Thế nào là tư duy

Ở đây, tôi sẽ trình bày 12 nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ khi tư duy theo cấu trúc TOLOPOSOGO. Sẽ có những người cho rằng cần nhiều hơn, hoặc ít hơn số đó. Cũng có thể có người cho rằng tôi đã bỏ ngoài một số nguyên tắc mà họ cho là cần thiết. Thực ra, đó là tùy thuộc và lựa chọn của mỗi người.Nhưng điều quan trọng ở đây là 12 nguyên tắc tôi đưa ra đều là những nguyên tắc cơ bản, quan trọng mà tôi cho rằng cần thiết đối với quá trình tư duy, và chúng tôi cho rằng cần thiết đối với quá trình tư duy, và tôi cho rằng đây cũng là con số cần và đủ để mọi người có thể dễ nhớ và vận dụng thực tế.

1. Luôn luôn có tư duy xây dựng.
Quá nhiều người có thói quen tư duy phủ định. Họ thích chứng minh suy nghĩ của ai đó là sai lầm. Họ cảm thấy chỉ cần thư duy phê phán thôi là đủ. Họ thiếu đi tư duy sáng tạo và xây dựng. Có những lúc chúng ta cần tư duy phê phán. Nhưng chúng ta cần coi trọng lối tư duy xây dựng hơn là lối tư duy phê phán.

2. suy nghĩ chậm rãi và cố làm sự việc đơn giản nhất.
Trừ những trường hợp khẩn cấp, còn trong tất cả các trường hợp khác, suy nghĩ nhanh chóng chẳng có gì là hay ho cả. Ngay cả khi bạn tư duy chậm rãi, trong một khoảng thời gian ngắn,bạn cũng có thể nghĩ được nhiều điều. Bạn cũng nên cố hêt sức để làm mọi việc đơn giản. tư duy phức tạp chẳng có gì hay cả, trừ khi là bạn muốn tạo ấn tượng với người khác. Hãy luôn hỏi bản thân: có cách nào đơn giản hơn để xem xét vấn đề này?

3. Tách biệt cái tôi của bạn ra khỏi tư duy của bạn và quay lại để xem xét cách tư duy của bạn.
Cản trở lớn nhất để hình thành một kỹ năng tư duy thuần thục chính là việc để cái tôi chen vào cách tư duy: "tôi phải là người đúng"; "ý tưởng của tôi phải là tốt nhất". Bạn cần phải là người có khả năng quay lại và xem xét những điều bạn đang nghĩ. Chỉ khi bạn quan tâm đến kỹ năng tennis của bạn, lục đó tư duy của bạn mới n hướng đến việc luyện tập kĩ các kỹ năng đó, điều này cũng đúng trong việc phát triển bất kì kỹ năng nào.

4. Tại thời điểm này, tôi đang cố gắng làm gì? trọng tâm và mục đích tư duy của tôi là gì?
Ngay lúc này, tư duy của tôi chú trọng đến điều gì? Các công cụ và phương pháp mà tôi đang sử dụng là gì? Nếu bạn không có diểm trọng tâm để tư duy, tư duy của bạn sẽ trôi nổi từ điểm này sang điểm khác, từ sự việc này sang sự việc khác. Một lối tư duy hiệu quả là lối tư duy luôn chú ý đến trọng tâm và mục đích.

5. Hãy là người có thể "chuyển số" trong tư duy. Hãy biết khi nào nên sử dụng logic, khi nào sử dụng sự sáng tạo, khi nào tìm kiếm thông tin.
Trong khi lái xe, bạn có thể lựa chọn số thích hợp. Trong khi chơi golf, bạn cũng có thể lựa chọn gậy thích hợp. tư duy sáng tạo khác với tư duy logic và tư duy tìm kiếm thông tin. Một người tư duy có kỹ năng phải cần là người có kỹ năng về nhiều kiểu tư suy khác nhau.. Nếu chỉ là người sáng tạo, hoặc phê phán thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải bết khi nào và sử dụng như thế nào các kiểu tư duy khác nhau.

6. Kết quả của suy nghĩ của tôi là gì? Tại sao tôi tin rằng nó thực hiện được?
Việc tư duy của bạn chỉ lãng phí thời gian nếu bạn không chỉ ra được kết quả của công việc tư duy. Nếu bạn có được một kết luận, một quyết định, một giải pháp hoặc một thiết kế... bạn cần là người có thể giải thích tại sao bạn nghĩ nó sẽ thực hiện được. Dựa vào đâu bạn đưa ra kết luận, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là bạn phải giải thích cho bản thân bạn và những người khác thấy tại sao nó lại thực hiện được. Nếu kết quả của việc tư duy của bạn chỉ ra được chỗ bế tắc trong tư duy, một vấn đè mới hoặc một cái nhìn tốt hơn về sự việc, bạn cũng nêu rõ chúng và chỉ ra việc tiếp theo bạn sẽ làm gì?

7. Cảm xúc và tình cảm là hai phần quan trọng trong tư duy, nhưng nó chỉ nên được nêu ra sau khi bạn đã khám phá sự việc.
Chúng ta thường nghĩ rằng nên để cảm giác và cảm xúc tách khỏi tư duy khi xem xet sự việc. Điều này có thể đúng với toán học và khoa học, nhưng trong hầu hết các tình huống đời thực, cảm xúc và tình cảm là nững phàn quan trọng của tư duy. Tuy nhiên, mọi người cần sử dụng chúng đúng lúc. Nếu cảm giác được sử dụng tại thời điểm bắt đầu tư duy, sự nhận thức bị giớ hạn và sự lựa chọn hành động có thể là không thương xứng. Khi chúng ta đã thực hiện khám phá sự việc, và các phương án thay thế đã được chỉ ra và kiểm tra, lúc đó chính cảm giác và cảm xúc thực hiện vai trò của chúng ta là dưa ra lựa chọn cuối cùng.

8. Luôn luôn cố gắng tìm kiếm các phương án thay thế, nhận thức mới và ý tưởng.
Tại mọi thời điểm, một người tư duy có kỹ năng nên luôn cố gắng tìm kiếm phương án mới, sự giải thích mới, sự suy diễn mới, các khả năng hành dộng và các cách tiếp cận khác nhau. Khi ai đó tuyên bố rằng chỉ có 2 phương sán thay thế cho ý tưởng đó, một người có tư duy có kỹ năng chính là người cố gắng tìm những cách giải thích khác nhau. Tương tự với nhận thức mới và ý trưởng mới. Liệu có phải chỉ có duy nhất một cách để nhìn nhận sự việc này?

9. Hãy là người có thể tư duy từ tổng quát đến chi tiết và ngược lại.
Để thực hiện bất kì một ý tưởng nào, chúng ta phải nghĩ đến những cách cụ thể. Vì thế, cuối cùng bao giờ cúng ta cũng phải là người cụ thể. Nhưng khả năng để tư duy sự việc ở cấp độ tổng quát (khái niệm, chức năng, cấp độ trừu tượng) cũng là một nét tính cach quan trọng của một người tư duy có kỹ năng. Đây chính là cách mà chúng ta có được những phương án thay thế. Đây chính là cách để chúng ta chuyển từ ý tưởng này tới ý tưởng khác. Đây cũng chính là cách để chúng ta liên kết các ý tưởng. Ý tưởng khái quát ở đây là gì? Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện được ý tưởng khái quát đó?

10. Cân nhắc kỹ khi nhận định sự việc "có thể là" hay "phải là", logic chỉ có hiệu quả khi dựa trên nhận thức và thông tin nó có được.
Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi vì nó liên quan đến sự thật và logic. Khi điều đó được tuyên bố là sự thực, thì lời tuyên bố đó có chứa đựng cụm từ "phải là". Khi mọi người tuyên bố rằng kết luận đó " phải theo sau" cho rằng sự việc "phải là"... Nếu chúng ta có thể thay đổi điều này và chỉ ra rằng thực chất, nhận xét đó chỉ nên được thực hiện ở mức "có thể là", thì nhận xét đó vẫn có giá trị, nhưng là giá trị suy đoán của logic. Ngay cả khi sự logic đó không chưa đựng nhầm lẫn khi đưa ra kết luận, thì nó cũng chỉ phù hợp với từng chi tiết.
thông tin và sự nhận thức mà nhờ vào đó logic được đưa ra. Vì vậy, chúng ta cân xem xét nền tảng logic đó. Trong trò chơi và trong hệ thống niềm tin, chúng ta tự đặt ra mọi sự thực và sự việc là thực nếu bao gồm trong đó. Nhưng trong đời sống hang ngày, thật khó đẻ phân biệt những điều "có thể là" và những điều phải là. Chúng ta luôn cần kiểm tra lại những gì mà chúng ta tuyên bố.

11. Những quan điểm khác nhau có thể được đưa ra từ những nhận thức khác nhau.
Khi có những quan điểm đối ngược nhau, chúng ta thường có khuynh hướng cảm thấy chỉ một trong số đó là đúng. Nếu bạn tin rằng bạn đúng, bạn trình bày để chỉ ra rằng những quan điểm khác là sai. Nhưng những quan điểm khác đó cũng có thể là đúng. Nhưng một quan điểm kahcs đó dường như lại hợp lí và logic dưa theo sự nhận thức khác với bạn. Sự nhận thức này có thể gồm: những thông tin khác nhau, kinh nghiệm khác nhau, giá trị khác nhau và một cách nhìn thế giớ khác nhau. Để giải quyết tranh cãi và bất đồng, chúng ta cân nhận thức được sự khác biệt về nhận thức của cả hai phía. Chúng ta cần đặt chúng cạnh nhau và so sánh chúng với nhau.

12. Tất cả mọi hành động để có hậu quả và ảnh hưởng tới giá trị, tới mọi người và thế giới xung quanh.
Không phải tất cả mọi suy nghĩ đều dẫn tới hành động thì hành động này có thể bị hạn chế trong nội dung cụ thể, chẳng hạn trong toán học, thí nghiệm khoa học. Nói chung, tư duy dẫn đến một kế hoạch hành động, một quyết định theo sau hành động đó. Hành động đó lại ảnh hưởng tới thế giới xung quanh. Thế giới này bao gồm giá trị và những người khác. Hành động không xảy ra xa rời mọi người, mọi việc. Thế giới là một nơi vô cùng đông đúc. Luôn có những người khác và môi trường bị ảnh hưởng bởi những quyết định và sự khởi sự kinh doanh.

Thế nào là tư duy
Đăng ký nhận thông tin về bài đăng

9 phương pháp rèn luyện tư duy

đăng 06:46, 24 thg 2, 2011 bởi Tư Duy Tiến Bộ

Đôi lúc bạn cảm thấy đầu óc trống rỗng, tư duy trì trệ và dường như bất lực trước các vấn đề, điều đó không phải do khả năng tư duy bị giới hạn mà là do bạn chưa biết cách làm cho nó trở nên sắc bén hơn. Hãy tham khảo 9 gợi ý sau đây:

1. Chọn thời gian phù hợp
Đa số người lớn tuổi thường suy nghĩ sáng suốt hơn vào buổi sáng, trong khi những người trẻ lại thường minh mẫn hơn vào buổi chiều. Do đó, hãy cố gắng tìm ra những "khoảnh khắc vàng" của bộ não và để dành chúng cho những công việc đòi hỏi tư duy nhiều nhất. Hãy dành một thời gian tối thiểu trong ngày cho việc rèn luyện cơ thể. Bạn sẽ thấy điều này không vô ích.

2. Viết ra những gì chợt đến trong đầu
Luôn luôn mang theo sổ và bút, hoặc bất cứ phương tiện nào giúp bạn ghi lại những gì nhìn thấy, nghe thấy mà bạn cho là quan trọng hoặc những ý tưởng chợt đến. Hơn 99% những điều này có thể là vô dụng, nhưng 1% còn lại sẽ khiến bạn trở thành thiên tài. Và bạn sẽ không thể nhớ được chúng nếu không ghi lại.

3. Xây dựng kiến thức mới trên nền tảng những gì đã có
Mỗi khi nhận được những thông tin mới, hãy liên hệ chúng với những gì bạn đã biết. Đó là phương pháp tối ưu khiến cho những kiến thức mới không bị rơi rụng và những hiểu biết đã có không bị lạc hậu.

4. Luôn luôn thực hành
Một nghiên cứu do Viện nghiên cứu lão khoa Mỹ tiến hành cho thấy, việc thực hành thường xuyên trên một số lĩnh vực đã khiến khả năng nhận thức và trí nhớ ở những người 70 tuổi làm việc tốt hơn lúc họ 60. Vì vậy, hãy thường xuyên thực hành kiến thức của mình từ khi bạn còn trẻ.

5. Kết bạn với những người thông minh
Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội kết bạn với những người có khả năng tư duy cao hơn bạn. Quan sát cách họ giải quyết vấn đề và suy nghĩ về điều đó, bạn sẽ rút ra cho mình được nhiều kinh nghiệm.

6. Học cách tập trung
Bạn đã bao giờ đột nhiên quên tên một người chỉ sau khi gặp anh ta vài phút? Vấn đề không phải trí nhớ mà là khả năng tập trung. Khi tiếp xúc với kiến thức mới hoặc bắt đầu một công việc trí tuệ, hãy cố gắng gạt bỏ ra khỏi đầu mọi vấn đề khác không liên quan. Nếu cảm thấy khó thực hiện, hãy tạo ra một môi trường thuận lợi: Đóng cửa phòng, tắt điện thoại, yêu cầu người khác không làm phiền..

7. Thư giãn
Một trong những biện pháp thư giãn tốt nhất cho những người làm việc trí tuệ là nghe nhạc Mozart. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh âm nhạc của ông vừa có tác dụng thư giãn, giảm stress, vừa kích thích sự hình thành mối liên hệ phức hợp giữa các phần của não. Khả năng trao đổi thông tin trong não nhờ vậy trở nên hiệu quả hơn và tốc độ tư duy sẽ nhanh hơn.

8. Thử thách bản thân ở những lĩnh vực mới
Khi gần cuối đời, họa sĩ theo trường phái ấn tượng nổi tiếng Henri Matisse đã chuyển từ việc sáng tác bằng cọ sang dùng kéo. Nhiều tác phẩm tranh cắt giấy của ông ra đời trong thời gian này đã trở thành kiệt tác nhờ có được phong cách thể hiện mới mẻ đến không ngờ.
Bài học rút ra là đừng bao giờ ỷ lại vào kinh nghiệm. Kinh nghiệm có thể làm cho bạn trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực nhưng cũng có thể khiến bạn trở nên cổ hủ, lạc hậu trước sự biến đổi của thời cuộc. Vì vậy, từ khi còn trẻ, hãy tìm cơ hội để thử thách khả năng ở những lĩnh vự mới và đừng ngần ngại nếu phải làm lại từ đầu.

9. Rèn luyện cơ thể để bồi dưỡng tinh thần
Một tinh thần minh mẫn chỉ có được trong một cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn đang chọn cho mình một hình thức luyện tập thì aerobic có thể là quyết định đúng đắn. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho thấy aerobic có thể cải thiện đáng kể khả năng làm việc trí óc.
Nguyên nhân có thể do các bài tập aerobic làm tăng lượng oxy và dưỡng chất lên não, đồng thời kích thích sản sinh một hợp chất tự nhiên là neurotrophin, vốn có tác dụng thúc đẩy các tế bào não phát triển. Vì thế, dù bận rộn, hãy dành một thời gian tối thiểu trong ngày cho việc rèn luyện cơ thể. Bạn sẽ thấy điều này không vô ích.

Kỹ thuật tư duy 5W1H

đăng 06:41, 24 thg 2, 2011 bởi Tư Duy Tiến Bộ

5W1H là một kỹ thuật tư duy, như 6 chiếc nón tư duy, hay bản đồ tư duy.
Để bắt đầu nghiên cứu, học hỏi hoặc viết về một vấn đề nào đó, chúng ta thường lúng túng vì không biết phải bắt đầu như thế nào, tiến hành ra làm sao, tại sao chúng ta phải làm điều này, nó có ích lợi gì hay không, ?
5W1H viết tắt từ các từ sau:
What? (Cái gì?)
Where? (Ở đâu?)
When? (Khi nào?)
Why? (Tại sao?)
How? (Như thế nào?)
Who? (Ai?)

Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:

WHAT? (Cái gì?)

- Cái đó là gì?
- Nó đề cập đến vấn đề gì?
- Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? (What else)
- Cuốn sách này trình bày vấn đề gì?
- Bài học này trình bày vấn đề gì?
- E-learning là gì?
- Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?...

WHERE (Ở đâu?)

- vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào?
- Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào?
- vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác?
- Loại thảo dược này thường được trồng ở đâu?
- Bài báo này đăng trên tạp chí nào?
- Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?...

WHEN (Khi nào?)

- Sự kiện này xảy ra khi nào?
- vấn đề này, trước đây đã có ai nghiên cứu chưa, khi nào?
- Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào?
- Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này?
- Các bước nghiên cứu (đề tài tốt nghiệp, luận văn, tiểu luận, ) sẽ được thực hiện theo thời gian nào, hoặc phải kết thúc từng bước khi nào?...

WHY (Tại sao?)

- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
- Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này?
- Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến? (Why not)
- Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại?
- Tại sao hồi nhỏ mình học trong trường thuộc loại khá giỏi mà bây giờ vẫn luôn chật vật về kinh tế?...

How (Như thế nào?)

- Chiếc máy này hoạt động như thế nào?
- Công việc này nên bắt đầu như thế nào?
- Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu? (How much)
- Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này được kết nối như thế nào?
- Sự kiện lịch sự này đã làm đối phương thiệt hại bao nhiêu quân trang, vũ khí và người? (How many)
- Phong cách của bài báo sắp tới nên như thế nào?

WHO (Ai?)

- Ai đã nghiên cứu vấn đề này?
- Ai phụ trách dự án này?
- Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào?
- Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT, mình sẽ hỏi ai?
- Ai sẽ hưởng lợi khi dự án này được tiến hành? Còn ai khác không? (Who else)
- Ai là tác giả của cuốn sách đang làm dư luận xôn xao?
- Chính sách này của nhà nước hướng đến đối tượng nào?

Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng nó đúng đắn, khéo léo và thông minh.

***Một chút thông tin về nguồn gốc của 5W1H

Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ The Elephant's Child của Rudyard Kipling. Bài thơ này như sau:

I have six honest serving-men
They taught me all I kneW
Their names are What and Where and When
And How and Why and Who.

Tạm dịch:

Tôi có 6 người đầy tớ trai trung thực
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là What và Where và When
How và Why và Who.

Tư duy sáng tạo là gì?

đăng 06:39, 24 thg 2, 2011 bởi Tư Duy Tiến Bộ

1. Gạt bỏ những hiều biết về kiến thức thông thường:
Trước hết, các bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây, nhưng tối thiểu phải suy nghĩ 5 phút
Có một chai rượu nho, nút bần trên miệng chai không mở được. Vậy làm thế nào để uống được chai rượu nho này mà không cần đập vỡ chai, cũng không xoi qua lỗ nút chai?

Bạn có trả lời câu hỏi trên một cách dễ dàng không?
Tất nhiên nhiều người sẽ trả lời đúng câu hỏi trên một cách dễ dàng. Những cũng có người phải chào thua. Câu trả lời thật đơn giản: Ấn nút bần cho lọt vào bên trong. Thế nhưng cũng có nhiều người không nghĩ ra, cứ nghĩ rằng muốn uống rượu thì pahỉ mở nút chai ra. Nếu nút chai không mở ra được thì sẽ không uống được rượu trong chai. Bản chất của câu hỏi trên chính là nhằm vào chỗ yếu trong suy nghĩ của con người, chỉ nghĩ theo sự hiểu biết thông thường của mình.

Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống. Tất nhiên, những hiểu biết đó đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, cũng có những lúc nó không những vô dụng mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta khi giải quyết một số vấn đề.

Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề đơn giản đến nỗi trẻ con cũng làm được mà người lớn lại cảm thấy vô cùng khó khăn.

2. Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ.
Nhà ảo thuật muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo ra, thường phải làm ngược lại cách nghĩ thông thường của khán giả. Thông thường, ai cúng nghĩ rằng, muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo thì phải thò tay vào túi áo. Giả sử nhà ảo thuật thò tay vào túi áo, lợi dụng khi lấy khăn tay luôn tiện lấy cả tờ giấy bạc ra thì rất dễ bị khán giả phát hiện

Cũng một động tác nhưng nếu ta làm ngược lại, thay vì lấy tờ giấy bạc ra lúc thò tay vào túi lấy khăn tay, nay nhà ảo thuật thò tay vào lấy chiếc khăn nhưng chỉ lấy chiếc khăn thôi, không có tờ giấy bạc nào cả. Khán giả cũng trố mắt để theo dõi chiếc khăn lấy từ túi ra có kèm theo vật gì không ? Không có. Khán giả có thể yên trí được rồi ! Thế nhưng lúc bấy giờ cũng chính là lúc nhà ảo thuật trôr tài của mình, anh ta đường hoàng thò tay vào túi để bỏ chiếc khăn vào và.thật nhanh, tờ giấy bạc được lấy ra trong lúc bỏ chiếc khăn vào, chứ không phải lúc lấy chiếc khăn ra. Từ đó ta thấy lường gạt hay ảo thuật đều làm ngược lại với những suy nghị thông thường của con nguời. Đó cũng là chỗ yếu tâm lý của chúng ta.

Đầu óc của con người vì sao lại bị ràng buộc bởi những hiểu biết về kiến thức thông thường hoặc kinh nghiệm của qúa khứ ?. Tôi cho rằng chẳng qua là bộ não của chúng ta cấu tạo quá hoàn chỉnh mà thôi.
Suy nghĩ cũng làm cho con người mệt mỏi, nên cần có thời gian thích đáng để nghỉ ngơi. Nhất là gặp những trường hợp nhiều lần được giải quyết một cách thuận lợi bởi những kinh nghiệm sẵn có, lúc đó đầu óc của chúng ta sẽ chọn các tiết kiệm tư duy để ứng phó với những vấn đề đó.

Điều đó làm cho đầu óc của chúng ta trở nên mất linh hoạt. Đó chính là nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo trong tư duy của con người.
Để tránh sự xơ cứng của bộ não, ta nên tập thành thói quen suy xét một vật hoặc một vấn đề từ nhiều khía cạnh.
Chịu khó tư duy, chịu khó động não, chắc chắn các bạn sữ có những cách giải quyết vấn đề hoặc những phát hiện bất ngờ.

3. Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo
Giữ gìn truyền thống là điều không ai chối cãi. Những trong thời đại tên lửa hiên nay, bất cứ ai cũng cần có những sáng tạo trong tư duy.
Nhưng thực tế thì hầu hết những người thông thường không có sự cố gắng trong việc rèn luyện tính sáng tạo tư duy của mình. Bởi lẽ họ cho rằng khả năng sáng tạo là bẩm sinh. Không thể rèn luyện hoặc nhờ sự cố gắng mà có.

Thực tế dù ở gia đình, nhà trường hoặc nơi làm việc, đều có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo. Nhất là tại các cơ quan làm việc. Đối với những suy nghĩ táo bạo của tuổi trẻ thường bị phê bình là: Quá non nớt! Quá ấu trĩ!

Ở một xí nghiệp nào đó khi có mặt giám đốc, các nhân viên vẫn cười nói bình thường, đấy là bầu không khí làm việc lý tưởng. Nhưng ngược lại tại một số nơi khi trưởng phòng xuất hiện các tổ trưởng lập tức câm miệng như hến, nhân viên bỗng nhiên trở nên hiền như con mèo con mới mang về. Ở những công ty đó, các nhân viên trẻ làm sao có khả năng phát huy tính sáng tạo trong công tác của họ. Khả năng phát triển của công ty sẽ bị hàn chế.

Giới hạn con người trong khuôn khổ lấy những hiểu biết về kiến thức thông thường, những tậ tục, những truyền thống, những ký ức để ràng buộc con người sẽ không thể có sáng tạo trong tư duy và công tác.


Nâng cao khả năng sáng tạo:
Để nâng cao khả năng sáng tạo, cần có phương pháp rèn luyện. Đó là:

1. Phương pháp đặt vấn đề:
Trước tiên, các bạn liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một bảng kê. Sau đó lần lượt suy nghĩ từng vấn đề. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được kiểu xem xét sự vật phiến diện hoặc bỏ sót cá chi tiết quan trọng. Tuy vậy, cũng không nên quá lệ thuộc vào phương pháp nạy vì quá lệ thuộc vào nó sẽ làm hạn chế tính sáng tạo.

2. Phương pháp liên tưởng đôi
Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng giống như phương pháp đặt vấn đề, giúp ta vượt qua các liên tưởng thông thường
Ví dụ: Cần sáng chế một sản phẩm mới về âm thanh nổi. Trước tiên, người ta liên tưởng tới một sản phẩm hoàn toàn không liên quan dến nó máy bay. Sau đó ta xem xét đặc tính, công dụng, trang bị của máy bay.

Căn cứ vào những yếu tố đó ta lại lần lượt xét các yếu tố đó với sản phẩm về âm thanh nổi.
Phương pháp này không những giúp ta nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới mà còn rèn luyện tính sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

3. Phương pháp phân tích hình thái:
Ví dụ: Muón làm một cái ly để đông dung dịch chúng ta cần xem xét hình dáng, kích thước, nguyên liệu của ly. Người ta lập một biểu đồ khối lập phương để lựa chọn điều kiện tối ưu. Có 48 trường hợp để lựa chọn, giúp chúng ta có những dữ liệu để sáng chế một sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn cao.

Ba phương pháp trên nhằm hạn chế sự lão hoá của bộ não nhưng đối với việc rèn luyện tư duy lại không có hiệu quả bao nhiêu.

Theo kinh nghiệm những người có sức sáng tạo phong phú thường là những người rất thích thú với các trò chơi về bộ não như: câu đố, tiểu thuyết suy luận, ảo thuật, truyện vui, tạp kỹ. Trong đó câu đố là một hình thức không thể thiếu được để rèn luyện trí óc của chúng ta. Nó bao gồm những tài liệu rèn luyện khả năng trực giác, khả năng quan sát, khả năng phân tích, khả năng suy luận, khả năng bền bỉ, khả năng sáng tạo của con người.

Tư Duy, nó là gì?

đăng 04:39, 24 thg 12, 2010 bởi Tư Duy Tiến Bộ

Cuộc sống ngổn ngang trăm mối khiến chúng ta đôi khi rơi vào trạng thái stress đầy lo âu và phiền muộn. Cần làm gì để có thể vượt qua những khó khăn này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một chiếc chìa khoá, hoặc ít nhất qua cách nhìn về tư duy tích cực của tác giả, biết đâu bạn sẽ tìm được chiếc chìa khoá mở cánh cửa Bình an và Hạnh phúc cho riêng mình.
Hãy nhìn phần nửa đầy của ly nước, thay vì nửa vơi

Thế nào là tư duy


hông cần nhờ đến cô hoa hậu hoàn vũ 2005 Natalie Glebova nhắc tới trong đêm chung kết cuộc thi, châm ngôn này và các biến thể của nó vốn dĩ đã khá quen thuộc với chúng ta. Đây chính là một ví dụ sống động và thuyết phục về cách nhìn tích cực một vấn đề. Mặc dù, thực tế nước trong ly chỉ còn một nửa, nhưng người có tư duy tích cực sẽ nhìn vào phần còn của ly thay vì là phần vơi.

Một người thất tình có thể tự dằn vặt bản thân: Cô ta lừa dối tôi, cô ta phản bội tôi, cô ta lợi dụng tôi. Nếu là bạn của người đó, tôi sẽ khuyên anh ta hãy học cách quên điều này đi mỗi khi vô tình hoặc cố tình nhớ đến, vì bây giờ nó chỉ là chuyện của cô ta mà thôi. Chuyện của anh là hãy chữa trị nỗi đau mà anh đang phải chịu đựng. Hãy nhìn vào thực tế vấn đề và nếu không đơn giản hóa nó được thì ít ra đừng phức tạp nó thêm. Một người nếu đã rèn được cho mình lối tư duy tích cực sẽ có thể đối mặt với vấn đề này theo cách đại lọai như là: Thật may mắn vì tôi cũng đã từng có được những tháng ngày hạnh phúc hoặc Chúng tôi đã có một thời thật đẹp.
Tư duy tích cực mang đến sự bình an và thăng hoa cho tâm hồn. Đó là hướng của những người biết cách sống, biết cách yêu thương và biết cách tha thứ cho mình và cho người... Để rồi một ngày khi gặp lại, bạn tôi có thể cười với nàng bằng một nụ cười chúc phúc thay vì ngoảnh mặt đi với sự tức giận vì quá khứ.

Phân loại tư duy
Người ta thống kê rằng mỗi ngày trí óc ta sản sinh ra khoảng 30.000 đến 50.000 ý nghĩ. Trong con số khá lớn này, liệu có bao nhiêu ý nghĩ là có ích và bao nhiêu đã làm mất năng lượng một cách vô ích? Để phân loại chúng, người ta chia ý nghĩ thành bốn nhóm:

Tư duy Tích cực:Là những suy nghĩ có lợi không những cho mình mà cho cả người khác như: tự tin, lạc quan, yêu thương, bao dung, đoàn kết

Tư duy Tiêu cực:Là những suy nghĩ làm tổn hại đến mình và đến người khác như: tự ti, ganh tỵ, mặc cảm, ích kỷ May mà tôi không vớ phải cô ta! cũng thuộc nhóm câu Nho trên cành còn xanh lắm! có lợi cho mình, nhưng không có lợi cho người khác (vì cô ấy đang bị bạn nói xấu).

Tư duy Lãng phí:Là những suy nghĩ rác, nghĩ vơ vẩn về những gì đã qua hoặc chưa đến làm tiêu hao năng lượng và mất thời gian của hiện tại.
Một thí sinh trong phòng thi mà lại mơ tưởng đến chuyến đi nghỉ sắp tới hay tưởng tượng thầy giám thị tặng cho đáp án thay vì tập trung vào làm bài thì thật là đang tư duy lãng phí.

Tư duy Cần thiết:Là những suy nghĩ cần thiết về công việc đang phải làm, đang phải giải quyết. Như thầy cô giáo thì phải suy nghĩ về bài giảng, diễn viên suy nghĩ cách nhập vai hay người hùng thì phải nghĩ cách chứng minh điều đó...
Lối tư duy góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.
Tất cả các ý nghĩ sinh ra dù cần thiết hay không, dù tiêu cực hay tích cực thì nó cũng làm ảnh hưởng đến cảm xúc, lời nói và hành động. Và vô hình trung nó cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tốt hoặc xấu đến chúng ta tùy theo điểm xuất phát của nó thuộc loại tư duy nào. Mối liên hệ giữa chúng có thể được biểu diễn bằng lược đồ sau:

Thế nào là tư duy

1-4 of 4