Thi thẩm định giá 2023

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam dự báo, trong quý cuối năm 2022 và đầu năm 2023, nguồn cung nhà ở sẽ tiếp tục khan hiếm nhưng giá bán sẽ không tăng.

Thống kê mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt, chủ yếu thuộc phân khúc trung, cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực.

Thi thẩm định giá 2023
Dự báo thị trường nhà ở năm 2023 tiếp tục khan hiếm nhưng giá bán sẽ không tăng. Ảnh minh họa internet.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam thì, nhu cầu nhà ở rất lớn nhưng thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều điểm nghẽn khó khăn. Các quy định của pháp luật, các thủ tục pháp lý đang khiến nhiều dự án nằm chờ, chưa thể triển khai. 

Việc kiểm soát chặt nguồn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao, trong đó có bất động sản cũng khiến thị trường co hẹp hơn, người mua nhà khó tiếp cận vốn. 

Đặc biệt, nguồn cung mới sản phẩm hiện nay lại khá yếu ớt. Phân khúc nhà ở đang khan hiếm nguồn cung ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Các chủ đầu tư dự án vẫn đang tích cực triển khai và kích hoạt các dự án nhưng do các rào cản về pháp lý nên nhiều địa phương rất chậm trong việc phê duyệt dự án. 

Ông Đính dự báo, trong quý cuối năm 2022 và đầu năm 2023, nguồn cung nhà ở sẽ tiếp tục khan hiếm nhưng giá bán sẽ không tăng.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận xét, động thái kiểm soát hạn mức tín dụng của phía ngân hàng sẽ vẫn được áp dụng mạnh mẽ trong năm 2023, lãi suất sẽ phải điều chỉnh tăng dưới sức ép của lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. 

“Khó khăn vẫn tiếp tục bủa vây cả doanh nghiệp lẫn người tham gia thị trường và tình trạng này có thể kéo dài sang năm 2023 nếu cơn khát vốn chưa được giải tỏa”, ông Quốc Anh nói.

Thi thẩm định giá 2023
Dự báo thị trường nhà ở năm 2023 tiếp tục khan hiếm nhưng giá bán sẽ không tăng. Ảnh minh họa internet.

Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định, giá đất, giá vật liệu xây dựng hiện tăng rất cao so với các năm trước. Khi chi phí phát triển dự án và nhân công gia tăng, các chủ đầu tư có dự án nhà ở buộc phải tính toán lại giá sản phẩm bán ra thị trường để cân bằng ngân sách. Ngoài ra, thời gian thẩm định pháp lý và hoàn thiện hồ sơ cấp phép dự án kéo dài cũng làm ngân sách dự án tăng lên, khiến các dự án mở bán sau rất khó đưa ra mức giá thấp hơn các dự án cùng phân khúc trước đó.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, chỉ số giá xây dựng trong 09 tháng đầu năm 2021 đã tăng 3,65% so cùng kỳ năm 2020 do sự tăng giá các vật liệu xây dựng đầu vào như: Thép, nhựa đường, xi măng… và mức tăng không phù hợp quy luật thông thường. Đặc biệt, tính từ giữa năm 2021 đến giữa năm 2022, giá thép tăng 9 lần, chiếm 40% và lên hơn 19 triệu đồng/tấn. Giá các loại vật liệu xây dựng khác như: Cát, sạn, xi măng, gạch ngói, đá, nhôm, kính đều tăng đáng kể, như giá gạch ngói tăng từ 8 - 10%, gạch ốp lát tăng đến 15%...

“Hơn hai năm qua, giá nhà có xu hướng tăng mạnh, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung chào bán giai đoạn này tập trung vào loại hình cao cấp, hạng sang, kéo giá bán trung bình toàn thị trường tăng lên. Đây là động thái mang tính cục bộ và không đại diện cho giá nhà trên toàn thị trường hiện tại.

Trong năm 2023, dự kiến sẽ có nhiều hơn những dự án thuộc phân khúc trung cấp, bình dân triển khai ra thị trường và điều này sẽ giúp cân bằng giá nhà, từ đó, giúp lượng lớn người có nhu cầu mua ở thực tiếp cận với nguồn cung phù hợp hơn", bà Trang Bùi nhấn mạnh.

Công Huy (t/h)

Thi thẩm định giá 2023

Đối với bất động sản, nhà ở, thu thập thông tin về vị trí và hình thái của bất động sản, kết cấu hạ tầng cấp thoát nước, viễn thông, điện, đường...

Theo dự thảo, căn cứ vào mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin, người thu thập thông tin tiến hành thu thập các thông tin phù hợp với phương pháp thẩm định giá dự kiến lựa chọn. Đối với một số nhóm tài sản có thể thu thập một hoặc một số nội dung thông tin sau:

Đối với bất động sản (đất; nhà ở; bất động sản thương mại; bất động sản công nghiệp; bất động sản nghỉ dưỡng..), thu thập thông tin về: Vị trí và hình thái của bất động sản (trên các văn bản pháp lý như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Bản đồ quy hoạch chi tiết khu vực... và trên thực tế hiện trạng); kết cấu hạ tầng (cấp và thoát nước, viễn thông, điện, đường, khu để xe); cảnh quan, môi trường xung quanh; khoảng cách từ vị trí bất động sản đến những địa điểm giao thông công cộng, cửa hàng, trường học, công viên, bệnh viện, những trục đường chính...

Đối với động sản là máy, thiết bị, phương tiện vận tải, vật tư, hàng hóa... mới, chưa sử dụng: Thực hiện thu thập thông tin về đặc điểm pháp lý (nếu có), số liệu về chỉ tiêu và đặc điểm kinh tế-kỹ thuật, năm sản xuất, nhà sản xuất, xuất xứ, số lượng, nhãn hiệu, công dụng, kích thước, chất liệu, điều kiện thanh toán và dịch vụ kèm theo (chế độ bảo trì, bảo hành, lắp đặt, thiết bị thay thế kèm theo...).

Đối với động sản là máy, thiết bị, phương tiện vận tải... đã qua sử dụng, thu thập thêm các thông tin về người sở hữu, năm đưa vào sử dụng, hiện trạng sử dụng, mức độ hao mòn, mức độ tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu, công suất thực tế và các đặc điểm khác ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá...

Đối với tài sản tài chính (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, các loại trái phiếu khác, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phái sinh, các khoản cho vay và phải thu, cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, khoản nợ...): Thu thập thông tin liên quan đến tính pháp lý của tài sản; thông tin về thị trường, thu nhập từ tài sản tài chính mang lại; chính sách thuế, phí, lệ phí và các điều kiện giao dịch của tài sản; quyền lợi và lợi ích có được từ việc nắm giữ tài sản, tính thanh khoản của tài sản tài chính.

Phân tích thông tin theo 4 nhóm

Dự thảo nêu rõ, phân tích thông tin là quá trình thẩm định viên tổng hợp, xem xét, đánh giá toàn bộ các thông tin đã thu thập được phục vụ cho quá trình thẩm định giá, qua đó đánh giá tác động của các yếu tố đến việc thẩm định giá và kết quả thẩm định giá cuối cùng.

Trong quá trình phân tích thông tin, thẩm định viên có thể đưa ra những giả thiết đối với những thông tin thu thập còn hạn chế, chưa chắc chắn mà không thể khắc phục được, tuy nhiên phải bảo đảm những giả thiết này là hợp lý, chặt chẽ, có cơ sở và phù hợp với mục đích thẩm định giá.

Các thông tin thu thập được phân tích theo các nhóm nội dung sau:

Phân tích những thông tin cơ bản về cuộc thẩm định giá: khách hàng thẩm định giá; mục đích thẩm định giá; thời điểm thẩm định giá; căn cứ pháp lý để thẩm định giá; cơ sở giá trị thẩm định giá.

Phân tích những thông tin về đặc điểm pháp lý, kinh tế - kỹ thuật thuật của tài sản thẩm định giá.

Phân tích những thông tin về thị trường; thực trạng và triển vọng cung cầu, các lực lượng tham gia thị trường, điều kiện giao dịch, sở thích và động thái của người mua - người bán tiềm năng; các tài sản thay thế hoặc cạnh tranh; sự thay đổi của các chính sách và pháp luật; sự phát triển kỉnh tế, xã hội, khoa học - công nghệ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị tài sản...

Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất (nếu có).

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Lan Phương