Thị trường tiêu thụ sữa đậu nành

Sản lượng sữa đậu nành Vinasoy ước giảm 10%

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Dù sản phẩm sữa được đánh giá là ít nhạy cảm hơn với dịch Covid-19, sản lượng tiêu thụ của công ty sữa đậu nành giữ thị phần số một thị trường vẫn giảm nhiều hơn kỳ vọng.

Thị trường tiêu thụ sữa đậu nành
Vinasoy hiện là công ty sữa đậu nành giữ thị phần lớn trên thị trường. Ảnh: TTXVN.

Báo cáo của Công ty chứng khoán SSI mới đây đưa ra ước tính sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành của Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (mã chứng khoán QNS) đã giảm 13% so với cùng kỳ trong quí 4-2020, và giảm khoảng 10% so với cùng kỳ trong năm 2020. Mảng sữa đậu nành có tỷ suất lợi nhuận gộp cao nhưng kinh doanh kém hơn dự kiến, SSI đánh giá.

QNS sở hữu thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy, giữ thị phần thống lĩnh 84% trong ngành hàng sữa đậu nành có thương hiệu. Dù vậy, Vinasoy mới chỉ đáp ứng khoảng 34% nhu cầu tiêu thụ sữa đậu nành cả nước, còn lại là sữa tự nấu, theo đánh giá của Công ty chứng khoán Rồng Việt.

Báo cáo tài chính hợp nhất quí 3-2020 của QNS trước đó cho thấy doanh thu và lợi nhuận gộp của mảng sữa đậu nành trong 9 tháng đầu năm lần lượt đạt 3.052 tỉ đồng và 1.357 tỉ đồng, lần lượt giảm 8,1% và 4,8% so với cùng kỳ.

Công ty chứng khoán Rồng Việt dự báo lợi nhuận gộp từ mảng sữa đậu nành của QNS trong năm 2021 sẽ đạt 1.931 tỉ đồng, phục hồi tăng 9% so với cùng kỳ từ mức thấp năm 2020, nhưng chỉ ở tương đương mức tăng của năm 2019.

Trong Nghị quyết cuối năm 2020, HĐQT của QNS quyết định đổi tên Trung tâm Giống mía Quảng Ngãi thành Trung tâm nghiên cứu và Phát triển đậu nành Vinasoy. Ngoài ra, QNS cũng tiếp tục ký hợp đồng với ông Ngô Văn Tụ, được xem là người khai sinh và là linh hồn cho thương hiệu sữa đậu nành chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam, tiếp tục giữ vai trò Giám đốc Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy trong năm nay.

Theo Công ty chứng khoán SSI, ngành sữa ít nhạy cảm hơn với dịch Covid-19. Được coi là mặt hàng thiết yếu, xu hướng sử dụng sản phẩm sữa sẽ được chia làm hai hướng, một là các sản phẩm giá rẻ và hai là sản phẩm cao cấp.

“Các công ty như Vinamilk và Vinasoy đã chứng kiến hiện tượng cơ cấu sản phẩm bán ra dịch chuyển về phía các sản phẩm giá rẻ trong chín tháng đầu năm nay. Ngược lại, sự phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra do nhóm thu nhập trung bình và cao ít bị ảnh hưởng hơn và họ vẫn sẽ có xu hướng gia tăng tiêu thụ các sản phẩm cao cấp”, báo cáo về ngành sữa của SSI mới đây đánh giá.

Liên quan đến công ty mẹ Đường Quãng Ngãi, Nghị quyết của HĐQT cũng cho biết doanh thu ước thực hiện trong năm 2020 là 6.835 tỉ đồng, thấp hơn đáng kể so với con số kế hoạch là 8.400 tỉ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế là 1.250 tỉ đồng, cao hơn so với kế hoạch đặt ra là 1.100 tỉ đồng.

Trong năm 2021, QNS dự kiến doanh thu thuần đạt 8.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 913 tỉ đồng (giảm 12% so với cùng kỳ). Lý do là sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành có thể phục hồi về mức năm 2019, trong khi sản lượng đường RS có thể đạt 110 nghìn tấn.

“QNS vẫn chưa tính đến mảng kinh doanh đường RE, vì công ty đang chờ quyết định về việc liệu các biện pháp bảo hộ có được áp dụng đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan hay không. Công ty hiện đang đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2021 bằng với kế hoạch năm 2020”, báo cáo của SSI đánh giá.

Vinasoy và những cột mốc mới trên hành trình phát triển

Ra đời từ 1997, đến nay Vinasoy đã là nhà sản xuất dẫn đầu về thị phần giá trị và sản lượng trong ngành hàng sữa đậu nành uống liền 9 năm liền (theo Kantar) đồng thời là nhà sản xuất sữa đậu nành số 1 được chọn mua 10 năm liên tiếp (theo Nielsen). Đặc biệt, năm 2021, khi diễn biến dịch bệnh phức tạp, doanh nghiệp đã có những bước chuyển biến linh hoạt, chủ động. Vì vậy, doanh thu từ sữa đậu nành tăng 5% cùng kỳ năm trước, nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 8% và giá bán trung bình giảm 3%. Đồng thời trong tháng 8/2021 vừa qua - cũng là tháng cao điểm của dịch bệnh, vì là mặt hàng thiết yếu nên thị phần của Vinasoy lên đến 92,2% (theo Nielsen). Trong năm nay, Vinasoy "vượt bão" Covid, ra mắt loạt sản phẩm mới như 4 vị mới Fami nguyên chất, 2 vị mới của Fami Canxi.

Thị trường tiêu thụ sữa đậu nành
Sữa đậu nành Việt và hành trình 24 năm vươn tầm thế giới

Chính tinh thần tự hào dân tộc cùng với những chiến lược quản trị doanh nghiệp chủ động đã giúp Vinasoy trở thành đơn vị sản xuất sữa đậu nành đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam lọt vào Top 5 Công ty sữa đậu nành lớn nhất thế giới 3 năm liên tiếp (theo GlobalData - công ty phân tích dữ liệu hàng đầu thế giới). Điều này đồng nghĩa với việc sữa đậu nành Việt đã có những dấu ấn đẹp trên bản đồ thế giới, đây sẽ là động lực để doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực, chinh phục những cột mốc mới trên hành trình phát triển.

Thành công đến từ những cú lội ngược dòng "ngoạn mục"

Để được như hiện tại, Vinasoy từng nhiều lần trải qua những giai đoạn ngặt nghèo. Tập thể với chỉ hơn 100 con người ngày ấy đã dò dẫm tìm đường để mở lối cho việc sản xuất của nhà máy. Sự kiện đánh dấu bước thoát hiểm là vào năm 2001, Fami được Bộ Nông nghiệp Mỹ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cung cấp cho "Chương trình sữa học đường tại Việt Nam". Sau này, khi Ban lãnh đạo Vinasoy ghé thăm trung tâm nghiên cứu giống, dinh dưỡng đậu nành ở nước bạn, họ thấy dòng chữ "Đậu nành - thực phẩm vàng của thế kỷ 21"và hiểu rằng ngày ấy Bộ Nông nghiệp Mỹ thực sự coi trọng giá trị dinh dưỡng của đậu nành và muốn đem đến cho chương trình những gì tinh túy nhất.

Thị trường tiêu thụ sữa đậu nành

Vinasoy với chiến lược tập trung chuyên biệt vào đậu nành trong suốt gần 25 năm hình thành và phát triển.

Đứng trước xu thế đa dạng hóa sản phẩm với sự xuất hiện nhiều công ty đa lĩnh vực, đa ngành nghề, Ban lãnh đạo Vinasoy sau nhiều lần cân nhắc đã quyết định dành trọn tình yêu và nhiệt huyết vào hạt đậu nành. Năm 2005, nhà máy sữa Trường Xuân (tiền thân của Vinasoy) đổi tên thành Công ty Sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy, khẳng định quyết tâm chỉ tập trung chuyên biệt vào đậu nành. Chính sự nỗ lực dám thay đổi, đi ngược lại với thị trường cùng với những chiến lược phát triển bài bản, đã giúp Vinasoy phát triển như ngày hôm nay.

Kiên định 5 giá trị cốt lõi

Một trong những yếu tố then chốt nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn có được trong hành trình phát triển của mình là yếu tố con người. Ở Vinasoy, các thành viên đều có chung một niềm tin và khát vọng vươn lên, luôn giữ vững tâm thế của người khởi nghiệp, đồng thời kiên định với 5 giá trị cốt lõi có từ những ngày đầu thành lập. Trong đó điều mà Ban lãnh đạo Vinasoy nhận thấy quan trọng nhất là cách hành xử trong sạch, vững mạnh.

Một câu chuyện nhỏ thể hiện điều này được Ban lãnh đạo Vinasoy chia sẻ đầy tự hào, trong dịp kỉ niệm 10 năm thành lập công ty, 100 người từ lúc thành lập vẫn còn tiếp tục đồng hành cùng Vinasoy đến tận 98 người mặc cho những lời "chiêu dụ" hấp dẫn về lương thưởng. "Bởi tất cả anh em chúng tôi đều hiểu rằng, động lực của Vinasoy bấy giờ không chỉ là kinh doanh đơn thuần nữa, mà là khát khao đem đến những giá trị, những lợi ích thiết thực cho chính những người công nhân trong nhà máy, cho những người nông dân trên cánh đồng, và hàng chục triệu đồng bào Việt Nam", ông Ngô Văn Tụ - Giám đốc  điều hành Vinasoy chia sẻ thêm.

Với sự đồng lòng, quyết tâm đó cùng tình yêu lớn dành cho đậu nành và những chiến lược phát triển bền vững, khi Vinasoy nổi lên như một hiện tượng trong ngành hàng FMCG vào khoảng năm 2015 khi doanh nghiệp liên tục tăng trưởng 2 con số trong khi trung bình ngành chỉ khoảng 4%, rất nhiều người cho rằng đó là điều kì diệu. Nhưng với Vinasoy, đó là kết quả tất yếu của một tập thể đoàn kết, bám sát 5 giá trị cốt lõi cùng sự kiên định của những người đứng đầu.

Phát triển vùng nguyên liệu bền vững


Vùng nguyên liệu đậu nành nội địa là ước mơ của ban lãnh đạo Vinasoy. Vốn xuất thân từ Quảng Ngãi, họ luôn thấm nhuần tinh thần nhà nông. Như ông Ngô Văn Tụ từng chia sẻ: "Vinasoy có được những gì ngày hôm nay là nhờ những hạt đậu nành trồng nên từ đất mẹ. Chúng ta làm tất cả để không chỉ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực thức uống dinh dưỡng, mà còn là chuyên gia về hạt giống đậu nành, phát triển cây đậu nành Việt Nam vươn tầm thế giới".

Trên tinh thần đó, năm 2013 Vinasoy đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) theo mô hình quốc tế. Đặc biệt, trung tâm còn xây dựng được ngân hàng gen đậu nành với số lượng lên đến hơn 1.500 dòng/giống khác nhau, trong đó có rất nhiều nguồn gen quý cả trong và ngoài nước.

Thị trường tiêu thụ sữa đậu nành

Cánh đồng đậu nành của Vinasoy tại huyện Cư Jút - tỉnh Đăk Nông.

VSAC đã phát triển hai giống đậu nành được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong đó, giống Vinasoy 02-NS đã được Cục Trồng trọt cho phép sản xuất kinh doanh giống tại miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2021, vùng nguyên liệu đậu nành của Vinasoy đã phát triển ổn định tại bốn khu vực này. Ông Huỳnh Sơn Hải - Giám đốc Trung tâm VSAC chia sẻ: "Điều này khẳng định Vinasoy không chỉ là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành hàng sữa đậu nành, mà còn đủ khả năng chọn tạo ra những giống đậu nành mới không biến đổi gen có đặc tính nông học phù hợp với các vùng nguyên liệu và đáp ứng chất lượng sản phẩm của Vinasoy".

Thị trường tiêu thụ sữa đậu nành

Vinasoy có đủ khả năng chọn tạo ra những giống đậu nành mới không biến đổi gen và có đặc tính nông học phù hợp với các vùng nguyên liệu.

Chia sẻ về tương lai, Giám đốc điều hành Vinasoy cho hay: "Xác định được định hướng chiến lược chính là xương sống hoạt động của mỗi công ty. Đã làm kinh doanh thì lúc nào phía trước mặt cũng là thách thức, bản thân cá nhân và doanh nghiệp phải có đủ tâm huyết, tầm nhìn chiến lược và sự sáng tạo để tìm cách vượt qua. Nó đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực và khát vọng vươn lên". Đồng thời, ông cũng chia sẻ thêm về kế hoạch của Vinasoy trong năm 2022 sẽ tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm dinh dưỡng từ các loại thực vật khác, mang đến nhiều sự lựa chọn thú vị cho người tiêu dùng.

Trường Thịnh