Táo nhục đồng lượng là gì

Hạt mè đen hay còn gọi là vừng đen, là loại hạt được người Việt dùng phổ biến. Trong loại hạt này có chứa nhiều vitamin, các khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ tốt cho sức khỏe. Vậy ăn mè đen nhiều có tốt không? Uống mè đen có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những công dụng của hạt mè đen.

Tham khảo các bài viết:

Táo nhục đồng lượng là gì

Mè đen là gì? Mè đen có công dụng gì?

Mè đen là gì?

Mè đen tiếng Anh là “black sesame”. Theo y học cổ truyền, hạt mè đen có tên thuốc là hắc chi ma. Loại hạt này có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng dưỡng huyết, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh.

Vừng đen là gì? Vừng đen chính là tên gọi khác của mè đen.

Táo nhục đồng lượng là gì

Mè đen là gì?

Mè đen có công dụng gì?

Tác dụng mè đen với da

Vừng đen đẹp da là công dụng mà hầu hết tất cả mọi người đều biết. Nước được pha chế từ vừng đen sẽ có tác dụng rất tốt cho làn da của các chị em phụ nữ. Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong mè đen cũng có tác dụng phá hủy liên kết của các gốc tự do làm giảm nhanh các triệu chứng lão hóa.

Vừng đen giảm cân 

Công dụng của mè đen trong làm đẹp không chỉ dừng lại ở cải thiện làn da. Uống mè đen giảm cân rất tốt. Nếu duy trì được thói quen uống 1 cốc nước mè đen mỗi ngày, bạn sẽ có thể duy trì được vóc dáng của cơ thể. Ngoài ra, lượng dưỡng chất và vitamin của loại hạt này cũng sẽ giúp làm giảm hàm lượng chất béo, cung cấp đủ calo cho cơ thể. 

Nhiều chị em vẫn thường thắc mắc ăn mè đen đen có mập không? Giờ đây đã có câu trả lời rồi đó! Ăn vừng đen không hề mập mà còn giảm cân được nữa nhé.

Nhờ những tác dụng tuyệt vời tới cho sức khỏe nên nếu tập được cho bản thân mình thói quen uống một cốc nước mè đen rang mỗi ngày, bạn sẽ thấy vóc dáng và làn da của mình được cải thiện rất nhiều.

Mè đen trị bệnh gì?

Vừng đen là thực phẩm có rất nhiều công dụng với sức khỏe. Vừng đen chữa bệnh gì hiệu quả? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu nhé.

Chữa tóc bạc sớm bằng vừng đen

Mè đen vị ngọt, không độc, có tác dụng ích gan, bổ thận, bổ ngũ tạng, nhuận tràng, ích khí lực, bền gân cốt. Nước sắc lá và rễ mè đen thường được dùng làm thuốc mọc tóc và giữ cho tóc đen lâu.

Cách 1

Mè đen rang chín, thêm một chút muối hoặc đường ăn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê. Có thể ăn chung với cơm hoặc chỉ ăn mè tùy sở thích. Nếu giã nhỏ có thể hòa vào nước để uống.

Cách 2

Mè đen rang chín, hà thủ ô đỏ sấy khô, mỗi thứ 1 lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ cho vào lọ, mỗi ngày dùng 1-2 thìa cà phê. Có thể hòa vào nước để uống, trộn với đường hay mật ong để ăn. Ngày ăn 3 lần, sau bữa ăn.

Cách 3

Mè đen + táo nhục đồng lượng như nhau, hấp chín, phơi ráo nước. Giã nhuyễn cả 2 thứ và nặn thành viên hoàn to như viên bi ve. Bỏ vào lọ, đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần khi đói, mỗi lần 1 viên.

Cách 4

Mè đen, đậu đen, bạch quả, hà thủ ô. Bột đậu đen: đậu đen 250g, vừng đen 100g, bạch quả 30 hạt, hà thủ ô 150g. Tất cả sao chín, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 30g. Hoặc dùng đậu đen khô, sao thơm, đựng trong lọ kín. Mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 6g, nhai kỹ, nuốt với nước muối nhạt.

Chữa viêm đại tràng bằng vừng đen

Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, ăn vừng đen mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm đại tràng như:

  • Bổ sung nhiều magie làm giãn nở mạch máu, tăng lượng máu lưu thông đến khu vực đại tràng bị bệnh nhằm cung cấp dưỡng chất sữa chữa tổn thương.
  • Cung cấp hàm lượng omega 3 và axit phytic dồi dào có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, ngăn ngừa ung thư ruột già.
  • Tăng cường chất xơ giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón, chướng hơi, khó tiêu – những triệu chứng thường gặp khi bị viêm đại tràng.
  • Ngoài ra, vừng đen còn chứa nhiều sắt, canxi và vitamin có tác dụng tích cực trong việc tăng sức đề kháng, kích thích tái tạo tế bào hồng cầu để bù đắp lại lượng máu đã mất do người bệnh đi ngoài ra máu.

Hỗ trợ điều trị chứng huyết áp và tim mạch

Mè đen có chứa Magie thần dược. Nhờ đó giúp giãn mạch máu, có tác dụng giảm huyết áp. Vì vậy loại hạt này rất thích hợp với những người bị bệnh cao huyết áp. Đồng thời còn giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Phòng chống ung thư

Hạt mè nhìn thì nhỏ bé nhưng nó lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao cùng các vitamin, khoáng chất. Đặc biệt trong mè đen có chứa axit phytic là một hợp chất chống các bệnh ung thư. Ví dụ như: ung thư bạch cầu, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy… Nhờ đó ăn mè đen giúp tăng cường khả năng miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa.

Chống viêm nhiễm

Mè đen có tác dụng hỗ trợ giảm tình trạng bệnh viêm xương, khớp, cơ bắp. Đồng thời hỗ trợ bảo vệ xương khớp chắc khỏe.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Magie và các khoáng chất trong mè đen có tác dụng ngăn chặn và kiểm soát bệnh tiểu đường. Đặc biệt dầu mè giúp điều hòa lượng insulin và glucose trong cơ thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động tốt

Trong hạt mè có chất xơ giúp cho đường tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng hơn. Giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Từ đó phòng tránh được các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Hạt mè đen có thể ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn Streptococcus. Đây là một trong những tác nhân chính gây ra sâu răng. Bạn có thể chà bột mè đen lên răng sẽ giúp diệt vi khuẩn làm sạch răng.

Mè đen còn tăng tiết sữa cho sản phụ

Tác dụng của vừng đen với sản phụ rất nhiều. Nhưng đặc biệt, với sản phụ sau sinh, nếu tăng cường ăn mè đen sẽ giúp lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Đồng thời cải thiện chất lượng sữa hơn nhiều.

Chữa chướng bụng đầy hơi

Nếu như bạn bị đầy bụng thì có thể dùng ngay món cháo mè đen cùng vỏ quýt khô bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ, bệnh đầy bụng sẽ không còn nữa.

Táo nhục đồng lượng là gì

Mè đen có công dụng gì?

Một số câu hỏi thường gặp

Ăn nhiều vừng đen có tốt không?

Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe thì việc sử dụng mè đen quá nhiều cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng. Ví dụ như viêm mũi, hen suyễn, chảy nước mũi do dị ứng với mè. Ngoài ra còn dễ gây tiêu chảy với những người bụng yếu; làm trọng lượng cơ thể không ổn định do trong mè đen có chứa hàm lượng calo và chất béo bão hòa khá lớn.

Bên cạnh đó trong mè đen có khoảng 5,36% axit phytic là chất không có giá trị dinh dưỡng. Nó sẽ làm giảm hấp thu một số chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm… Tác hại của mè đen sẽ rất lớn nếu bạn ăn quá nhiều.

Bà bầu ăn vừng đen có tốt không?

Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, bà bầu có thể sử dụng vừng đen 3 lần/ tuần để việc sinh nở dễ dàng hơn. Tác dụng của mè đen với bà bầu không chỉ dừng lại ở đó. Ăn vừng đen cũng giúp các bà bầu có thêm sữa. Đồng thời tăng cường chất lượng sữa bởi trong vừng đen có nhiều canxi, vitamin và các dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể.

Cách làm mè đen cho bà bầu

Lấy 30g mè đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ cho vào nước nấu nhừ thành cháo để ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng. Thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón cũng như không đủ sữa cho con bú.

Mè đen bao nhiêu 1kg?

Giá mè đen hiện nay trên thị trường là 100-200 nghìn đồng 1 kg. Nếu mua tận gốc và giá sỉ thì sẽ có giá rẻ, tầm 100-150 nghìn 1 kg.

Xay mè đen ở đâu?

Bạn có thể mua bột mè đen luôn mà không cần tìm chỗ xay. Còn nếu trót mua dạng hạt thì bạn có thể đem tới các địa điểm nhận rang mè hoặc những chỗ xay ngũ cốc.

Kỹ thuật trồng mè đen

Kỹ thuật trồng mè đen số lượng lớn cho những người muốn kinh doanh.

Vụ mùa

Vụ Đông Xuân

Gieo từ tháng 12-1 dương lịch, thu hoạch tháng 2–3 dương lịch. Vụ này cho năng suất cao nhất trong năm, thuận lợi cho thu hoạch và phơi hạt dễ dàng. Hạt có màu sáng đẹp, ít bị nấm mốc tấn công. Trồng vừng vụ Đông Xuân cây ít đổ ngã, ít sâu bệnh. Tuy nhiên trong vụ Đông Xuân cây vừng khó cạnh tranh được với cây ngô, lạc.

Vụ Hè Thu

Nên trồng cây vừng đen trên đất cao, thoát nước tốt, tránh úng khi gặp mưa nhiều. Gieo vào tháng 4-5 dương lịch thu hoạch vào tháng 6-7 dương lịch. Chủ yếu làm ở vụ Hè Thu, gieo trên đất màu hoặc đất lúa sau khi đã thu hoạch xong lúa vụ Đông Xuân. Vụ này hay gặp hạn khi gieo và gặp mưa to gây ngập úng cục bộ ở một số vùng vào thời kỳ thu hoạch. Vì vậy gieo càng sớm càng tốt. 

Cách trồng

Làm đất

Đất trồng vừng: Thích hợp trên các chân đất thịt nhẹ, đất cát pha và thoát nước tốt. 

Làm đất: Hạt vừng rất nhỏ nên phải làm đất thật kỹ, nếu không làm đất kỹ hạt vừng sẽ bị vùi khó nảy mầm. Đất cày sâu 15-20cm, bừa kĩ nhiều lượt. Làm đất thật nhỏ và sạch cỏ, sau đó tiến hành lên luống.

Lên luống: Lên luống cao 15-20cm, luống rộng 1,5-2,5m, rãnh rộng 30-35cm để thoát nước tốt, mặt luống có hình lưng rùa. Những vùng đất cát pha, tơi xốp, thoát nước tốt thì gieo vừng xong mới vét rãnh thoát nước, tạo thành từng luống rộng từ 2,5-3m.

Kỹ thuật gieo

Gieo thưa, lượng hạt giống 3kg/ha

Trước khi gieo xử lý hạt giống bằng Polyram (3-5g/1kg hạt) hoặc Trico ĐHCT (5g/1kg hạt). Sạ lan cần trộn hạt giống với đất bột sạ cho đều, hoặc sạ hàng bằng công cụ sạ vừng theo hàng.

Bón phân

Lượng bón cho 1 ha: 90N:40P2O5:60K2O + 200-300kg hữu cơ vi sinh + 200-300 kg vôi.

Cách 1: lót phân hữu cơ + vôi + 150 kg NPK 20:20:15 + 25 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 50 kg NPK 20:20:15 + 100kg Ure + 25 kg Kaliclorua/ha.

Cách 2: lót phân hữu cơ + vôi + 150 kg Supe lân + 50kg NPK 20:20:15 + 75 kg Urê + 35 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 90kg NPK 20:20:15 + 60 kg Urê + 30 kg Kaliclorua/ha.

Cách 3: lót phân hữu cơ + vôi + 50kg DAP + 100kg Urê + 50kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày):  40kg DAP + 60kg Urê + 50kg Kaliclorua/ha.

Quản lý nước

Nguyên tắc là đất phải đủ ẩm, không đọng nước sau mưa, sau tưới. Có hệ thống thoát úng tốt, tranh thủ xuống giống khi đất còn ẩm. 

Các giai đoạn cần nước của cây ta cần biết: 

  • Nảy mầm (sau gieo)
  • Bắt đầu ra hoa (20-25 ngày)
  • Đậu trái (30-35 ngày)
  • Trái chắc (40-50 ngày) 
  • Thời kỳ chín (60-65 ngày).

Tỉa thưa và dặm

Tỉa thưa: Đây là kỹ thuật bắt buộc, giúp cây phát triển đồng đều, khỏe, phân cành mạnh. Tỉa sớm khi cây 12-14 ngày tuổi. Khoảng cách sau tỉa 25-30 cm. Nên sử dụng công cụ sạ hàng để giảm bớt công tỉa. 

Dặm mè: sau gieo từ 5-7 ngày, nếu diện tích mè chết 25%  nên sạ lại.

Thu hoạch

Khi cây mè đen có 3/4 số lá ngả vàng, quả đã cứng, chuyển màu từ vàng xanh sang vàng thẫm hoặc vàng nâu là thu hoạch được. Dùng liềm cắt cách gốc 10cm, đem về ủ 1-2 hôm cho rụng hết lá rồi tãi ra sân phơi có lót màng nilon hoặc nong nia trong 4-5 giờ, sau đó đập, sàng sẩy lấy hạt. Hạt vừng được phơi lại 1-2 nắng nữa cho khô (độ thuỷ phần khoảng 13%) thì đem tiêu thụ hoặc đưa vào kho bảo quản.

Cách rang mè đen

Có rất nhiều kĩ thuật rang vừng đen. Tuy nhiên trong phần này, Đức Phát sẽ chỉ nhắc đến kỹ thuật rang nhanh. Đây là kỹ thuật rang phổ biến và thường được áp dụng nhiều.

Rang trên bếp

Nếu không thấy bụi bẩn hoặc hạt sạn nhỏ lẫn trong hạt vừng, bạn có thể cho vừng trực tiếp vào chảo. Rang hạt vừng với lửa vừa nhỏ, thỉnh thoảng đảo đều. Thực hiện trong khoảng từ hai đến ba phút hoặc đến khi hạt vừng có màu nâu, bóng và đôi khi nghe tiếng nổ lách tách hoặc một vài hạt nảy lên.

  • Đừng thêm dầu vào chảo.
  • Để hạt vừng có vị bùi hơn, bạn nên thử phương pháp rang kỹ trong khoảng thời gian dài hơn.

Nướng hạt vừng

Một cách khác nữa là làm nóng lò nướng đến 175ºC và san phẳng hạt vừng trên khay nướng không bôi dầu. Nướng đến khi hạt vừng có màu nâu nhạt, lắc nhẹ khay nướng sau mỗi vài phút để nhiệt độ tỏa đều hơn. Cách này thường mất khoảng 8 đến 15 phút, tùy thuộc vào độ dày của lớp hạt vừng.

  • Dùng khay nướng thành cao để tránh bị đổ.
  • Hạt vừng có thể cháy khét rất nhanh nếu nhiệt độ quá cao. Bạn nên ở trong bếp và đừng quên kiểm tra hạt vừng thường xuyên.

Làm nguội hạt vừng

Khi hạt vừng đã nướng xong bằng một trong hai cách trên, bạn hãy cho hạt vừng vào một chiếc khay nướng lạnh và chờ hạt vừng nguội xuống nhiệt độ phòng. Hạt vừng để trên bề mặt kim loại sẽ nguội nhanh hơn so với khi dùng bề mặt nhựa hoặc thủy tinh.

Vừng đen là một loại hạt có nhiều công dụng. Tuy nhiên hãy chú ý sử dụng và bảo quản đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé