Tại sao trong quy trình bảo quản hạt thóc giống cần làm khô

19/06/2021 1,329

Vì sao khi bảo quản hạt giống người ta thường sử dụng phương pháp bảo quản khô?

A. Hạt khô trong quá trình bảo quản các vi khuẩn sẽ khó xâm nhập

C. Hạt khô vẫn duy trì cường độ hô hấp tối thiểu để giữ hạt sống và vẫn giữ được khả năng nảy mầm

Đáp án chính xác

D. Hạt khô có cường độ hô hấp cao

Đáp án là CHạt khô vẫn duy trì cường độ hô hấp tối thiểu để giữ hạt sống và vẫn giữ được khả năng nảy mầm nên người ta thường sử dụng phương pháp bảo quản khô

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Biện pháp bảo quản nông phẩm nào sau đây là không phù hợp?

Xem đáp án » 19/06/2021 2,964

Vì sao muốn bảo quản thì cần phải phơi khô hạt ?

Xem đáp án » 19/06/2021 1,987

Quá trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì

Xem đáp án » 19/06/2021 818

Trong bảo quản nông sản người ta không sử dụng biện pháp nào để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu ?

Xem đáp án » 19/06/2021 772

(4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao

Xem đáp án » 19/06/2021 672

Các loại quả: cam, xoài, nho, lê... bảo quản bằng biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao?

Xem đáp án » 19/06/2021 479

Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản là

Xem đáp án » 19/06/2021 444

Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng

Xem đáp án » 19/06/2021 417

Trong phòng chứa nông sản (khoai, thóc, hạt đỗ), để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài, người ta thường

Xem đáp án » 19/06/2021 353

Cần làm gì trong quá trình bảo quản nông sản để sản phẩm luôn tươi và chất lượng bảo đảm?

Xem đáp án » 19/06/2021 346

Để bảo quản hạt giống người ta thường dùng biện pháp nào, tại sao?

Xem đáp án » 19/06/2021 304

Nhiệt độ để xảy ra hô hấp thuận lợi nhất trong khoảng

Xem đáp án » 19/06/2021 227

Số phương án đúng là:

Xem đáp án » 19/06/2021 202

Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp với hàm lượng nước của cơ thể

Xem đáp án » 19/06/2021 184

Số nhận định đúng là:

Xem đáp án » 19/06/2021 164

Tại sao trong quy trình bảo quản hạt thóc giống cần làm khô

Bà con cần làm sạch, phân loại thóc trước khi bảo quản

 - Thu hoạch

Lúa mới thu hoạch thường có độ ẩm cao từ 20 - 27%. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%. Tuỳ theo nhu cầu làm khô lúa để xay xát ngay hoặc để tồn trữ lâu dài hoặc để làm giống mà yêu cầu làm khô và công nghệ sấy khác nhau. Độ ẩm an toàn của thóc cho bảo quản phụ thuộc vào tình trạng thóc, khí hậu cũng như điều kiện bảo quản. Khi thóc có độ ẩm 13 - 14% có thể bảo quản được từ 2 - 3 tháng, nếu muốn bảo quản dài hơn 3 tháng thì độ ẩm của thóc tốt nhất từ 12 - 12,5%. Độ ẩm thóc, công nghệ sấy cũng ảnh hưởng tới hiệu suất thu hồi gạo và tỷ lệ gạo gãy trong quá trình xay xát, độ ẩm thích hợp cho quá trình xay xát từ 13 - 14%.

Làm sạch, phân loại

Sau khi đập, tuốt, cần loại bỏ tạp chất vô cơ (cát, sỏi, đá, kim loại…) cũng như các tạp chất hữu cơ (lá tươi, lá khô, rơm rạ, có khi là phân gia súc… lẫn vào khi tuốt). Bà con loại bỏ hạt xanh, hạt lép, hạt bị tróc vỏ, hạt vỡ trong quá trình vận chuyển, đập, tuốt… cũng như hạt sâu bệnh. Có thể sàng hoặc rây nhờ sức gió (quạt điện, gió trời…). Chỉ nên đưa và bảo quản những hạt thóc hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo.

Làm khô

Phương pháp phơi nhanh: Lúa được phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí lên tới 40 độ C, nhiệt độ trên sân xi măng, sân gạch có thể đạt tới 60 - 70 độ C, khi đó nhiệt độ hạt lúa có thể trên 50 độ C và nước bên trong hạt gạo không đủ thời gian khuyếch tán ra bên ngoài, làm cho hạt gạo bị nứt nẻ, khi xay xát tỷ lệ gạo bị gãy cao. Phơi theo cách này chỉ cần phơi lúa liên tục từ 8 - 9 giờ sáng cho đến 4 - 5 giờ chiều trong 2 - 3 ngày nắng tốt là lúa có thể xay xát được. Lúa được phơi thành luống mỗi luống cao khoảng 10 -15 cen-ti-mét, rộng 40 - 50 cen-ti-mét và cứ nửa giờ cào đảo một lần theo các hướng khác nhau.

Phương pháp phơi lâu: Cách này tốn thời gian và lao động hơn nhưng gạo ít bị tấm hơn. Lúa được trải thành luống như cách trên nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi lúa dưới nắng 2 giờ, ngày thứ hai 3 giờ, ngày thứ ba 4 giờ. Cứ 15 phút các luống lúa được cào đảo một lần theo các hướng khác nhau. Trong 3 ngày đầu, sau khi phơi ngoài nắng, nên để lúa ở nơi bóng mát càng thoáng gió càng tốt. Các ngày sau đó, lúa tiếp tục được phơi 5 - 6 giờ một ngày cho đến khi lúa có độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc tồn trữ. Nếu nắng tốt thì đến ngày thứ tư độ ẩm của lúa đạt tiêu chuẩn để xay xát và bảo quản.

Phương pháp nhân tạo (phương pháp sấy lúa với không khí nóng, sấy đối lưu, sấy bức xạ…): Phương pháp này có ưu điểm là lúa có thể được làm khô bất cứ lúc nào và không phụ thuộc và thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm của hạt có thể khống chế hợp lý trong thời gian giới hạn và khi xay xát, hiệu suất thu hồi gạo cao hơn so với sấy tự nhiên.

Bảo quản

Vỏ trấu có tác dụng hạn chế tác động ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm và phần nào ngăn cản sự xâm nhiễm của côn trùng, men, mốc… đây là một ưu thế của thóc trong bảo quản. Tuy vậy, quá trình bảo quản thóc cũng chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh. Sau khi được phơi khô, quạt sạch thì thóc được đem chế biến, sử dụng ngay hay đưa vào bảo quản. Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo thóc không bị ẩm ướt, không bị men mốc xâm hại và không xảy ra hiện tượng tụ bốc nóng, không bị côn trùng, chuột tấn công.

Thóc sau khi được phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại bỏ tạp chất và cần được bảo quản thích hợp trong các dụng cụ như: chum, vại, bồ, bịch, thùng phi, vựa, hòm, thùng gỗ, hòm tôn... để bảo quản tại gia đình với số lượng không lớn lắm. Với số lượng lớn thì yêu cầu phải được bảo quản trong các kho với không gian lớn nhỏ khác nhau tuỳ theo lượng thóc cần bảo quản và được xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật kho tàng dành cho bảo quản thóc.