Thế nào là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng

Thứ nhất, không thể cho rằng Trần Văn A phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Bởi lẽ, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội giết nạn nhân trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Cụ thể trong vụ án này, Đinh Văn K là người đã chủ động đến phía A, hai bên to tiếng với nhau, K đã cầm cổ áo đấm vào mắt A và kéo A xuống làm A bị ngã, đồng thời K rút một vật nhọn dài chừng 30 – 40cm màu đen trong người ra (không xác định được đó là vật gì), do đó không thể xem là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng được.

Hành vi của K chưa thể coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng và đang trực tiếp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của A nên việc A dùng gậy ba khúc dấu sẵn trong người ra đập mạnh vào vùng đầu K nhiều nhát làm K gục xuống và dẫn đến hôm sau K tử vong, không thể coi hành vi phạm tội của Trần Văn A là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được.

Thứ hai, cũng không thể cho rằng hành vi của Trần Văn A phạm tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” vì đối với tội phạm này được thể hiện bằng hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người đang có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức một cách quá mức cần thiết (hay không cần thiết). Do đó, việc xác định các dấu hiệu cơ bản của tội phạm này nhất thiết phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự quy định về phòng vệ chính đáng. Bởi lẽ, không có phòng vệ chính đáng thì không có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Theo quy định tại Điều 22 BLHS 2015 thì “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”. Như vậy, mục đích của người có hành vi phòng vệ chính đáng là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, đồng thời chống trả lại một cách cần thiết cho chính người có hành vi tấn công và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, có nghĩa sự chống trả một cách quá mức cần thiết (hay không cần thiết).

Đối chiếu với nội dung vụ án thì hành vi của Trần Văn A không thỏa mãn các dấu hiệu của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bởi vì:

Một là, hành vi tấn công đang xâm hại lợi ích hợp pháp đây là cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng. Xuất phát từ hành vi tấn công thì làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng và nếu không có hành vi tấn công xâm hại các lợi ích hợp pháp thì không có phòng vệ chính đáng. Ở đây, hành vi của K không thể coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng và đang trực tiếp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của A nên việc A dùng gậy ba khúc dấu sẵn trong người ra đập mạnh vào vùng đầu K nhiều nhát làm K gục xuống, có thể khẳng định là không có cơ sở để phát sinh quyền phòng vệ chính đáng của A.

Hai là, mặc dù hành vi tấn công là có thật và đang diễn ra nhưng thực sự có gây thiệt hại hoặc đe dọa ngay tức khắc cho những lợi ích hợp pháp cần được pháp luật bảo vệ hay không? Đối chiếu với nội dung vụ án cho thấy, K đã chủ động cầm cổ áo tấn công A và kéo A xuống làm A bị ngã, đồng thời K rút một vật nhọn dài chừng 30 – 40cm màu đen trong người ra (không xác định được đó là vật gì), hành vi này không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của A, lúc này A vẫn có cơ hội bỏ chạy nhưng do A đã có chuẩn bị gậy ba khúc từ trước và giấu sẵn trong người nên khi A bị đánh thì A đã dùng gậy ba khúc tấn công vào vùng đầu của K.

Ba là, hành vi phòng vệ chỉ được coi là chính đáng khi hành vi đó là hành vi chống trả cần thiết và ngược lại. Như vậy, việc K chỉ dùng tay đấm vào mắt A mà A đã dùng gậy ba khúc đập mạnh vào vùng đầu của K nhiều nhát là hành hành vi chống trả không cần thiết. Do vậy, hành vi phạm tội của A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng khi hành vi chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết (không cần thiết).

Từ những phân tích trên, tôi cho rằng hành vi của Trần Văn A đã phạm tội “Giết người” quy định tại Điều 123 BLHS 2015. Còn về các hành vi của Đinh Văn K đối với Trần Văn A thì đó được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho Trần Văn A.

Cùng quan điểm cho rằng Trần Văn A đã phạm tội “Giết người” còn có các tác giả Nguyễn Gia Hoàng (Viện kiểm sát quân sự khu vực 12/ Quân khu 1); Nguyễn Văn Lam (Tòa án quân sự Quân khu 9; Phạm Văn Minh (Công an TP. Long Khánh, Đồng Nai); Lê Văn Quang (Trưởng phòng 9, VKSND tỉnh Bình Phước...

TAND tỉnh Nam Định xét xử vụ án giết người - Ảnh: Vũ Hoàng Giang

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng thông thường là hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người phạm tội hoặc của người thân thích của họ nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành một tội cụ thể.

Thuê luật sư bào chữa tại Công ty luật Dragon. Vui lòng liên hệ: 1900.599.979

Tôi có giấy triệu tập của công an thành phố, liên quan đến tội trộm cắp xảy ra do bạn tôi làm đơn, mặc dù tôi khẳng định tôi không liên quan đến sự việc của bạn tôi mất trộm? mất bao nhiêu tiền? mất ở đâu ? như thế nào? bạn ấy làm đơn vu khống cho tôi.. Tôi bị công an gọi điện mời tôi, tôi vì không hiểu pháp luật nên đã ký hợp đồng thuê luật sư bào chữa bảo vệ cho tôi, đến lịch hẹn làm việc theo giấy triệu tập? Luật sư của tôi đi cùng tôi đến xuất trình tại công an điều tra như giấy giới thiệu, đơn mời luật sư bào chữa và thẻ luật sư, nhưng bên công an đã từ chối không cho luật sư bào chữa cho tôi tham gia với lý do, hiện nay chưa khởi tố vụ án, chưa khởi tố tôi, công an chỉ mời lên làm rõ sự việc, công an đề nghị tôi và luật sư bổ sung thêm hợp đồng dịch vụ pháp lý? Lúc đấy tôi thấy luật sư bảo tôi cứ làm việc với công an và luật sư bỏ ra về. Tôi rất hoang mang và đã bị sốc nên từ chối không làm việc với công an và xin hẹn buổi khác, tôi có nói với công an là phải có luật sư thì tôi mới làm việc sau đó tôi đi về. Luật sư của tôi không giải thích cho tôi biết lý do và ý kiến của cơ quan điều tra đúng hay sai? Nay tôi nhờ luật sư tư vấn ý kiến của công an như vậy có đúng không? luật sư bảo vệ cho tôi làm như vậy có đúng không? Tôi rất hoang mang khi tìm chọn một công ty luật có uy tín mà lại có một luật sư hành xử như vậy? Rất mong Công ty luật Dragon tư vấn gấp cho tôi.

Thế nào là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng

Phúc đáp yêu cầu tư vấn pháp luật của anh/chị, đề nghị cho ý kiến về một số nội dung pháp lý liên quan đến việc: người bị kiến nghị khởi tố/bị tố giác có được mời Luật sư không, Luật sư Công ty luật Dragon có ý kiến như sau:

*) Đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác:

Theo như trình bày thì anh/chị đang bị tố giác về hành vi trộm cắp tài sản. Khoản 1 Điều 83 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác là người được người bị tố giác nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Luật sư là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác (điểm a khoản 2 Điều 83 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015). Như vậy, anh/chị có quyền mời Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ngay từ khi bị tố giác (từ khi chưa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can).

Khoản 1 Điều 27 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2012) quy định: “Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng và Luật này”.

Bộ Luật Tố tụng hình sự không quy định rõ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác phải xuất trình những giấy tờ gì khi làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm làm việc thực tế của Luật sư và quy định tại điểm a khoản 2 Điều 78 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì những giấy tờ Luật sư cần xuất trình khi làm việc với Cơ quan CSĐT là: Giấy giới thiệu của công ty luật cử luật sư đến cơ quan điều tra làm việc, Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu đơn mời luật sư của người bị tố giác ( anh chị cũng như Luật sư không phải xuất trình Hợp đồng dịch vụ pháp lý).

Như vậy, việc công an từ chối không cho luật sư tham gia với lý do: hiện nay chưa khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can, công an chỉ mời lên làm rõ sự việc và đề nghị anh và luật sư bổ sung thêm hợp đồng dịch vụ pháp lý là vi phạm tố tụng.

*) Quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác:

Khoản 3 Điều 83 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có quyền:

  1. a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  2. b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  3. c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
  4. d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Luật sư bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh/chị không đưa ra ý kiến nào và bỏ về khi bị công an từ chối là không thực hiện quyền của mình theo quy định trên. Không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho khách hàng. Việc anh/chị từ chối không làm việc với công an, xin hẹn buổi khác và nói với công an là phải có luật sư bào chữa cho anh/chị thì anh/ chị mới làm việc với cơ quan điều tra là đúng với quy định của pháp luật.

Trên đây là quan điểm ý kiến của Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long Giám đốc Công ty Luật Dragon – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội về nội dung vụ viêcj trên.

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội và Luật sư Hải Phòng theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty Luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD luật sư Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh Công ty Luật Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty Luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư bào chữa tham khảo tại đây

Trân trọng!