Thành phố cần thơ nằm ở sông nào năm 2024

Mặc dù được khám phá muộn, nhưng văn hóa Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Đây là thành phố sầm uấ t và phát triển nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò là t rung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của cả vùng

Cần Thơ hiện là đô thị loại I, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia. Ngoài vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên ban tặng, Cần Thơ còn là nơi được mọi người biết đến bởi sự đa dạng phong phú về các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Một trong những làng nghề đó là Làng nghề chằm nón lá.

Vùng đất sông nước giàu văn hóa lịch sử

Cần Thơ có thời còn được gọi là Tây Đô, nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Trước đây biển còn phủ hết Đồng Bằng Sông Cửu Long, mãi đến cách đây 2500, nước mới rút hết và hình thành vùng châu thổ như ngày nay. Cần Thơ được khai mở và có mặt trên bản đồ Việt Nam từ năm 1739 với tên gọi Trấn Giang.

Đến với Cần Thơ lênh đênh trên xuồng khám phá hệ thống kênh rạch và chiêm ngưỡng cảnh đẹp nên thơ, bình dị được ví như vẻ đẹp thướt tha, đằm thắm của cô gái Tây Đô. Nơi đây không những mang nét trù phú của những làng xóm nép mình dưới rặng dừa mà còn mang dáng dấp xa hoa, lộng lẫy của đô hội sầm uất, chẳng thế mà ở đây lại nổi danh với câu ca: “Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”. Xuất xứ từ tên “cầm thi giang” (sông thơ, đàn), Cần Thơ là vùng mang đậm dấu ấn văn hoá sông nước. Con sông gắn liền với mọi hoạt động kinh tế, văn hoá của cư dân nơi đây.

Thành phố cần thơ nằm ở sông nào năm 2024
Chợ nổi – một trong những nét văn hóa độc đáo của Cần Thơ
Thành phố cần thơ nằm ở sông nào năm 2024
Làng nghề chằm nón lá Cần Thơ

Chợ nổi Cái Răng và đờn ca tài tử

Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ có vẻ đẹp nên thơ của làng quê sông nước chợ nổi Cái Răng Cần Thơ qua ngày tháng vẫn giữ một nhịp sống hối hả rất riêng của mình. Những điểm du lịch Cần Thơ này luôn ẩn chứa một nét đẹp dân dã nhưng không kém phần độc đáo, làm du khách là bất cứ ai đến thăm cũng cảm nhận một chút bồi hồi về cái đẹp bình dị nhưng rất thân thương ấy. Có thể nói nếu như chợ nổi là nơi buôn bán, kiếm ra của cải nuôi dưỡng thể xác, thì đờn ca tài tử, vọng cổ nuôi dưỡng tâm hồn của con người vùng miệt vườn sông nước này. Cần Thơ là một trong những cái nôi của làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hò huê tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ những câu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nước để rời sang bến khác.

Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa. Cần Thơ, ngoài những đặc sản nổi tiếng mang đậm hương vị quê nhà, ăn cơm sốt dẻo nấu bằng gạo Tài Nguyên thơm phức với mắm cá lóc, kèm bát canh cua đồng nấu với bông so đũa vàng ươm, và còn có những nét đẹp văn hoá truyền thống ít nơi nào có được. Giữa không gian tĩnh mịch, sâu thẳm của miệt vườn sông nước bỗng một điệu hò man mác ngân lên ngay giữa khoang thuyền, kéo dài, quyện lẫn âm thanh xao xuyến của cây đàn cò: “Hoa mua ai bán mà mua; mẹ không ngã giá cho vừa lòng con…”. Những điệu dân ca ngọt ngào càng trở nên gần gũi, tha thiết bởi các nghệ sĩ biểu diễn là người dân lao động, khởi lên từ các phong trào văn nghệ quần chúng địa phương, lời ca mộc mạc, chân tình.

Nón lá Cần Thơ

Bên cạnh đó, hình bóng người con gái Tây Đô với chiếc nón lá từ lâu dã trở thành hình tượng của con người miền Tây, và chiếc nón lá cũng trở thành một vật phẩm tinh thần của con người Cần Thơ. Làng nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A không ai nhớ rõ xuất hiện từ năm nào và tổ nghề là ai. Tuy nhiên, theo những người làm nghề lớn tuổi ở đây cho biết, nghề này có khoảng trên 70 năm, hiện nay đã thành lập được Nghiệp đoàn chằm nón lá với trên 36 hộ sống với nghề. Khác với miền Trung làm nón Bài thơ bằng lá buông và dây thao, người dân ở ấp Thới Tân A cũng như các vùng khác ở Nam bộ chọn loại lá mật cật và cây trúc làm nguyên liệu chính để làm nón. Lá mật cật là lọai cây có lá xòe rộng như lá cọ, mọc nhiều ở Tây Ninh, Phú Quốc, Cà Mau,…Thân cây nhỏ và thấp, mọc thành từng đám hoặc bụi, hai bên cọng của tàu lá đầy gai nhọn.

Mỗi cây mật cật chỉ có 01 lá non và được người ta chọn để làm nón. Muốn làm nón đòi hỏi người thợ phải có cái khung chằm hình chóp có kích thước bằng chiếc nón lá mà người dân vùng này thường gọi là cái Mô được bày bán ở chợ. Vào những thập niên 80 trở về trước, nón lá được làm từ Mô có 15 vành. Sau thập niên 80, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, người Nam bộ nói chung bắt đầu chuộng nón lá kiểu xứ Huế có 16 vành hay còn gọi là nón Bài thơ .

Vì lẽ đó, người thợ ở Thới Tân A cũng nhanh chóng thay đổi cách làm, họ bắt đầu sử dụng Mô nón của xứ Huế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vật liệu để làm ra chiếc nón lá gồm: kim may tay số 10, chỉ màu, dây gân số 04, giấy báo dùng để lót nón, nan (được làm từ trúc) và lá mật cật. Khác với cách làm nón lá ở Tây Ninh là vừa chằm vừa gác nan tre lên khuôn để làm sườn nón lá. Ở ấp Thới Tân A, người thợ sẽ kiềng vành lên khuôn (mô) nón trước rồi kế đến là kết lá. Bước kế tiếp là họ bắt đầu xoay lá trên khuôn. Công đoạn này rất quan trọng, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm mới xoay lá đều, đẹp: đầu tiên là xoay lớp lá bên trong trước, rồi đến lớp giấy báo, cuối cùng là xoay lớp lá bên ngoài.

Sau khi xoay đầu nón xong, người thợ sẽ dùng một cái vành, chụp lên bên ngoài khuôn nón để giữ cho lá nằm cố định, giúp người thợ chằm được dễ dàng. Tiếp đến là thao tác chằm nón, công đoạn này tương đối dễ so với các công đoạn khác khi làm nón. Chỉ cần mũi kim đều, khoảng cách giữa các mũi kim vừa phải, không xa quá là đã đạt yêu cầu. Cuối cùng là nức vành, đây là công đoạn khá quan trọng, người thợ sẽ vót 01 cọng nan có thân dẹp gọi là cây tiến, cặp vào vành nón số 16 để khi nức, vành nón được tròn và chắc chắn, nón sử dụng được lâu bền.

Ngoài ra, người thợ còn trang trí bên trong của chóp nón bằng chỉ thêu màu đỏ, xanh, hồng,… hình ngôi sao hay hình cái bông để tăng thêm nét đẹp cho sản phẩm của mình. Sản phẩm của Nghiệp đoàn chằm nón lá ở ấp Thới Tân A chủ yếu bán ở chợ Thới Lai và một số nơi khác như ở chợ Vĩnh Thuận, Vĩnh Tuy … Mặc dù nghề chằm nón lá ở đây không mang lại sự giàu có cho các hộ gia đình nhưng nhờ có đầu ra nên đã tạo được nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương và đặc biệt cũng thu hút sự chú ý của Du khách từ mọi miền về thăm làng nghề truyền thống này.

Thành phố cần thơ nằm ở sông nào năm 2024
Tàu du lịch trên sông Hậu tại TP Cần Thơ

Cần Thơ vào mùa nước nổi

Dường như đã trở thành một thói quen của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hằng năm, cứ vào độ tháng 8 cho đến tháng 11 âm lịch, miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng lại nước vào mùa mênh mang nước. Nước dâng cao tràn lấp các cánh đồng, nước từ thượng nguồn sông Mekong lũ lượt kéo về, khiến trắng xóa cả một vùng miền Tây.

Đối với người dân miền Tây thì đây là khoảng thời gian mùa lũ kéo về thế nhưng đối với những du khách trong nước và nước ngoài đi tour du lịch yêu thích vùng sông nước miền Tây thì gọi là mùa nước nổi vì vào lúc này ở đâu đâu cũng khoát lên một vẻ đẹp đầy lãng mạn, cuốn hút với phong cảnh nên thơ và vô số món quà được thiên nhiên ưu đãi.

“Ai đến Cần Thơ mà chẳng thương/Ai xa Cần Thơ mà chẳng nhớ?”. Nhớ hạt gạo trắng trong, nhớ cái Ngã ba sông Cái Răng, nhớ cái chợ nổi là kia, nhớ những câu hò, câu hát vang lên trên những con kênh con rạch, nhớ người con gái Tây Đô đội nón lá yêu kiều. Nỗi nhớ ấy tập trung thành sức mạnh vô biên, được truyền lại và tiếp tục nhân lên qua nhiều thế hệ kế tiếp nối nhau xây dựng nên một Cần thơ hôm nay và tương lai.