Thạc sĩ thư viện đại học văn hóa tp.hcm năm 2024

VHO - Ngày 9.3, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM đã tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ cho học viên các chuyên ngành Quản lý văn hóa, Văn hóa học và Khoa học Thư viện. Buổi lễ được tổ chức trang trọng, gọn nhẹ, hạn chế số người tham dự nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19.

PGS.TS Nguyễn Thế Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM trao bằng tốt nghiệp cho các tân thạc sĩ ngành Quản lý văn hóa

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Trưởng phòng Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, tính đến hết tháng 2.2022, Nhà trường đã có 407/534 học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp và nhận bằng thạc sĩ, chiếm tỷ lệ trên 76%. Trong đó, số học viên đạt loại Giỏi là 82, loại Khá 321 và loại Trung bình khá là 4 học viên. Với số học viên chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập, học quá thời hạn cho phép, Nhà trường đã quyết định xóa tên khỏi danh sách 87 học viên (chiếm tỷ lệ 23,8%) trên tổng số thí sinh trúng tuyển các kỳ thi cao học từ khi Nhà trường bắt đầu tuyển sinh đến nay.

Trong số 42 học viên được nhận bằng thạc sĩ đợt tháng 3.2022 này, người lớn tuổi nhất là thạc sĩ Đào Thị Mỹ Dung (48 tuổi), hai thạc sĩ nhỏ tuổi nhất là Nguyễn Thị Thùy Yến và Hoàng Khánh Ly (28 tuổi), đều thuộc lớp Quản lý văn hóa 7; có 12 học viên được khen thưởng đạt loại Giỏi toàn khóa học. Đây là đợt trao bằng lần thứ 7 dành cho các học viên ngành Quản lý văn hóa từ khóa 7 đến khóa 8, ngành Văn hóa học khóa 4 đến khóa 5 và ngành Khoa học Thư viện khóa 1 đến khóa 2.

Thay mặt Ban Giám hiệu, PGS.TS Nguyễn Thế Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM chúc mừng các tân thạc sĩ đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ khóa học.

Các tân thạc sĩ ngành Khoa học thư viện khóa 1 và 2

“Đến nay nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường đối với 42 học viên thuộc 3 chuyên ngành đào tạo đến dự buổi lễ hôm nay đã kết thúc. Trong quá trình đào tạo, không tránh khỏi những khiếm khuyết từ công tác tổ chức đến dạy học mà Nhà trường chưa khắc phục hoặc chưa nhận thấy, do đó rất mong các anh chị góp ý để Nhà trường nhận thức và điều chỉnh hành vi, trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ tổ chức đào tạo đối với các khóa học sau tốt hơn”, Hiệu trưởng Nguyễn Thế Dũng chia sẻ và bày tỏ mong muốn các tân thạc sĩ sẽ phát huy hết khả năng, biến những giá trị tri thức đã tích lũy được trong quá trình học tập để góp phần phục vụ đơn vị, đóng góp ngày càng nhiều cho ngành Văn hóa, Thư viện tại phía Nam cũng như trong cả nước.

Tân thạc sĩ Đinh Quang Minh phát biểu cảm tưởng tại lễ trao bằng

Đại diện các tân thạc sĩ thuộc ba chuyên ngành cũng đã phát biểu cảm tưởng và bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Nhà trường, đến thầy cô giảng viên trong thời gian qua đã hỗ trợ, đồng hành cùng các học viên trong suốt quá trình đào tạo.

Được biết, từ năm học 2011 trở về trước, việc đào tạo cao học Quản lý Văn hóa, Văn hóa học và Khoa học Thư viện do Trường ĐH Văn hóa Hà Nội đảm nhiệm. Việc đào tạo chỉ tập trung ở Hà Nội sẽ rất khó khăn cho các học viên phía Nam về kinh phí, thời gian và điều kiện đi lại,… dẫn đến nguồn nhân lực ngành Quản lý văn hóa, Văn hóa học và Khoa học Thư viện có trình độ cao ở phía Nam vẫn còn rất thiếu và yếu. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nói trên là nhiệm vụ của hệ thống trường văn hóa - nghệ thuật thuộc Bộ VHTTDL, đặc biệt là khu vực phía Nam. Từ năm 2011, Trường được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học ngành Quản lý văn hóa; năm 2013, Trường được đào tạo cao học Văn hóa học và đến năm 2016, tiếp tục được Bộ cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Thư viện. Đến thời điểm này, Nhà trường đã tuyển sinh được 11 khóa học ngành Quản lý văn hóa; 6 khóa ngành Văn hóa học và 5 khóa ngành Khoa học Thư viện với tổng số 612 học viên. Số học viên đến cuối khóa của các lớp đào tạo nói thuộc 3 ngành nói trên là 534 học viên...

Được biết, vào cuối tháng 2.2022, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM đã được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ đối với ngành đầu tiên là ngành Quản lý văn hóa, Nhà trường sẽ thực hiện tuyển sinh và đào tạo từ năm 2022.

+ Tuyển thẳng: người tốt nghiệp trình độ đại học trong hệ thống Đại học Quốc gia có ngành đúng với ngành đăng ký tuyển thẳng và và có năng lực ngoại ngữ được quy định, gồm:

- Người tốt nghiệp đại học chính quy chương trình kỹ sư với chương trình đào tạo từ 150 tín chỉ trở lên;

- Người tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10);

- Người tốt nghiệp đại học chính quy là thủ khoa của ngành;

- Người tốt nghiệp đại học đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi Olympic sinh viên trong nước và ngoài nước.

+ Xét tuyển: người tốt nghiệp trình độ đại học ngành đúng, ngành gần với ngành đăng ký xét tuyển. (Đối với ngành gần cần hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức trước khi xét tuyển):

- Người tốt nghiệp đại học các chương trình đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế như AUN-QA, FIBAA.

- Người tốt nghiệp đại học chính quy từ các cơ sở đào tạo đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế như AUN-QA có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

- Người tốt nghiệp chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng của Đại học Quốc gia;

- Người tốt nghiệp chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số trường đại học của Việt Nam, có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

- Người tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành đăng ký xét tuyển, loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

- Sinh viên các ngành đào tạo liên thông từ trình độ đại học lên trình độ thạc sĩ của ĐHQG-HCM;

- Người tốt nghiệp đại học có chứng chỉ quốc tế GRE (The Graduate Record Examination) hoặc đạt kỳ thi đánh giá năng lực sau đại học của Đại học Quốc gia còn trong thời gian hiệu lực;

- Người nước ngoài.

(*) Thời gian tuyển thẳng và xét tuyển tối đa là 24 tháng tính từ ngày ký văn bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển. Người đăng ký xét tuyển phải tham gia phỏng vấn trước tiểu ban chuyên môn.

+ Điều kiện thi tuyển: các đối tượng không thuộc diện tuyển thẳng và xét tuyển tại Mục 1.

  • Thi tuyển với các môn sau:
  • Môn cơ bản: Văn hoá học đại cương
  • Môn cơ sở: Cơ sở Văn hóa Việt Nam
  • Môn ngoại ngữ: Một trong bốn thứ tiếng Nga, Đức, Anh, Trung Quốc.

(*) Khi nộp hồ sơ dự tuyển, người có văn bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Thông tin về đăng ký văn bằng do nước ngoài cấp xem tại đường link: https://cnvb.wordpress.com/

Hồ sơ dự tuyển

  • Đơn xin dự thi
  • Lý lịch khoa học (có dán hình đóng dấu giáp lai, xác nhận của cơ quan công tác hoặc địa phương cư trú)
  • Giấy giới thiệu cơ quan (đối với những người làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…)
  • 02 bản sao bằng tốt nghiệp Đại học (công chứng)
  • Bảng điểm bổ túc kiến thức (đối với thí sinh tốt nghiệp Đại học ngành gần, ngành khác)
  • Giấy chứng nhận đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, nạn nhân chất độc da cam (có xác nhận của UBND Tỉnh, Thành Phố)
  • Phiếu khám sức khỏe (của bệnh viện Đa Khoa có thời hạn không quá 06 tháng)
  • 02 phong bì (có dán tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để Trường gửi giấy báo nhập học)
  • 02 ảnh (dán lên mẫu trong hồ sơ, ghi đầy đủ thông tin theo mẫu)

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình nghiên cứu phương thức 2: gồm Triết học; môn phương pháp nghiên cứu khoa học; các môn học của chương trình đào tạo; khối lượng nghiên cứu khoa học (các đề án, chuyên đề nghiên cứu khác) tối thiểu 12 tín chỉ và luận văn tối thiểu là 15 tín chỉ.

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 64 tín chỉ (tối thiểu 60 tín chỉ). Bao gồm:

- Phần kiến thức chung: 04 tín chỉ.

Triết học;

+ Lịch sử văn hóa Việt Nam (dành cho học viên là người nước ngoài)

Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành: 38 tín chỉ

+ Các học phần bắt buộc: 20 tín chỉ

+ Các học phần lựa chọn: 18 tín chỉ (chiếm tối thiểu 30% khối lượng CTĐT)

Khối lượng nghiên cứu khoa học: ..... tín chỉ

- Luận văn: 18 tín chỉ

Chương trình ứng dụng phương thức 1: gồm Triết học; môn phương pháp nghiên cứu khoa học; các môn học của chương trình đào tạo và luận văn tối thiểu là 12 tín chỉ.