Thế nào là văn bản thuyết minh lớp 8

VĂN THUYẾT MINH

1. Khái niệm: Văn thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống; có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Yêu cầu:

- Về nội dung: Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích cho mọi người.

- Về hình thức: Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

3. Bố cục:

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.

- Thân bài: Trình bày các đặc điểm có tính chất khách quan khoa học về đối tượng; giải thích nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo, liệt kê các bộ phận cấu thành, các chủng loại,… của đối tượng và công dụng của nó.

- Kết bài: Đánh giá về đối tượng với khả năng, vai trò ứng dụng của nó trong thực tế.

4. Các phương pháp thuyết minh:

          Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.

          Để bài văn thuyết minh có tính thuyết phục, dễ hiểu, sáng tỏ, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh:

- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Sử dụng kiểu câu trần thuật có từ “là” nhằm giới thiệu, giải thích hoặc định nghĩa về sự vật, hiện hượng, vấn đề nào đó.

- Phương pháp liệt kê: Liệt kê các măt, các phương diện, các phần, các tính chất,… của đối tượng theo một trình tự nhất định nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một cách khách quan.

- Phương pháp nêu ví dụ: Đưa ra các ví dụ thực tiễn, sinh động chính xác và cụ thể, có tác dụng thuyết phục cao, làm cho người đọc (nghe) tin cậy.

- Phương pháp dùng số liệu (con số): Dùng những con số có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề nhanh nhất, thực tế nhất mà lại có sức thuyết phục nhất về đặc điểm nào đó của đối tượng, về vai trò nào đó của đối tượng.

- Phương pháp so sánh: Sự so sánh đối tượng; khía cạch của đối tượng,… với những cái gần gũi, cụ thể giúp cho người nghe (đọc) tiếp cận vấn đề nhanh, cụ thể, sáng rõ bởi nó dễ hiểu.

- Phương pháp phân loại, phân tích: Đối với những loại sự vật, đối tượng đa dạng, người ta chia ra từng loại, từng phần theo đặc điểm đối tượng thuyết minh để trình bày. Như vậy sẽ mang tính khách quan, đầy đủ, dễ theo dõi đối với người đọc (nghe).

5. Các yếu tố đan xen của phương thức biểu đạt khác:

5.1. Một số biện pháp nghệ thuật :

          Để văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, chúng ta có thể sử dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật. Bởi vì các biện pháp nghệ thuật thích hợp sẽ góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

          Một số biện pháp nghệ thuật thường dùng  trong văn bản thuyết minh là: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, các hình thức vè và diễn ca,…Thông thường hơn cả là các phép nhân hoá, ẩn dụ, so sánh để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh.

5.2. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh:

          Yếu tố miêu tả là những yếu tố của hiện thực khách quan trong đời sống. Chứng có hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh, hình khối, hương vị,… rất cụ thể mà giác quan con người có thể cảm nhận được. Yếu tố miêu tả thường dược sử dụng trong văn bản nghệ thuật để xây dựng hình tượng nghệ thuật.

          Để thuyết minh cho cụ thể sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Bởi vì yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
6. Một số ví dụ về đề văn thuyết minh:

- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Thuyết minh về đồ vật trong gia đình

- Thuyết minh về một thể loại văn học....vvv

Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, 9 chúng ta sẽ được làm quen với kiến thức mới là văn thuyết minh. Vậy văn thuyết minh là gì? Nó có những đặc điểm như thế nào và cách làm ra sao? Sau đây, muahangdambao.com sẽ gửi đến bạn thông tin bổ ích nhất xoay quanh chủ đề này.

Thuyết minh là gì?

Thuyết minh có thể được hiểu là đang giải thích, giới thiệu về đặc điểm tính chất nguyên nhân của một sự việc hay hiện tượng nào đó. Ngoài ra thuyết minh cũng còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng như thế nào. Thông thường thuyết minh sẽ tồn tại ở hai dạng chính là dạng nói và dạng viết.

Thuyết minh có nghĩa là như thế nào?

Ở dạng nói thì thuyết minh thường được dùng để giải thích những vấn đề đã được nêu ra từ đâu. Hoặc gần gũi hơn đó là sử dụng những lời thoại dịch các loại ngôn ngữ khác ra để người xem có thể hiểu được nội dung cụ thể của sự việc. Về dạng viết thì văn bản thuyết minh là kiểu văn bản sẽ được sử dụng trong mọi lĩnh vực.

Vậy văn thuyết minh là gì?

Theo định nghĩa đã học về văn thuyết minh lớp 8, lớp 9 thì đây là kiểu văn bản cực kỳ thông dụng trong đời sống hàng ngày nhằm cung cấp đa dạng các loại tri thức về đặc điểm, tính chất cũng như nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, xã hội hiện nay bằng phương thức trình bày, giới thiệu và giải thích rõ ràng. Vì có vai trò chính là cung cấp tri thức nên khi làm văn thuyết minh cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu như sau:

  • Tri thức được cung cấp trong bài văn thuyết minh phải có tính khách quan, xác thực và quan trọng hơn cả là hữu ích cho mọi người.
  • Cách trình bày các luận điểm, chứng cứ phải thật chính xác, rõ ràng, có tính chặt chẽ, hấp dẫn và logic để người đọc có thể hiểu rõ được tình hình cụ thể.
  • Và một yêu cầu cao hơn nữa khi làm văn thuyết minh đó chính là người viết phải kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả cùng với những biện pháp nghệ thuật một cách nhuần nhuyễn để làm cho đối tượng thuyết minh được trở nên nổi bật và hấp dẫn hơn.
Văn bản thuyết minh là gì?

*Dưới đây là ví dụ về một số đề văn thuyết minh mà chúng ta thường thấy trong các bài kiểm tra, thi tại trường:

  • Giới thiệu về một nhân vật lịch sử cụ thể vô cùng nổi tiếng
  • Giới thiệu về một vùng thôn quê hay một khu vực địa lý nào đó
  • Giới thiệu về những món đặc sản vùng miền hay món ăn cụ thể nào đó
  • Giới thiệu về 1 vị thuốc, thảo dược có lợi cho sức khỏe của con người
  • Giới thiệu về một loài hoa, loài động vật có trong tự nhiên

Đặc điểm tính chất của văn bản thuyết minh là gì?

Một đoạn văn thuyết minh được đánh giá là tốt sẽ là một văn bản có phần trình bày rõ ràng, mạch lạc, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng đang được đề cập tới. Và sự xác thực chính là tiêu chí hàng đầu của thuyết minh.

Bên cạnh đó, ngôn ngữ diễn đạt được sử dụng trong văn bản thuyết minh cũng phải đảm bảo được tính chính xác, chặt chẽ, cô đọng mà vẫn sinh động. Cách viết màu mè và quá dài dòng đi vào tiểu tiết sẽ gây cho người đọc sự nghi ngờ, khó chịu nên bạn cần hết sức tránh điều này. Như vậy bạn đã nắm chắc được đặc điểm của văn thuyết minh rồi đúng không nào?

Xem thêm: Hồi kí là gì? 5 bài hồi ký hay bạn nhất định phải đọc

Các phương pháp thuyết minh thường gặp

Để quá trình làm bài được thuận lợi nhất, bạn cần ghi nhớ 6 phương pháp thuyết dưới đây:

Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa, giải thích

Cụ thể, trong bài làm bạn sẽ cần định nghĩa và giải thích về một danh từ, tính từ, sự việc, sự vật nào đó. Ví dụ như định nghĩa hình bình hành gì là gì hay giải thích vì sao một tam giác lại là tam giác vuông,…

Ví dụ: Mô là một tập hợp của các tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào), có cấu tạo giống như nhau và cùng thực hiện một chức năng nào đó bên trong cơ thể người và động vật.

Phương pháp liệt kê các sự vật, hiện tượng

Có thể hiểu là liệt kê những thông tin mà đối tượng đang sở hữu như là một chiếc xe đạp thì sẽ bao gồm các bộ phận như yên xe, bánh xe, tay lái, sườn xe, cổ xe, bàn đạp, chuông,…

Ví dụ: Cây dừa nước đã cống hiến tất cả “của cải” của mình cho con người: Thân cây để làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ dùng làm vách, gốc dừa già thì làm chõ đồ xôi, nước dừa để giải khát, kho cá, kho thịt, nấu canh và làm nước mắm.

Phương pháp nêu ra ví dụ cụ thể

Nêu một ví dụ cụ thể về một trường hợp nào đó với mục đích nhấn mạnh. Ví dụ nêu ra những sự nguy hiểm mà virus corona có thể gây ra với những số liệu cho trước hoặc có sẵn để đưa vào bài thuyết minh.

Ví dụ: Người ta đã thực hiện yêu cầu cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người cố tình vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, người vi phạm lần đầu sẽ bị phạt 40 đô la, tái phạm phạt lên tới 500 đô la).

Ví dụ về các phương pháp thuyết minh thường sử dụng

Phương pháp so sánh

Với cách này, các bạn sẽ so sánh theo tính chất tương đồng để có thể làm nổi bật lên đối tượng đang cần thuyết minh.

Ví dụ: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích vô cùng lớn, bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn hơn gấp 14 lần diện tích của biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất Trái Đất.

Phương pháp phân loại và phân tích

Đây là phương pháp quan trọng nhất trong bài thuyết minh vì nó sẽ thể hiện được tính sâu sắc cũng như cụ thể khi bạn muốn làm được một bài văn thuyết minh ấn tượng và đầy đủ ý nhất.

Ví dụ: Khi bạn muốn thuyết minh về ngôi nhà của mình thì có thể chia ra thành từng phần nhỏ như: Vị trí của ngôi nhà, số tầng, vật liệu được sử dụng để tạo ra ngôi nhà, màu sơn,…

*Lưu ý: Có thể linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh ở trong cùng một bài nhưng lưu ý cần lựa chọn và sử dụng sao cho thích hợp nhất.

Phương pháp dùng các số liệu

Khiến cho các vấn đề được rõ ràng hơn bằng cách sử dụng những số liệu có sẵn đã được xác minh. Được dùng nhiều nhất là những con số cụ thể để tạo ra sức thuyết phục tuyệt đối cho đặc điểm và vai trò của đối tượng đang nói tới.

Ví dụ: Một tượng phật ở tỉnh Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc có chiều cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng còn có thể đỗ tới 20 chiếc xe con.

Xem thêm: Đàn gảy tai trâu là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng chuẩn

Hướng dẫn cách làm dàn ý văn thuyết minh

Bước 1: Cần xác định chính xác được đối tượng cần thuyết minh

  • Sưu tầm, ghi chép cẩn thận đồng thời lựa chọn các tư liệu có tính chính xác cao cho bài viết.
  • Lựa chọn 1 phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp với đề bài đưa ra.
  • Sử dụng những ngôn từ 1 cách chính xác, linh hoạt và dễ hiểu để khi thuyết minh có thể làm nổi bật lên các đặc điểm cơ bản của đối tượng đang nói tới.

Bước 2: Lập dàn ý chi tiết với đầy đủ các luận điểm logic

Trước khi viết bài cần lập dàn ý chính

Bước 3: Hoàn thiện bài văn thuyết minh

Cũng giống như các loại văn bản khác, khi viết văn bản thuyết minh chúng ta cũng cần chia thành 3 phần gồm:

  • Mở bài: Dùng để giới thiệu về đối tượng chuẩn bị thuyết minh
  • Thân bài: Trình bày cụ thể về cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, vai trò, cách sử dụng của 1 đối tượng cụ thể
  • Kết bài: Trình bày thái độ của bản thân với đối tượng

Những lưu ý quan trọng trong khi làm bài văn thuyết minh

  • Cần xác định rõ ràng đối tượng mà bạn chuẩn bị thuyết minh. Tìm hiểu thật kỹ những tài liệu có liên quan đến đối tượng để có những hiểu biết nhất định và cần thiết để hình thành nên bộ khung của bài làm văn.
  • Sắp xếp lại các tri thức mà mình vừa tìm hiểu được theo một trình tự hợp lý nhất định, tránh để lặp ý hoặc sót ý.
  • Nên lập dàn ý sơ bộ trước khi bắt tay vào viết bài văn để đảm bảo bài văn được mạch lạc và đầy đủ ý nhất có thể.
  • Sau khi đã hình thành bài văn thì phải đọc kỹ và soát lại những lỗi có thể xuất hiện trong bài và đảm bảo rằng bài văn được mạch lạc và trôi chảy nhất có thể.

Vừa rồi, các bạn đã cùng muahangdambao.com tìm hiểu về văn bản thuyết minh là gì cũng như cách để làm được một bài văn thuyết minh hay. Hy vọng rằng những kiến thức bổ ích mà chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong cả quá trình học tập nhé!

Video liên quan

Chủ đề