Lựa chọn bv p b trung bình ngành năm 2024

Chỉ số P/B (Price to Book ratio) là một trong những chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng bởi các nhà đầu tư chứng khoán trong quá trình đáng giá doanh nghiệp và lựa chọn một cổ phiếu hấp dẫn để đầu tư. Vậy chỉ số P/B là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B (Price to Book Value Ratio) là tỉ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó, thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng (ghi ở báo cáo tài chính) của doanh nghiệp.

P/B là một công cụ phổ biến được nhiều nhà đầu tư phân tích cơ bản sử dụng để định giá cổ phiếu.

Tỉ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Công thức cụ thể như sau:

P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu

Lựa chọn bv p b trung bình ngành năm 2024

Ví dụ: giả sử rằng công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 100 triệu đô-la, tổng nợ là 75 triệu $, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 25 triệu $. Nếu hiện tại công ty có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành, mỗi cổ phiếu sẽ đại diện cho 2.5$ giá trị ghi sổ của công ty.

Nếu mỗi cổ phiếu này có giá thị trường là 5$, như vậy tỉ lệ P/B là 2 (=5/2.5).

Lưu ý: Muốn biết liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không, nhà đầu tư cần so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh và so với mức P/B trung bình ngành.

Chỉ số P/B cho ta biết điều gì?

Chỉ số P/B được nhiều nhà đầu tư áp dụng để định giá một cổ phiếu. Chỉ số P/B cho biết: Giá cổ phiếu đang cao gấp bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. Cụ thể:

1. Chỉ số P/B ở mức cao

Điều này chỉ ra rằng thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể hiểu rằng công ty đang nắm lợi thế về tài sản vô hình hoặc giá trị sổ sách của công ty ở mức thấp.

Ngoài ra, P/B cao cũng có thể do doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều, đây là điều chưa chắc tốt cho doanh nghiệp nhưng có thể đem lại nguồn vốn lớn hơn vào sản xuất kinh doanh.

2. Chỉ số P/B ở mức thấp

Có thể nhà đầu tư đánh giá giá trị thị trường của doanh nghiệp thực tế thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ.

Ngoài ra, P/B thấp có thể do công ty sở hữu giá trị tài sản lớn hoặc có thể doanh nghiệp đang sử dụng ít nợ vay và chủ yếu dùng phần vồn chủ sở hữu để hình thành tài sản.

Hoặc, doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một chu kỳ kinh doanh), kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên. Trong trường hợp này, có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số PB

1. Ưu điểm của chỉ số P/B

  • Vì BV thường có giá trị dương, nên có thể sử dụng P/B để định giá ngay cả những công ty làm ăn thua lỗ
  • Vì BV thường ổn định hơn EPS, P/BV sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động hơn là chỉ số P/E, PEG, EV/EBIT, EV/EBITDA, P/S…
  • Chỉ sổ P/B rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư.

2. Nhược điểm của P/B:

  • Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình (tài sản con người) còn quan trọng hơn bất kì tài sản hữu hình nào. Vì công tác kế toán phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Ví dụ: Microsoft là công ty mà phần lớn tài sản của công ty này là tài sản trí tuệ, các bản quyền phần mềm chứ không phải là các tài sản hữu hình khác. Cổ phần của công ty này chẳng mấy khi được bán với giá thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng.
  • Sự khác biệt trong các mô hình và chiến lược kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành có thể dẫn đến sự khác biệt trong giá trị sổ sách, do vậy P/B sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành.
  • Không hiệu quả lắm ở những công ty tăng trưởng nhanh.
  • Có thể bị làm ảo do nguyên tắc kế toán, như tài sản ngầm, tài sản ảo nhiều.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chỉ số P/B. Hy vọng rằng qua bài biết này các bạn đã nắm được khái niệm cũng như cách thức sử dụng nó trong quá trình đánh giá doanh nghiệp và lựa chọn cổ phiếu. Chúc các bạn thành công!

Đối với nhà đầu tư, việc lựa chọn cổ phiếu tiềm năng phát triển cần phải biết cách đọc hiểu chỉ số trung bình ngành là gì. Cùng xem qua các chỉ số quan trọng trong bài viết bên dưới để đánh giá tình hình ngành nghề và doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Chỉ số trung bình ngành là gì?

Chỉ số trung bình ngành là chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá trung bình một ngành hay một lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số này so sánh hoạt động kinh doanh của các tổ chức, từ đó đưa ra nhận định khách quan, lựa chọn danh mục đầu tư phù hợp.

Lựa chọn bv p b trung bình ngành năm 2024

Dữ liệu để so sánh chỉ số trung bình ngành

Trong báo cáo tài chính, có rất nhiều chỉ số quan trọng. Khi phân tích, so sánh các doanh nghiệp với nhau, các chuyên gia thường dựa vào các chỉ số chính dưới đây:

  • Tổng nợ/tổng vốn của ngành
  • Tổng nợ/Tổng vốn của chủ sở hữu
  • Thanh toán và nợ
  • Vòng quay tài sản
  • Lợi nhuận trước thuế
  • Doanh thu thuần
  • ROA
  • ROE
  • Và các dữ liệu liên quan khác.

Áp dụng chỉ số trung bình ngành trong phân tích đầu tư

Chỉ số trung bình ngành thường được áp dụng trong phân tích cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cụ thể sẽ được phân thành hai nhóm sau:

  • Các chỉ số tài chính bao gồm: tỷ suất lợi nhuận, hệ số nợ, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA, khả năng thanh toán,... Nếu ROE và ROA cao hơn chỉ số ngành thì là cơ sở cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả,...
  • Các chỉ số định giá như: EV/EBITDA, P/E, P/B, … nếu cao hơn chỉ số trung bình ngành thì có thể doanh nghiệp đang tăng trưởng tốt.

Lựa chọn bv p b trung bình ngành năm 2024

Biết cách đọc hiểu, so sánh và phân tích các chỉ số trên giúp bạn hạn chế rủi ro đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, tối ưu lợi nhuận vào những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Ví dụ về các chỉ số của MWG và trung bình ngành bán lẻ

MWG

Trung bình ngành – Bán lẻ

P/E

13,1

15,6

P/B

3,4

5,6

ROE (%)

38,2

25,6

ROA (%)

11,5

7,4

Biên LNG (%)

17,3

16,7

Vốn vay / VCSH

1,06

1,09

Dựa vào các chỉ số trên, ta có thể phân tích như sau:

Các chỉ số tài chính ROE và ROA của MWG cao hơn so với trung bình ngành cho thấy MWG hoạt động hiệu quả. Hệ số vốn vay/ VCSH của MWG thấp hơn trung bình ngành là cơ sở đánh giá về khả năng quản lý dòng vốn tốt.

Tuy nhiên, chỉ số định giá P/E và P/B của MWG thấp hơn trung bình ngành. Do đó, bạn có thể phân tích sâu hơn về MWG để có cơ hội mua được cổ phiếu doanh nghiệp tốt đang được thị trường định giá thấp.

Những lưu ý khi phân tích chỉ số trung bình ngành

Để sử dụng chỉ số trung bình ngành hợp lý, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Đánh giá tổng quan các chỉ số, không nên chỉ tập trung vào chỉ số chính. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan tốt hơn về hoạt động của doanh nghiệp.
  • Việc phân tích và so sánh nên tập trung vào một ngành, một lĩnh vực kinh doanh.
  • Các chỉ số chỉ mang tính tham khảo vì có những ngành ít doanh nghiệp hoạt động, không bao quát toàn bộ ngành.
  • Việc phân chia thành nhiều lĩnh vực hoạt động cũng dễ gây bối rối cho nhà đầu tư. Ngoài ra, bản chất một doanh nghiệp cũng hoạt động đa ngành, nên việc phân tách các yếu tố tài chính để so sánh là không dễ dàng cho nhà đầu tư mới.

Lựa chọn bv p b trung bình ngành năm 2024

Nguồn tham khảo chỉ số trung bình ngành uy tín

Để có thông tin chỉ số trung bình ngành uy tín, bạn nên tham khảo ở các nguồn sau:

Công ty chứng khoán Thomson Reuters hoạt động chuyên nghiệp, uy tín. Đây là hãng truyền thông lớn trên thế giới, giúp bạn cập nhật nhanh nhất thị trường tài chính trên toàn thế giới, được phân loại thành các chỉ số ngành cụ thể. Tuy nhiên, độc giả cần trả một khoản phí nhất định để tiếp cận thông tin.

Investing.com là một trang thông tin đầu tư nước ngoài cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho người đọc. Trang này cũng đã cập nhật thông tin về thị trường Việt Nam.

Vietstock Finance là một công ty chuyên phân tích dữ liệu chứng khoán của các công ty không chỉ tại Việt Nam mà còn ở các khu vực lớn trên thế giới ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu,...

Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào các trang web: Anfin, Stockbiz, Cafef,... để tiếp cận thông tin miễn phí, uy tín chất lượng. Các trang này không chỉ đưa tin về thị trường chứng khoán mà còn ở những lĩnh vực khác như Ngân hàng, doanh nghiệp, bất động sản, hàng hóa phái sinh,...

Lời kết

Chỉ số trung bình ngành là tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng kinh doanh sản phẩm dịch vụ. Hiểu rõ cách tính chỉ số trung bình ngành giúp bạn đánh giá tiềm năng phát triển cổ phiếu của doanh nghiệp. Tải ngay ứng dụng tài chính Anfin để cập nhật tin tức về thị trường và ngành nghề nhanh nhất, hiệu quả nhất.