Thai nhi tuần thứ 14 phát triển như thế nào năm 2024

Qua mỗi ngày, thai lại phát triển dần lên. Ngóng đợi sự tăng trưởng và hoàn thiện dáng hình của con là tâm lý chung của bất cứ mẹ bầu nào. Vậy để Con Cưng bật mí cho mẹ 6 điểm nhấn của thai nhi tuần 14 nhé! Nhất định mẹ sẽ bất ngờ và vui lắm.

Hầu hết mẹ mang thai 14 tuần nào cũng thấy nặng nề hơn, đồng thời kích thước vòng bụng của mẹ cũng bắt đầu lớn hơn rõ rệt. Vì thời gian này, sự phát triển của thai nhi đang tăng trưởng rất nhanh. 6 điểm nhấn sau phần nào sẽ tiết lộ cho mẹ biết chân dung bé cưng của mẹ như thế nào.

Hình dáng và cân nặng của thai nhi tuần 14

Thai nhi tuần 14 có trọng lượng trung bình khoảng 43g. Chiều dài của cơ thể khoảng 8,7 cm. Mẹ có thể hình dung bé yêu của mình có kích thước như một quả chanh dây. Toàn thân thai nhi lúc này có một lớp lông tơ mềm, cổ dài hơn, có thể giữ đầu thẳng hơn và chi dưới đang phát triển nhanh chóng.

Thai nhi tuần thứ 14 phát triển như thế nào năm 2024

Hình dáng siêu âm thai nhi tuần 14

Mặc dù sự hình thành giới tính thai nhi xảy ra ở thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau, nhưng bố mẹ chỉ có thể biết được giới tính thai nhi từ tuần thai thứ 14 này. Bởi đây là giai đoạn mà cơ quan sinh dục của thai được tập trung hình thành.

Tuy nhiên tỉ lệ xác định giới tính thai nhi ở tuần 14 vẫn chỉ khoảng 80%. Kết quả này sẽ càng khó chính xác khi thai nằm co chân hoặc xoay người lại khiến khó nhìn thấy rõ được bộ phận sinh dục của bé. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ sản khoa, bố mẹ sẽ biết được chính xác giới tính thai nhi vào tuần thai 17 - 20. Vì bộ phận sinh dục của bé trong giai đoạn này đã phát triển gần như hoàn thiện.

Con đã biết mút tay

Bàn tay của con lúc này đã có thể tự nắm được dây rốn. Lúc đi siêu âm định kỳ, bố mẹ còn có thể nhìn thấy bé đang mút ngón cái của tay nữa đấy nhé.

Thai nhi tuần thứ 14 phát triển như thế nào năm 2024

Thai nhi tuần 14 đã biết mút tay

Tim có khả năng bơm máu

Bước sang tuần thứ 14, tim của thai nhi đã có thể thực hiện chức năng của nó. Mỗi ngày, tim thai có thể bơm đến 25lit máu để nuôi cơ thể, số lượng này sẽ tăng dần theo từng giai đoạn.

Biết phản ứng với những động tác của mẹ

Thai nhi tuần 14 có thể nghe và cảm nhận được những động tác của mẹ. Ở thời điểm này, thính giác và khướu giác của bé đang dần hoàn thiện. Do đó, bố mẹ nên dành thời gian để nghe nhạc và tâm sự với con ngay từ khi trong bụng mẹ nhé. Đây cũng là các hoạt động thường có trong chế độ thai giáo hiệu quả cho con mà mẹ nên biết.

Hệ xương phát triển nhanh giúp con có hình dáng giống hệt trẻ sơ sinh

Thai nhi tuần 14 được xem là đã bước sang một giai đoạn mới. Ở giai đoạn này, thai nhi đang bắt đầu cho quá trình tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Cân nặng, kích thước sẽ thay đổi đáng kể so với 3 tháng đầu, thêm vào đó là các bộ phận của cơ thể dần được hoàn thiện.

Đặc biệt, hệ thống các xương sụn của bé đang dần chuyển sang thành xương cứng. Đặc biệt hơn nữa, thời điểm này mẹ bầu đã thoát khỏi trạng thái mệt mỏi do ốm nghén kéo dài. Do vậy, mẹ hãy bắt đầu lên kế hoạch ăn uống “hoành tráng” nhé! Một chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu vừa dồi dào dưỡng chất, vừa hấp dẫn và ngon miệng.

Thai nhi tuần thứ 14 phát triển như thế nào năm 2024

Thai nhi tuần 14 có hình dáng giống với trẻ sơ sinh.

Nhưng trong thực đơn hằng ngày của mình, mẹ tuyệt đối không bao giờ bỏ lỡ 01 ly sữa bầu nào nhé. Vì đây là nguồn cùng đủ và đúng nhất các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ có thể chọn dùng dòng sữa sữa bầu Similac Mom 900g hương Vani. Đây là một trong các sản phẩm sữa bầu bán rất chạy tại chuỗi hệ thống siêu thị Con Cưng. Mẹ có thể tham khảo thông tin chi tiết của sữa bầu Similac Mom 900g hương Vani cùng các dòng sữa bầu khác qua App Con Cưng, hoặc tại website www.concung.com.

Bước sang tuần 15, con sẽ có thêm những phát triển nào? Mẹ cần chú ý những gì trong giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ 2 này? Hẳn mẹ đang có rất nhiều thắc mắc về sự phát triển của thai nhi. Vậy mẹ nhớ dùng App Con Cưng hoặc truy cập website www.concung.com thường xuyên hơn để nắm bắt các nội dung hữu ích cho mẹ nhé.

Thai 14 tuần đã có sự phát triển rõ ràng hơn so với giai đoạn trước. Làm sao phát hiện dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh? Bà bầu có những sự thay đổi như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời ngay nhé.

Làm sao phát hiện dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh?

Thai nhi 14 tuần tức là bà bầu đã bước sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ đó là tam cá nguyệt thứ 2, lúc này thai nhi đã có sự hình thành và phát triển rõ ràng. Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như cân nặng, sự phát triển của bé và thai nhi đã biết gò chưa…

Thai 14 tuần nặng bao nhiêu? Thông thường, tại tuần 14, thai nhi có chiều dài trung bình khoảng 8,7cm và có cân nặng khoảng 93g. Lúc này, cổ của thai nhi đã được định hình, và sẽ không còn bị dính với bả vai. Đồng thời, chân và tay của bé cũng dài ra để tạo sự cân đối với cơ thể. Bên cạnh đó, tại thời điểm thai 14 tuần, bắt đầu xuất hiện nhiều lớp lông tơ trên mặt và cơ thể giúp giữ ấm cho bé. Trước khi thai nhi ra đời, lớp mỡ được hình thành dưới dạng da thì lớp lông tơ này sẽ rụng đi.

Mẹ có thắc mắc thai nhi 14 tuần phát triển như thế nào? Tại thời điểm này, khi siêu âm, bà bầu có thể thấy rõ được các bộ phận trên cơ thể như trán, mũi, cằm của bé. Thậm chí bé còn có khả năng đưa tay lên miệng như như động tác bú mẹ, đồng thời mí mắt của bé có thể chuyển động qua hai bên. Dù cho mắt bé chưa thể mở nhưng bé có thể cảm nhận và phản xạ khi ánh sáng chiếu vào từ ngoài bụng mẹ.

Không chỉ vậy, chức năng của các cơ quan trong cơ thể của thai nhi đã có sự phát triển nhanh chóng, dần hoàn thành và đi vào vận hành bên trong cơ thể. Lá lách cũng như gan đã biết cách tạo ra hồng cầu, thận đã có thể lọc được nước tiểu cũng như thải ra nước ối. Do vậy, thành bụng thai nhi dần dần dày lên để giúp bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể.

Hơn thế nữa, khi thai 14 tuần, các chi cũng trở nên linh hoạt và có khả năng cử động với những cú đạp chân qua lại như nấc, dang chân tay, ưỡn mình, nhưng bà bầu vẫn khó có thể cảm nhận bởi vì lúc này thành tử cung lẫn nước ối còn dày.

Ở thai 14 tuần tuổi cũng đã bắt đầu được hình thành xương tai trong. Do vậy, bé đã có thể cảm nhận được âm thanh từ bên ngoài phát ra. Lúc này, mẹ bầu có thể kể chuyện, đọc sách, cho bé nghe nhạc, trò chuyện với bé… Làm như vậy có thể giúp bé làm quen với giọng mẹ, với ngôn ngữ, giúp kích thích khả năng nghe hiểu của bé để chức năng thính giác dần hoàn thiện.

Thai nhi tuần thứ 14 phát triển như thế nào năm 2024
Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh thể hiện qua sự phát triển của thai

Thai 14 tuần bà bầu có những sự thay đổi như thế nào?

Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh cũng là lúc bà bầu có những sự thay đổi cả về mặt thể chất cũng như mặt cảm xúc. Cụ thể:

Về mặt thể chất

Bà bầu có những sự thay đổi sau:

  • Biểu hiện nghén: Cơ thể của bà bầu đã gần như thích ứng được với sự hiện diện của thai nhi trong buồng tử cung, thế nên biểu hiện ốm nghén hầu như sẽ giảm hẳn hoặc có thể sẽ biến mất, không còn khó chịu như ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.
  • Cân nặng: Đến thời điểm này, bà bầu sẽ tăng cân, bắt đầu xuất hiện tình trạng thèm ăn và ăn nhiều hơn so với 3 tháng đầu bởi sự phát triển nhanh chóng của thai nhi khiến cho mẹ bầu tiêu hao nhiều năng lượng hơn bình thường. Vì thế, bà bầu cần phải cung cấp cho cơ thể mình nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển.
  • Vùng kín: Thai ở 14 tuần tuổi, bà bầu thi thoảng sẽ cảm thấy vùng kín trở nên ẩm ướt và tiết ra nhiều chất dịch có màu trắng đục. Loại chất dịch này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy hoặc phát ra mùi hôi.
  • Nguy cơ đường tiết niệu: Một điều cần phải lưu ý rằng thai nhi ở thời điểm này đã lớn hơn nhiều, vì thế nó sẽ xuất hiện tình trạng sự chen lấn sang các cơ quan gần đó, nhất là bàng quang. Điều này khiến bà bầu dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu. Để tình trạng này không xảy ra, bà bầu nên uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày đối với vùng kín.
  • Bầu ngực: Lúc này, ngực của bà bầu càng ngày càng to dần, quầng vú lớn và sậm màu hơn.
  • Hai bên bụng đau nhói: Để chuẩn bị cho trọng lượng của bé tăng lên và tử cung giãn ra, vì thế nó sẽ làm căng ra các tổ chức cơ cũng như dây chằng ở bụng. Khi đó, hai bên bụng của bà bầu thỉnh thoảng cũng sẽ bị đau nhói lên. Để làm giảm tình trạng này, khi nằm hoặc khi ngồi, các bà bầu nên gác chân lên cao để có tư thế nằm và ngồi thoải mái nhất.
    Thai nhi tuần thứ 14 phát triển như thế nào năm 2024
    Khi mang thai 14 tuần, cân nặng bà bầu đã có sự thay đổi

Về mặt cảm xúc

Theo nghiên cứu thống kê, tình trạng trầm cảm ở phụ nữ mang thai trước thời gian sinh em bé có khoảng 14 - 25%. Xuất hiện tình trạng này là do cảm xúc tiêu cực chi phối, mà chủ yếu bắt nguồn từ việc lo nghĩ về sự thay đổi hình dáng của bản thân, khó tập trung trong công việc, lo nghĩ về các vấn đề sau sinh…

Để ngăn ngừa tình trạng này, bà bầu nên đăng ký tham gia khóa học tiền sản hoặc trao đổi và nghe tư vấn của bác sĩ để trang bị cho bản thân những hiểu biết và kiến thức cần thiết cũng như một tâm lý vững chắc, đảm bảo sức khỏe trước kỳ sinh nở.

Một số phương pháp chăm sóc thai 14 tuần dành cho bà bầu

Khi thai nhi có sự phát triển về cân nặng và các cơ quan bên trong cơ thể đó là dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh. Thai 14 tuần được coi là giai đoạn khá dễ chịu, thoải mái, nhưng bà bầu phải có phương pháp chăm sóc giúp thai nhi và mẹ đều được khoẻ mạnh, để chuẩn bị cho giai đoạn gian nan hơn đó là 3 tháng cuối của thai kỳ. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc thai 14 tuần dành cho bà bầu như sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Đây có thể coi là điều quan trọng hàng đầu trong thời kỳ mang thai. Lúc này, thai 14 tuần đang trong giai đoạn tăng cường tái tạo tế bào máu cũng như hoàn thiện các cơ quan bên trong cơ thể bé. Vì thế, bà bầu nên ăn nhiều loại thực phẩm chứa chất sắt, chất đạm, hàm lượng cholesterol không béo và bổ sung vitamin A, vitamin C, vitamin D…

Thai nhi tuần thứ 14 phát triển như thế nào năm 2024
Bà bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng nhiều sắt, chất xơ, vitamin

Vận động nhẹ nhàng

Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và không gây ảnh hưởng tới thai nhi, bà bầu hàng ngày nên đi bộ, tập yoga cho bà bầu… Làm như vậy, có thể giúp bà bầu kích thích sự dẻo dai và sức chịu đựng cơ thể. Đây là một trong những cách chuẩn bị cho quá trình lâm bồn.

Phương pháp thai giáo

Khi thai 14 tuần, các giác quan của thai nhi bắt đầu phát triển, các mẹ nên thực hiện thai giáo bằng cách đọc sách, nghe nhạc, kể chuyện để kích thích, đánh thức các giác quan của bé, nuôi dưỡng tâm hồn bé, đồng thời cũng là kích thích sự phát triển về mặt não bộ của thai nhi.

Như vậy, khi thai nhi đã có sự phát triển về cân nặng, các cơ quan bên trong cơ thể, các cử động linh hoạt… là dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh. Hy vọng qua bài viết này, bà bầu đã nhận ra được sự thay đổi của bản thân và có thêm những thông tin về các phương pháp chăm sóc khi thai 14 tuần.

Làm sao để biết thai 14 tuần khỏe mạnh?

Nhận biết dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh qua khám thai Nhịp tim thai: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị siêu âm để nghe nhịp tim của thai nhi. Trái tim thai nhi thường đập mạnh, ổn định ở khoảng 120 - 160 nhịp/phút. Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy hệ tuần hoàn của thai nhi đang hoàn thiện và hoạt động tốt.

Thai nhi 15 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Vào thời điểm tuần thứ 15 này, con yêu của mẹ sẽ có kích thước khoảng bằng một quả táo, nặng khoảng từ 75g đến 100g. Chiều dài của con sẽ khoảng từ 10cm đến 11.5cm tính từ đầu đến chóp mông. Trong vài tuần tới, bé sẽ phát triển vô cùng nhanh về cả chiều dài và cân nặng.

Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Siêu âm ở tuần thứ 16 cho thấy nhiều bé đã biết cho tay vào miệng ngậm và rất thích thú với hành động này. Một số bé sinh ra với những vết phồng da trên các ngón tay. Cơ thể bé tăng trưởng rất đáng kể. Bộ xương dần chuyển từ sụn dẻo thành xương cứng, điều này có nghĩa là con bạn đang phát triển tốt.

Thai nhi 13 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Khi thai nhi được 13 tuần tuổi, bé yêu của bạn đã đạt cân nặng khoảng 21.3 gram và có kích thước chiều dài cơ thể được đo từ đầu đến mông là khoảng 7.72 cm. So với tuần thai thứ 12, cân nặng của em bé đã tăng lên gần gấp đôi và bé cũng dài lên đáng kể. Lúc này, bé đang có kích thước tương đương với quả đậu Hà Lan.