Thầy mạnh tử biết sửa chữa lỗi sai của mình năm 2024

Trong cuộc sống hằng ngày ai cũng không tránh khỏi sai lầm, quan trọng là chúng ta dũng cảm đối diện với nó ra sao và tìm cách xử lý, giải quyết như thế nào. Khi bạn có đủ dũng cảm để sửa chữa những sai lầm của chính mình thì bạn mới có khả năng thành công.

Chúng ta không sợ mắc sai lầm, biết sai và chịu sửa sai, đó mới là điều đáng quý. Lỗi lầm mà chúng ta gây ra có thể do vô tình hoặc cố ý phạm phải và để lại hậu quả theo mức độ khác nhau, ít hay nhiều cũng làm ảnh hưởng đến người khác. Vô ý không lường trước được việc làm của mình rồi gây ra lỗi còn có thể tha thứ, nếu biết được hậu quả hành động của mình nhưng vẫn cố tình làm, điều đó đáng bị phê phán. Điều đáng buồn hơn chính là đã làm sai nhưng lại không chịu thừa nhận, thậm chí còn đổ lỗi cho người khác. Người phạm lỗi nếu biết khắc phục và sửa đổi sẽ được mọi người nhìn nhận và đánh giá cao. Nhìn nhận được lỗi lầm để sửa đổi, có như vậy chúng ta mới rút ra được những bài học để hoàn thiện bản thân.

Nhận ra sai lầm, điều đó chứng tỏ bạn là một người có trách nhiệm với việc mình làm và đó là điều cần thiết để bạn sửa đổi, kiên quyết không mắc sai lầm lần nữa. Muốn làm được như vậy, chúng ta phải học cách tha thứ cho bản thân và cố gắng tìm ra những điểm tốt của mình. Đừng để mặc cảm phạm lỗi ám ảnh bạn không thôi, không để sự việc đè nặng, day dứt mãi trong tâm trí một cách không đáng. Suy nghĩ sự việc theo nhiều hướng, không nên cố chấp vào một việc mà bạn biết rằng không thể thay đổi được kết quả. Mặc cảm sẽ giảm đi rất nhiều nếu bạn dám tự tin nhìn vào mặt tốt lẫn xấu của bản thân. Một người nếu mang trong mình cái tôi quá lớn dễ dàng chối bỏ việc nhận khuyết điểm về mình. Đối với những người hèn nhát không dám chấp nhận cái sai, thì việc đổ lỗi cho người khác dễ hơn tự mình thừa nhận sai lầm. Quá kiêu ngạo, giữ chặt lấy cái tôi sẽ khiến bạn không thể phát triển. Cái tôi quá lớn sẽ gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho công việc. Những người biết dung hòa cái tôi cá nhân và dũng cảm thừa nhận sai lầm dễ dàng vượt qua được mọi trở ngại, nhận được sự tôn trọng của mọi người.

Để hạn chế sai sót bạn cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để có thể nắm bắt các vấn đề, khéo léo xoay chuyển mọi tình huống. Kỹ năng càng hoàn thiện, bản thân càng khó phạm sai lầm. Người thông minh là người biết nhận lỗi khi sai lầm, họ biết sai sót trong công việc là điều tất yếu. Cho dù bạn có năng lực, hết sức chỉn chu, cẩn thận trong công việc thì bạn vẫn có thể mắc sai lầm. Bản lĩnh hay không là bạn cúi đầu chấp nhận hay dũng cảm bước qua. Vượt qua được, bạn sẽ mới có thể vươn đến thành công.

TTO - Lỗi lầm là điều hiếm ai tránh khỏi một khi đã được gọi là người, nhưng nếu hỏi ai định nghĩa lỗi lầm như thế nào thì phần đông sẽ hoặc trả lời ấp úng hoặc trích dẫn những định nghĩa mang nặng tính giáo điều.

Phần lớn những gì đeo đẳng lại do tâm lý mặc cảm tạo nên hơn là bản chất của điều sai trái chúng ta đã phạm phải, tuy rằng có những lỗi lầm chúng ta nên nghiêm khắc kiểm điểm. Có những kẻ sai phạm to bằng núi nhưng vẫn thăng tiến đều đều, vẫn danh hiệu nọ kia, vẫn được bao người “dạ, thưa” và quan trọng hơn, chẳng tìm đâu ra chút lo âu, thắc thỏm nào trên những cái mặt luôn vênh váo này (!). Điều này không những gây hại cho tinh thần và cơ thể của bạn mà còn hoàn toàn không công bằng.

Vậy làm sao để tìm lại công bằng cho mình? Bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây.

1. Học cách tha thứ cho bản thân. Nếu cảm giác tội lỗi ám ảnh bạn không thôi, hãy làm theo những bước sau để chấm dứt tình trạng này. Đầu tiên, liệt kê những gì bạn cho rằng đó là lỗi lầm của bản thân. Đó có thể là những phát biểu “ngớ ngẩn”, hành động đùa nghịch quá trớn với anh / chị / em thời thơ ấu, hoặc các thói quen không được tốt lắm khiến cho những người thân bị phiền lòng. Và tự hỏi, làm thế nào mình có thể tha thứ cho chính mình?

Một số gợi ý: nguyện cầu, viết thư xin lỗi, đi gặp và nói lời xin lỗi trực tiếp (dù đây có thể là lần thứ…n), đóng góp cho quỹ từ thiện… Phần đông sẽ chọn xin lỗi. Sau đó, làm bất cứ điều gì cho thấy bạn thật lòng hối hận và muốn chuộc lại lỗi lầm; sau cùng, tự tha thứ cho chính bạn. Bạn sẽ cảm thấy rất kinh ngạc trước sự thanh thản trong lòng do những gì đã làm đem lại.

2. Đặt ra Quy tắc - không - lỗi lầm cho một số hoạt động cần thiết của bản thân. Thường thì phụ nữ sẽ cần đến quy tắc này hơn do họ bị áp đặt lên đầu đủ mọi “tiêu chuẩn” để là một người vợ, người mẹ tốt - theo tiến sĩ Larina Kase, nhà tâm lý học thuộc Trung tâm điều trị và nghiên cứu về ưu phiền của Đại học Pennsylvania. Hãy biết tự nhủ rằng những gì bạn sẽ làm, ví dụ như nghỉ ngơi khi công việc quá căng thẳng, tham gia các câu lạc bộ thể dục hay thiền để cải thiện sức khỏe... là cần thiết để bạn có thể tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ người vợ, người mẹ tốt. Một chút “ích kỷ” như vậy chỉ có lợi cho bạn và những ai liên quan hơn mà thôi.

3. Sửa chữa lỗi lầm bằng hành động cụ thể hơn là chỉ vấn vương trong lòng và bằng lời đơn thuần. Đây là yếu tố cốt lõi để phân biệt sự hối hận thực tâm hay là chỉ làm màu. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến một thực tế rằng với người thân trong gia đình, chúng ta thường có khuynh hướng xuê xoa hơn trong việc chứng tỏ sự hối lỗi do suy nghĩ “người nhà cả mà”.

4. Hỏi bản thân thực sự lỗi lầm bạn đang ray rứt là gì. Cũng như gợi ý số 2, bạn cần dành ra thời gian để phân tích xem lý do nào thật sự nằm dưới lỗi lầm của bạn và liệu nó có đáng để ray rứt hay không, hay là bạn đã để sự việc đè nặng trong tâm trí một cách không đáng dù bạn đã hành động đúng vì quyền lợi chính đáng của bản thân.

Ngoài ra bạn nên biết rằng, cảm giác có lỗi không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc bạn đã làm điều thật sự đáng lên án. Ví dụ như bạn sẽ có cảm giác day dứt, không hài lòng về bản thân nếu ngày nào đó chợt chọn thú vui nằm nhà đọc sách thay vì ngồi tán gẫu cùng đám bạn nơi quán xá như thường lệ.

Nhưng sự thật là trong trường hợp này bạn đã biết cách đặt ra giới hạn cần có cho quan hệ bè bạn và biết dành riêng cho mình khoảng thời gian nên được tôn trọng bởi bất cứ ai. Hãy tự tin lên trong những trường hợp đại loại như vậy.

5. Ngừng ngay câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”và thay bằng câu hỏi: “Tôi phải làm gì bây giờ?”. Hãy tập suy nghĩ theo nhiều hướng, đừng quá câu nệ vào một việc bạn đã làm và biết chắc không thể nào thay đổi được kết quả của nó nữa; và tập trung vào hiện tại - những gì bạn sẽ và cần làm để gột rửa suy nghĩ xấu của mọi người về hành động đã qua…

6. Trò chuyện cùng bạn bè, người thân, những người có thể giúp bạn nhớ chính xác nguyên do tại sao có những hành động mà bạn đang coi như lỗi lầm nghiêm trọng. Thường trí nhớ của chúng ta không thật chính xác lắm, nhất là trong trường hợp thuộc mẫu người đa cảm, chúng ta sẽ có xu hướng thổi phồng mọi lỗi lầm của mình lên so với thực tế. Do đó hãy tâm sự cùng ai thân thiết gần gũi nhất về những gì bạn đang bị ám ảnh, và họ sẽ giúp bạn phân tích chính xác, vô tư hơn đâu là điểm bạn cần ăn năn và đâu là điểm nên cho “qua cầu gió bay” luôn.

7. Tránh thói quen xỉ vả và tìm nơi để gán tội. Vì một lý do nào đó chúng ta luôn cảm thấy thôi thúc phải tìm nơi để hứng chịu những chỉ trích, xỉ vả (buồn thay, bản thân chúng ta thường là đích ngắm trước tiên) cho mọi sai lầm dù lớn, vừa hay nhỏ tí như cái kim. Tuy vậy, đây lại là hướng tiếp cận đầy tiêu cực khi chúng ta đang sống trong một thế giới lắm phức tạp.

Hãy tha thứ nhiều hơn và ghi nhận rằng mọi việc vẫn thường xảy ra tình cờ trong một khoảnh khắc nào đấy mà chẳng ai biết trước hay mong muốn, và như vậy sẽ chẳng có ai thật sự đáng để bị xỉ vả cả.

8. Tìm kiếm những điểm tốt của bản thân. Phần đông chúng ta thường nghiêm khắc với bản thân trong những sai phạm nhưng lại không thừa nhận hoặc không nhận thức đúng đắn những mặt tốt của chính mình. Các ám ảnh sai phạm sẽ giảm đi rất nhiều nếu bạn dám nhìn nhận bản thân với cả mặt tốt lẫn xấu, nói cách khác là bạn dám tự tin vào những gì bạn có, và bạn là ai.

Tóm lại, sai lầm là điều ai cũng mắc phải; nhưng cần nhớ mọi thứ đều chỉ là tình cờ trong một kiếp người mong manh, nên một hành động phục thiện cụ thể luôn đáng trân trọng hơn hàng vạn lời nói sám hối hay ăn năn cửa miệng!