Tăng thu ngân sách nhà nước là gì năm 2024

Câu hỏi của bạn không nêu rõ nguồn tăng thu năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 của địa phương là nguồn tăng thu tiền sử dụng đất hay nguồn tăng thu các lĩnh vực khác (trừ tăng thu tiền sử dụng đất). Do vậy:

1. Đối với nguồn tăng thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: sử dụng cho chi đầu tư phát triển thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương (theo hướng dẫn tại Thông tư số 122/2021/TT- BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2022; Công văn số 238/STC-QLNS ngày 20/01/2022 của Sở Tài chính về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2022).

2. Đối với nguồn tăng thu các lĩnh vực (không bao gồm tăng thu tiền sử dụng đất): Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 78/2022/TT- BTC ngày 26/12/2022 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2023; Công văn số 2180/BTC-NSNN ngày 09/3/2023 của Bộ Tài chính về sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương năm 2022; Công văn số 3661/STC-QLNS ngày 31/12/2022 của Sở Tài chính về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2023. Cụ thể:

- Thực hiện trích 70% tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các khoản tăng thu (không bao gồm tăng thu tiền sử dụng đất và các khoản thu được loại trừ khi tính tăng thu NSĐP dành để cải cách tiền lương).

- Sau khi đã trích 70% tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định nêu trên, UBND các cấp lập phương án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách cấp mình năm 2022 báo cáo Thường trực HĐND quyết định và báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất, phương án sử dụng theo đúng thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật NSNN. Cụ thể:

  1. Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi
  1. Bổ sung quỹ dự trữ tài chính
  1. Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội
  1. Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng

Trường hợp sau khi đã phân bổ cho các nội dung chi nêu tại điểm a,b,c nêu trên mà còn nguồn, đề nghị UBND các cấp tập trung dành nguồn chi cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông đảm bảo tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải theo đúng quy định tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2023 của Chính phủ.

Đối chiếu với các quy định nêu trên thì nội dung hỗ trợ cán bộ đi trao đổi học tập kinh nghiệm không thuộc nội dung sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương.

Do vậy, đề nghị các địa phương sử dụng nguồn tăng thu ngân sách cấp mình theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của cấp trên.

Đầu tiên, tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 có định nghĩa về ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Như vậy, có thể hiểu bội thu ngân sách Nhà nước là (tổng số) thu lớn hơn (tổng số) chi trong năm ngân sách. Bội thu ngân sách là biểu hiện tình trạng lành mạnh và ổn định của ngân sách nhà nước, tạo cơ sở để tăng cường dự trữ tài chính của quốc gia.

Tăng thu ngân sách nhà nước là gì năm 2024

Bội thu ngân sách Nhà nước là gì? Bội thu ngân sách Nhà nước có phải là nguồn chi trả nợ gốc các khoản vay không? (Hình từ Internet)

Bội thu ngân sách Nhà nước có phải là nguồn chi trả nợ gốc các khoản vay không?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về việc chi trả nợ gốc các khoản vay cụ thể như sau:

Chi trả nợ gốc các khoản vay
1. Nguồn chi trả nợ gốc các khoản vay, gồm:
a) Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm;
b) Bội thu ngân sách trung ương và bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh;
Bội thu ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách trung ương và tổng dự toán chi ngân sách trung ương trong một năm ngân sách. Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách;
c) Kết dư ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;
d) Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.
2. Các khoản nợ gốc đến hạn phải được chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết và hợp đồng đã ký.
3. Khoản chi trả nợ gốc phải được quản lý, hạch toán qua Kho bạc Nhà nước.

Như vậy, theo quy định trên thì bội thu ngân sách Nhà nước là một trong các nguồn chi trả nợ gốc các khoản vay theo quy định của pháp luật.

Theo đó, bội thu ngân sách Nhà nước được chia thành 02 nguồn chi trả là bội thu ngân sách trung ương và bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh.

Nguyên tắc hoạt động để đảm bảo cân đối nguồn bội thu ngân sách Nhà nước thì như thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước như sau:

Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.
2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển.

Do đó, nguyên tắc hoạt động để đảm bảo cân đối nguồn bội thu được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.