của con: 

Giữ ấm cơ thể trẻ

Trẻ nên được đeo bao tay và tất chân để giữ ấm. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên thấy tay chân trẻ lạnh mà bịt kín lại bởi vì khi quá nóng, mồ hôi tiết ra nhưng không thoát ra được có thể ngấm ngược trở lại tay chân trẻ. Điều này vô tình khiến tình trạng lạnh tay chân ở trẻ sơ sinh trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp trẻ dễ bị đổ mồ hôi tay, chân, cha mẹ nên chuẩn bị một chiếc khăn mềm để lau cho bé khi cần.

Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân

Giữ ấm cơ thể khi bé bị lạnh tay chân là biện pháp hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo

Với những bé có bàn tay, bàn chân lạnh, mẹ không nên để bé đi chân trần trong nhà. Khi đến tuổi tập đi, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn cho trẻ những đôi dép mềm, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa chân và nền đất. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cho trẻ ngâm chân tay với nước ấm pha gừng, muối trước giờ đi ngủ. 

Mát-xa tay chân cho bé

Việc mát-xa tay chân trẻ sẽ giúp làm “nóng” cơ thể, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc mát-xa còn giúp mạch máu được giãn nở, khí huyết lưu thông khiến máu đi đến các chi nhanh hơn, hạn chế tình trạng lạnh tay chân ở bé. 

Tắm nắng

Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân

Tắm nắng là một phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng lạnh tay chân

Tắm nắng là một trong những phương pháp bổ sung vitamin D hiệu quả cho bé, tránh tình trạng thiếu hụt canxi gây lạnh buốt tay chân. Thời gian tắm nắng cho trẻ phù hợp nhất là trong khoảng 6 giờ đến 9 giờ, đây là thời điểm ánh nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím còn yếu, tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đối với những ngày trời lạnh, cha mẹ nên chọn thời điểm ấm áp trong ngày để cho trẻ tắm nắng.

Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những vấn đề cha mẹ cần hết sức lưu tâm khi trẻ có bàn tay, bàn chân lạnh. Với những trẻ còn bú mẹ, phụ huynh nên cho bé uống đầy đủ nước và sữa trong ngày. 

Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, cha mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu khoáng chất sắt như thịt đỏ, các loại đậu, sò, trai,... vào trong bữa ăn của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên bổ sung thêm nước hoa quả, rau vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bé để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin. 

Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân

Thịt bò nấu với rau gì cho bé ăn dặm

Nhìn chung, vấn đề trẻ bị lạnh tay chân vào mùa hè không phải là tình trạng quá nguy hiểm và nó sẽ dần được cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, cha mẹ cần quan sát, theo dõi những triệu chứng đi kèm khi bé gặp phải tình trạng tay chân lạnh để có những biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời cho bé yêu nhà mình.

Chia sẻ

  • Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân
  • Tại sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân