Thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc tiến hành cải cách xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy nhằm mục đích gì

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5 có đáp án năm 2021 mới nhất

  • Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 5: Trung quốc thời phong kiến
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5: Trung quốc thời phong kiến (phần 1)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5: Trung quốc thời phong kiến (phần 2)

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 10 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

Bài giảng: Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Tiết 1) - Cô Triệu Thị Trang (Giáo viên Tôi)

Bài 5. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Câu 1:Dưới triều Tần, nông dân được phân hóa thành các bộ phận chính nào?

A.Giai cấp địa chủ, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh

B.Nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh, tư sản dân tộc.

C.Phú nông, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.

D.Phú nông, nông dân lĩnh canh, tiểu tư sản trí thức

Đáp án :Dưới triều Tần, nông dân đã bị phân hóa.Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (giai cấp địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh. Số nông dân còn lại là những người rất nghèo, không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2:Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?

A.Tần

B.Hán

C.Sở

D.Triệu

Đáp án :Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN nhà Tần thống nhất Trung Quốc dựa vào tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3:Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới triều Tần bao gồm

A.Thừa tướng và Thái úy

B.Tể tướng và Thái úy

C.Tể tưởng và Thừa tướng

D.Thái úy và Thái thú

Đáp án :Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4:Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành

A.Phủ, huyện

B.Quận, huyện

C.Tỉnh, huyện

D.Tỉnh đạo

Đáp án :Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở Huyện).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5:Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là

A.nông dân tự canh.

B.nông dân lĩnh canh.

C.nông dân làm thuê.

D.nông nô.

Đáp án :Nông dân lĩnh canh là những người bị mất ruộng đất, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp tô.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6:Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ

A.Quan lại.

B.Quan lại và một số nông dân giàu có.

C.Quý tộc và tăng lữ.

D.Quan lại, quý tộc và tăng lữ.

Đáp án :Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ quan lại và một số nông dân giàu có.

- Quan lại là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.

- Nông dân cũng bị phân hóa thành các bộ phận: một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ); một số khác giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh; một bộ phận còn lại nghèo, mất hoặc không có ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy - trở thành nông dân lĩnh canh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7:Người nông dân dưới thời Đường nhận ruộng của nhà nước phải có nghĩa vụ

A.nộp tô cho nhà nước

B.thực hiện chế độ tô, dung, điệu

C.đi lao dịch cho nhà nước

D.nộp thuế cho nhà nước

Đáp án :Dưới thời Đường, khi nhận được ruộng đất của nhà nước theo chế độ quân điền thì nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8:Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là

A.Chế độ quân điền

B.Chế độ tỉnh điển

C.Chế độ tô, dung, điệu

D.Chế độ lộc điền

Đáp án :Sau khi nhà Đường được thành lập (618), cùng với biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9:Trung Quốc trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất dưới triều đại nào?

A.Kim

B.Mông Cổ

C.Đường

D.Thanh

Đáp án :Đến thời nhà Đường, các hoàng đế đứng đầu đất nước tiếp tục chính sách mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam (lãnh thổ Việt Nam hồi đó), ép Tây Tạng thần phục. Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10:Phật giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nào?

A.Hán

B.Đường

C.Minh

D.Thanh

Đáp án :Phât giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nhà Đường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11:Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?

A.Trần Thắng - Ngô Quang

B.Chu Nguyên Chương

C.Lý Tự Thành

D.Triệu Khuông Dẫn

Đáp án :Do đời sống của nhân dân khổ cực do sự khủng hoảng cuối triều Minh => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân lại nổ ra. Cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12:Ai là người sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc?

A.Trần Thắng - Ngô Quảng

B.Triệu Khuông Dẫn

C.Chu Nguyên Chương

D.Hoàng Sào

Đáp án :Chu Nguyên Chương là người đã sáng lập ra nhà Minh. Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368 - 1644).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13:Các tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc thời kì phong kiến bao gồm

A.Thủy hử, Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa.

B.Cửu chương toán thuật, Tây du kí, Hồng lâu mộng.

C.Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Bản thảo cương mục.

D.Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, A quy chính truyện.

Đáp án :Các tác phẩm tiểu thuyết lớn của văn học Trung quốc thời kì phong kiến bao gồm: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thị Nại Am), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), …

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14:Loại hình văn học nổi bật và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật dưới thời Đường là

A.Thơ

B.Kinh kịch

C.Tiểu thuyết

D.Sử thi

Đáp án :Thơ Đường là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học Trung Quốc thời kì phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15:Một loại hình văn học - nghệ thuật mới rất phát triển dưới thời Minh, Thanh là

A.Thơ

B.Kịch nói

C.Kinh kịch

D.Tiểu thuyết

Đáp án :Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ở thời Minh, Thanh. Với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung; Thủy Hử của Thị Nại Am; Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân; Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16:Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc bao gồm

A.Phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng

B.Phương pháp luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, làm men gốm

C.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D.Giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng

Đáp án :Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có bốn phát minh quan trọng nhất là: Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17:Việc tăng cường chính quyền phong kiến dưới thời Đường nhằm mục đích gì?

A.với tay đến tận các địa phương.

B.nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

C.tăng cường quyền lực của bộ máy nhà nước.

D.đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.

Đáp án :Dưới thời Đường, bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18:Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường dựa theo hình thức nào?

A.dòng dõi và tiến cử.

B.dòng dõi.

C.khoa cử.

D.tiến cử.

Đáp án :Thời nhà Đường, các khoa thi được mở để tuyển chọn quan lại (không chỉ trong giới quý tộc mà cả con em địa chủ) những người đỗ đạt ra làm quan.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19:Thời nhà Minh bỏ các chức Thừa tướng, Thái uý và thay vào đó bằng chức gì?

A.Các quan thượng thư phụ trách các bộ

B.Tiết độ sứ

C.Quan văn, quan võ

D.Không thay thế chức nào

Đáp án :Năm 1380, nhà Minh bãi bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là các Thượng Thư phụ trách các bộ (6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20:“Con đường tơ lụa” ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

A.Tần - Hán.

B.Đường.

C.Minh.

D.Thanh.

Đáp án :Vào thời Đường, các tuyến Đường giao thông đã được hình thành trong các thế kỉ trước, hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21:Chức quan Tiết độ sứ được giao cho những công thần và thân tộc đi caiquản vùng biên cương của Trung Quốc dưới thời

A.Tần - Hán.

B.Đường

C.Thanh.

D.Minh

Đáp án :Các Hoàng đế thời Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đặc biệt giao cho các công thần hoặc người thân tộc giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải các miền biên cương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22:Trong lĩnh vực tư tưởng, người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng Nho giáo là

A.Mạnh Tử.

B.Khổng Tử.

C.Lão Tử.

D.Tuân Tử.

Đáp án :Khổng Tử là người khai sáng, người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng Nho giáo, đồng thời là triết gia lỗi lạc bậc nhất của Á Đông.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23:Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần?

A.Tài sản nói chung

B.Ruộng đất

C.Vàng bạc

D.Công cụ sở hữu

Đáp án :Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh thời Tần là yếu tố ruộng đất.

- Nông dân tự canh: có ruộng đất để cày cấy.
- Nông dân lĩnh canh: nhận ruộng đất từ địa chủ để cày cấy.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24:Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế nào?

A.Nông dân phải nộp tô thuế, hoa lợi cho địa chủ.

B.Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành nhiều bộ phận.

C.Quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân công xã xuất hiện.

D.Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh xuất hiện.

Đáp án :- Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt mà năng xuất lao động tăng lên. Một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ. => Giai cấp địa chủ xuất hiện.

- Nông dân bị phân hóa:

+ Một bộ phận nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất trở thành giai cấp bóc lột.

+ Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân tự canh, có nghĩa vụ nộp thuế và đi lao dịch cho nhà nước.

+ Bộ phận còn lại là nông dân nghèo, không có hoặc bị mất hết ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là nông dân lĩnh canh.

=> Quan hệ bóc lột bằng địa tô giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh xuất hiện, đánh dấu xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25:Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Đường?

A.Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc

B.Các tuyến giao thông được mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất

C.“Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất

D.Đã thành lập các phường hội và thương hội chuyên sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công

Đáp án :Thời Đường, người dân đã áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống xác định thời vụ. => Sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt. Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt, đóng thuyền và hàng chục người làm việc. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ sản xuất.

Đáp án D:Sự thành lập các phường hội và thương hội là biểu hiện của sự phát triển kinh tế ở các trong các thành thị trung đại Tây Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26:Ý nào sau đây phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thương nghiệpdưới thời Đường?

A.Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

B.Sản xuất được lụa in hoa và thêu kim tuyến, xuất hiện trung tâm dệt nổi tiếng như Hàng Châu.

C.“Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất.

D.Thành lập các phường hội và thương hội chuyên sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công.

Đáp án :Dưới thời Đường, thương nghiệp phát triển thịnh đạt. Con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập và mở rộng.

Trung Quốc có mối quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Lái buôn nước ngoài hoặc bằng đường biển, hoặc dùng lạc đà vượt sa mạc (“con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển) chở hàng quý như ngà voi, sừng tê, thủy tinh,… đến Trung Quốc bán rồi chở về nước họ vàng, bạc và các sản phẩm nổi tiếng như lụa, đồ sứ, giấy bút,…

Các đáp án A, B, D nói về lĩnh vực thủ công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27:Ý nào sau đây không phản ánh đúng chính sách xây dựng chế độ quân chủchuyên chế tập quyền của Minh Thái Tổ?

A.Chia đất nước thành các tỉnh

B.Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)

C.Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại

D.Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội

Đáp án :Các chính sách của Minh Thái Tổ nhằm xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền là

- Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

- Tăng cường phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, công thần thân tín để làm chỗ dựa cho triều đình.

- Chia đất nước thành các tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình.

- Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quân đội.

Thời Minh không có chính sách ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28:Chính sách đối nội của các vua thời Tần - Hán có tác động như thế nàođến xã hội phong kiến Trung Quốc?

A.Xã hội phong kiến phát triển, đạt đến đỉnh cao.

B.Gia tăng mâu thuẫn giữa các dân tộc trong xã hội.

C.Xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

D.Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.

Đáp án :- Các chính sách đối nội thời Tần:

+ Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

+ Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.

- Các chính sách đối nội thời Hán:

+ Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

+ Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân.

+ Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

=> Tác động: Kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29:Ý nào sau đây không thuộc nội dung cơ bản của Nho giáo?

A.Quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng.

B.Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ

C.Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức

D.Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đình

Đáp án :Nho giáo là tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông, đối với gia đình con cái phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nho giáo không đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ, hay nói cách khác là Nho giáo “Trọng nam khinh nữ”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30:Sắp xếp theo thứ tự cho đúng với thuyết “ngũ thường” của Nho giáo

A.Nhân - Nghĩa - Lễ - Tín - Trí

B.Nhân - Nghĩa - Tín - Trí - Lễ

C.Nhân - Trí - Lễ - Nghĩa - Tín

D.Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín

Đáp án :Thuyết “ngũ thường” hay còn gọi là 5 đức tính hằng có của con người. Theo quan niệm của Nho giáo, 5 điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31:Nhà Thanh ở Trung Quốc được xem là

A.Triều đại ngoại tộc

B.Triều đại phong kiến dân tộc

C.Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao

D.Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn

Đáp án :- Sau cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều đình Mãn Thanh sụp đổ, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh (1644 – 1911).

- Dân tộc Hán dưới các triều đại phong kiến coi ngưởi Mông Cổ và Mãn Thanh là ngoại tộc đã đánh chiếm và thống trị đất nước to lớn này qua nhiều thế kỷ và gây ra họa đồng hóa lớn lao, nghiêm trọng, làm thay đổi nền văn hóa cố cựu và tư tưởng Hán tộc. Đối với Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ cả ngàn năm và sau đó lại xâm lăng ở từng triều đại nữa, trong đó có Mông Cổ và Mãn Thanh.

=> Triều Thanh là triều đại ngoại tộc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32:Ý nào không phải biểu hiện sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốccuối thời Minh - Thanh?

A.Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc.

B.Nông dân phải chịu nhiều loại tô thuế cao, lao dịch nặng nề.

C.Các công xưởng thủ công xuất hiện trong thủ công nghiệp.

D.Nông dân đứng lên khởi nghĩa ở nhiều nơi.

Đáp án :Những biểu hiện về sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh:

- Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ diễn ra nghiêm trọng: vương công có nhiều “hoàng trang” và địa chủ có hàng nghìn mẫu ruộng.

- Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.

- Những người nông dân và thợ thủ công ngày càng cực khổ phải chịu tô thuế cao, lao dịch nặng nề.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, chính quyền phong kiến suy yếu.

- Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Thanh gây nên xung đột kịch liệt dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33:Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phongkiến Trung Quốc và một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?

A.Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền

B.Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông

C.Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn hơn hẳn

D.Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận

Đáp án :Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm. Nho giáo bao gồm các quan niệm về quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng vợ là giường mối, kỉ cương đạo đức phong kiến. Nho giáo mặc dù sau này có ít nhều thay đổi qua các thời đại nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến… => Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 34:Nhà Đường sau khi thành lập đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bộ máy cai trị, ngoại trừ việc

A.củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế

B.cử người thân tín cai quản các địa phương

C.cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương

D.xóa bỏ chế độ tiến cử quan lại

Đáp án :Các biện pháp tăng cường bộ máy cai trị của chính quyền nhà Đường:

- Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.

- Cử người thân tín cai quản các địa phương, tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.

- Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

Nhà Đường có mở thêm các khoa thi để tuyển chọn quan lại nhưng không xóa bỏ chế độ tuyển chọn quan lại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35:Công cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần mang ý nghĩa gì quan trọng?

A.chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.

B.tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.

C.tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.

D.chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.

Đáp án :Trước thời Tần, cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc diễn ra, đây là các cuộc thôn tính và xâu xé lẫn nhau giữa các quốc gia nhỏ ở Trung Quốc trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang. Cho đến thế ki IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm dứt tình trạng chiến tranh, chia cắt lãnh thổ. Năm 221 TCN, Tần đã thống nhất được Trung Quốc, xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 36:Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần - Hán là

A.Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

B.Quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C.Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D.Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

Đáp án :- Quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc được thiết lập dưới thời Tần - Hán, đó là quan hệ bóc lột bằng địa tô giữa địa chủ vớinông dân lĩnh canh.

- Giai cấp địa chủ xuất hiện khi: một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ.

- Nông dân bị phân hóa:

+ Một bộ phận nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất trở thành giai cấp bóc lột.

+ Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân tự canh, có nghĩa vụ nộp thuế và đi lao dịch cho nhà nước.

+ Bộ phận còn lại là nông dân nghèo, không có hoặc bị mất hết ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là nông dân lĩnh canh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 37:Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ vào cuối mỗi triều đại phong kiếnTrung Quốc đều xuất phát từ nguyên nhân nào?

A.Triều đại phong kiến suy sụp, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đời sống của người nông dân quá cực khổ

B.Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến, đời sống người nông dân quá khổ cực

C.Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, các thế lực ngoại bang xâm lược, đời sống người dân quá khổ cực

D.Nhà nước không chăm lo đến đời sống của nông dân, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực.

Đáp án :Các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng giống như các triều đại phong kiến Việt Nam sau đó ở cuối mỗi triều đại hầu hết đều rơi vào khủng hoảng trầm trọng => đời sống nhân dân cực khổ => mâu thuẫn xã hội gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân. Xét từng triều đại phong kiến Trung Quốc có thể minh chứng cho điều này:

- Triều Tần: Do các cuộc chiến tranh liên miên hao người tốn của => mâu thuẫn giai cấp gay gắt => Nông dân khắp nơi vùng dậy, các thế lực cát cứ cũng tranh giành lẫn nhau => nhà Hán sụp đổ rồi Lý Uyên lập ra nhà Đường.

- Triều Đường: Cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do to thuế nặng nề, sưu dịch liên miên, nạn đói thường xuyên diễn ra = > Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra. Đến sau đó, cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1368 lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368 – 1644).

- Triều Minh: cũng rơi và khủng hoảng như hai triều đại trước => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân lại nổ ra, trong đó cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.

- Triều Thanh: giữa lúc triều Thanh sụp đổ như vậy, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 38:Ý nào sau đây không phải nguyên nhân đưa đến nền kinh tế tư bản chủnghĩa vẫn không phát triển được ở nước này?

A.Do Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản

B.Quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời vẫn được duy trì chặt chẽ ở Trung Quốc

C.Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến chuyên chế

D.Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt

Đáp án :Kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát tiển được ở nước này do:

- Quan hệ sản xuất phong kiễn lối thời vẫn được duy trì ở Trung Quốc đó là quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân. Trải qua các triều đại phong kiến lâu đời ở Trung Quốc, quan hệ sản xuất này vẫn tiếp tục được duy trì bền vừng và chưa có biểu hiện bị phá vỡ.

- Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền chuyên chế, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện các biện pháp có thể để củng cố quyền lực của nhà vua và dòng họ. Đặc biệt là dưới thời Đường dù kinh tế công thương nghiệp phát triển nhưng không đủ điều kiện để hình thành kinh tế tư bản chủ nghĩa khi quyền lợi có quý tộc và dòng họ vẫn được đặt lên trên hết, quý tộc và địa chủ được tạo điều kiện tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.

- Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt, nhà nước vẫn củng cố chế độ ruộng đất quân điền, buộc nhân dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung điệu.

Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản không phi là nguyên nhân giải thích đúng tại sao kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 39:Đâu không phải là biểu hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Minh?

A.Các hình thức công xưởng thủ công xuất hiện.

B.Các ông chủ bỏ vốn cho nông dân trồng mía và thu lại bằng đường.

C.Các thương nhân châu Âu đến buôn bán, thành thị mọc lên nhiều và phồn thịnh.

D.Nhà nước lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

Đáp án :Dưới thời Minh, những mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc. Biểu hiện:

- Trong thủ công nghiệp:

+ Hình thức công xưởng thủ công đã xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đồ sứ. Ở Giang Tây có những trung tâm làm đồ gốm lớn như Cảnh Đức có tới 3000 lò gốm sứ.

+ Có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ và người làm thuê là chủ xuất vốn, thợ xuất sức: Có những chủ xưởng dệt nắm trong tay hàng vạn lạng bạc tiền vốn, hàng chục khung cửi và hàng chục thợ. Những người thợ này làm thuê để lấy tiền công. => Đáp án A đúng.

- Trong nông nghiệp: có hình thức bỏ vốn liếng và thu sản phẩm gọi là hình thức bao mua, mùa xuân họ xuất vốn cho nông dân trồng mía, mùa đông thu lại bằng đường. => Đáp án B đúng.

- Trong thương nghiệp: Từ thế kỉ XVI, đã có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán. Các thành thị ở thời Minh mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn. => Đáp án C đúng.

- Đáp án D. Nhà nước lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân - là biểu hiện của kinh tế Trung Quốc dưới thời Đường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40:Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

A.Quan hệ vua – tôi được xác lập

B.Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập

C.Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập

D.Vua Tần xưng là Hoàng đế

Đáp án :Chế độ phong kiến được xác lập khi hình thành được quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh. Khi triều Tần được thành lập, các giai cấp mới đã hình thành.

- Quan lại có nhiểu ruộng đất tư trở thành địa chủ.

- Nông dân phân hóa thành:

+ Nông dân tự canh: vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy.

+ Nông dân lĩnh canh: không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ đề cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất.

=> Quan hệ bóc lột địa tô của đại chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 41:Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành ở Trung Quốc phảnánh điều gì?

A.Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành.

B.Sự biến đổi giai cấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc.

C.Mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa địa chủ và nông dân tá điền.

D.Hình thành quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

Đáp án :- Giai cấp địa chủ: Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt mà tăng năng xuất lao động. Một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ.

- Nông dân bị mất ruộng đất, nghèo túng phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy hình thành nên giai cấp nông dân tá điền.

=> Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 42:Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm gì tiến bộ hơn so với các triều đại trước?

A.Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc

B.Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử

C.Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử

D.Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng

Đáp án :- Các triều đại trước, hệ thống quan lại triều đình đều thuộc giới quý tộc, nếu có địa chủ thì sẽ thông qua hình thức tiến cử chứ chưa có khoa cử.

- Triều Đường có tuyển chọn thêm con em của địa chủ thông qua khoa cử, những người đỗ đạt có thể làm quan => không chỉ quý tộc mà địa chủ cũng có thể tham gia vào bộ máy chính quyền từ Trung ương đến Địa phương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 43:Điểm khác trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống là gì? Vì sao có sự khác nhau đó?

A.Nhà Nguyên thực hiện chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử hà khắc. Do nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc

B.Nhà Nguyên thực hiện khuyến khích phát triển nông nghiệp và thương nghiệp. Do nhà Nguyên có những vị vua anh minh.

C.Nhà Nguyên thực hiện áp bức dân tộc đối với người Mãn. Do nhà Nguyên xuất thân từ tộc người Mông Cổ.

D.Nhà Nguyên thực hiện miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề. Do nhà Nguyên xuất thân từ tộc người Mông Cổ.

Đáp án :- Sự khác nhau trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống:

+ Chính sách của nhà Tống là xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của triều đại trước, khuyến khích phát triển nông ngiệp và thủ công nghiệp…

+ Chính sách của Nhà Nguyên: Chính sách phân biệt, đối xử giữa các dân tộc, trong đó: Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền, người Hán thì bị cấm đoán đủ thứ.

- Giải thích sự khác nhau:

Do nhà Tống là của người Trung Quốc thành lập. Còn nhà Nguyên là triều đại bên ngoài được lập nên bởi chính sách xâm lược của người Mông Cổ. Nên họ thực hiện những chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử hà khắc đối với nhân dân bản xứ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 44:Nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh có đặc điểm gì nổi bật?

A.Xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn

B.Thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh

C.Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền

D.Kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện

Đáp án :Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc thời Minh là kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Một số nghề đã có những xưởng thủ công lớn.

- Các nhà buôn xuất hiện và hoạt động tích cực.

- Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh tế lớn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 45:Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?

A.Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn.

B.Kinh tế phát triển tương đối toàn diện.

C.Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lấn, xâm lược các lãnh thổ bên ngoài.

D.Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

Đáp án :Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao:

- Kinh tế phát triển tương đối toàn diện:

+ Nhà nước thực hiện chế độ quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, định thời vụ. => Sản lượng tăng nhiều hơn trước.

+ Thủ công nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt, xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

+ Hai “con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được hình thành.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 46:Chính sách của các triều đại phong kiến Tần, Hán, Đường có điểm gì chung?

A.Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiên với các nước láng giềng

B.Luôn thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ

C.Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”

D.Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu

Đáp án :Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện chính sách đối ngoại quan trọng là xâm lược mở rộng lãnh thổ - chính sách “Đại hán”.

- Nhà Tần, Hán: từ đất gốc của Trung Hoa ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà, nhà Tần và nhà Hán đã lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Hoàng (Cam Túc), thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía Đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.

- Nhà Đường:đem quân lấn chiến vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. => đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 47:Mỗi nội dung ở cột bên trái gắn với triều đại phong kiến Trung Quốc nào ở cột bên phải?

1. Chế độ phong kiến Trung Quốc

2. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao

3. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện Trung Quốc

4. Chế đồ phong kiến Trung Quốc suy vong

a) Đường

b) Tần, Hán

c) Thanh

d) Minh


A.1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c.

B.1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d.

C.1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b.

D.1 – b; 2 – a; 3 – c; 4 – d.

Đáp án :

Thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc tiến hành cải cách xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy nhằm mục đích gì

Đáp án cần chọn là: A


Câu 48:Dưới thời Đường, “con đường tơ lụa” có ý nghĩa là

A.Tăng cường giao lưu hàng hóa và văn hóa giữa Trung Quốc với thế giới.

B.Làm cho nghề dệt lụa của Trung Quốc phát triển mạnh hơn.

C.Thúc đẩy thương nghiệp Trung Quốc phát triển.

D.Tăng cường sự liên hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia kề cận.

Đáp án :Trung Quốc là quê hương của tơ lụa. Từ rất sớm, tơ tằm cùng các sản phẩm dệt nổi tiếng của Trung Quốc đã được vận chuyển ra nước ngoài. Sự ưa chuộng ngày càng phổ biến cùng những chuyến hàng mang sản phẩm tơ lụa sang phương Tây đã dần hình thành nên tuyết đường giao thương quốc tế mà về sau nó được mang tên là con đường tơ lụa. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển và trên bộ của Trung Quốc dưới thời Đường có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy giao lưu hàng hóa và văn hóa giữa Trung Quốc và thế giới.

- Văn hóa: việc khai thông con đường tơ lụa đã mở ra một kỷ nguyên mới trong vấn đề giao thông, trao đổi thương mại và giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây. Trung Quốc là nước nuôi tằm ươm tơ sớm nhất thế giới và hàng dệt ra tơ lụa ra đời rất được sự ưa chuộng của người dân, nên ngay từ đầu thời Tây Hán trong xã hội Trung Hoa đã xuất hiện những thương nhân dũng cảm muốn mang tơ lụa đến bán cho các quốc gia láng giềng gần biên giới nhà Hán để kiếm lời. Có quá trình giao thương đi liên với đó sẽ có sự giao lưu về văn hóa.

- Giao lưu hàng hóa:tuy không đặt mục đích thương mại lên đầu, nhưng trên thực tế, sau khi hình thành tuyến đường biển phía Nam, hoạt động thương mại cũng ngày một phát triển, tuyến đường này vươn tới đâu là ở đó diễn ra hoạt động buôn bán tơ lụa và hàng tơ lụa Trung Quốc được chuyển tới đó. Đây là mặt hàng hấp dẫn nên trong hoạt động buôn bán giữa các nước cũng xảy ra một số tranh chấp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 49:Ai được mệnh danh là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất thời Đường?

A.Lý Bạch.

B.Đỗ Phủ.

C.Bạch Cư Dị.

D.Vương Bột.

Đáp án :Đỗ Phủ được mệnh danh là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất thời Đường. Với một đời phải sống trong cảnh nghèo nàn, lận đận, đã giúp ông thấu hiểu cuộc sống khổ cực của nhân dân. Do đó, phần lớn thơ của Đỗ Phủ đều tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nỗi oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị.

Ví dụ, trong bài thơ Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên, ông đã miêu tả tỉ mỉ với dụng ý tố cáo cảnh xa hoa phè phỡn của Đường Huyền Tông, Dương Quý Phi và cả tập đoàn quý tộc ở Li Sơn với những câu thơ:

“Bóng đèn ngọc chập chờn sáng rực,

Quan Vũ lâm chầu chực đông sao!

Vua tôi sung sướng xiết bao,

Kẻ ra bàn tắm người vào bàn ăn.”

Tiếp sau đó, ông nêu lên cảnh trái ngược trong xã hội:

“Cửa son rượu thịt ôi,

Ngoài đường xương chết buốt.”

Đáp án cần chọn là: B

Câu 50:Lịch Sử Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chính sách đối ngoạicủa các triều đại phong kiến Trung Quốc?

A.Có quan hệ bang giao hữu nghị, cùng phát triển

B.Trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến ở Trung Quốc

C.Trở thành đối tượng xâm lược của một số các triều đại phong kiến ở Trung Quốc

D.Đất nước không phát triển được.

Đáp án :Lịch Sử Việt Nam suốt thời gian tồn tại đều chịu ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đó là chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ. Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.

Thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc tiến hành cải cách xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy nhằm mục đích gì

Đáp án cần chọn là: B

Câu 51:Đâu là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiếnvới Việt Nam?

A.Bành trướng, xâm lược.

B.Bế quan tỏa cảng.

C.Hòa hảo, mềm dẻo.

D.Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.

Đáp án :Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến đối với Việt Nam là bành trướng, xâm lược. Cụ thể:

- Thời Hán: Trung Quốc tiến hành xâm chiếm nước Nam Việt và đặt ách cai trị ở đây. Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Việt là: khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

- Thời Đường: củng cố chế độ thống trị ở An Nam, Khúc Thừa Dụ đứng dậy khởi nghĩa (905 - 907).

- Thời Tống: năm 981 và năm 1076, nhà Tống đem quân xâm chiếm Đại Việt. Nhưng đều thất bại với cuộc kháng chiến do Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt lãnh đạo.

- Nhà Nguyên: đem quân xâm lược Đại Việt và thất bại với cuộc kháng chiến chống Nguyên của nhà Trần (1285, 1287 - 1288).

- Nhà Minh: đặt ách cai trị Đại Việt sau thất bại của nhà Hồ (1400 - 1407). Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) đã khiến quân Minh phải đầu hàng rút về nước.

- Nhà Thanh: tiến hành xâm lược thất bại với cuộc kháng chiến của Nguyễn Huệ (1789).

Đáp án cần chọn là: A

Tải xuống

Bài giảng: Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Tiết 2) - Cô Triệu Thị Trang (Giáo viên Tôi)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Thành lập
      • 1.1.1 Nổi dậy và cạnh tranh với các tập đoàn phiến quân
      • 1.1.2 Triều đại của Minh Thái Tổ
      • 1.1.3 Lãnh thổ Tây Nam
      • 1.1.4 Chiến dịch miền Đông Bắc
      • 1.1.5 Quan hệ với Tây Tạng
    • 1.2 Triều đại của Minh Thành Tổ
      • 1.2.1 Thâu tóm quyền lực
      • 1.2.2 Kinh đô mới và quan hệ quốc tế
    • 1.3 Sự biến Thổ Mộc bảo và binh lính gốc Mông Cổ
    • 1.4 Sự suy tàn và sụp đổ của nhà Minh
      • 1.4.1 Cuối thời Minh Thần Tông
      • 1.4.2 Vai trò của hoạn quan
      • 1.4.3 Suy thoái kinh tế, thiên tai
      • 1.4.4 Sự trỗi dậy của người Mãn Châu
      • 1.4.5 Nội loạn, ngoại xâm, diệt vong
  • 2 Chính quyền
    • 2.1 Tỉnh, phủ, châu và huyện
    • 2.2 Thể chế và bộ máy quan chức
      • 2.2.1 Xu hướng thể chế
      • 2.2.2 Nội các và Lục bộ
      • 2.2.3 Ty và cục phục vụ hoàng gia
    • 2.3 Nhân sự nhà nước
      • 2.3.1 Sĩ đại phu
      • 2.3.2 Tư lại
      • 2.3.3 Hoạn quan, vương gia và tướng lĩnh
  • 3 Quân đội
    • 3.1 Tổ chức
    • 3.2 Vũ khí thuốc súng
  • 4 Văn hóa, xã hội
    • 4.1 Văn học và nghệ thuật
    • 4.2 Kiến trúc
    • 4.3 Tôn giáo
    • 4.4 Triết học
      • 4.4.1 Tư tưởng Nho giáo của Vương Dương Minh
      • 4.4.2 Phản ứng bảo thủ
    • 4.5 Đời sống thành thị và nông thôn
  • 5 Kinh tế
    • 5.1 Tiền tệ
    • 5.2 Nông nghiệp
    • 5.3 Thủ công nghiệp và thương mại
  • 6 Khoa học và kỹ thuật
  • 7 Dân số
  • 8 Xem thêm
  • 9 Ghi chú
  • 10 Tham khảo
    • 10.1 Chú thích
    • 10.2 Thư mục
  • 11 Đọc thêm
  • 12 Liên kết ngoài

Lịch sử

Thành lập

Nổi dậy và cạnh tranh với các tập đoàn phiến quân

Trước khi nhà Minh thành lập, Trung Quốc được cai trị bởi nhà Nguyên (1271–1368) của người Mông Cổ. Thể chế kỳ thị sắc tộc Hán sâu sắc, chế độ thuế khóa nặng nề ở những khu vực bị ảnh hưởng trầm trọng bởi lạm phát và các trận lụt ven sông Hoàng Hà do công tác trị thủy bị bỏ ngõ là ba trong số nhiều nguyên nhân khiến nhà Nguyên diệt vong.[11] Cuối triều đại, tình hình nông nghiệp, kinh tế rơi vào hỗn loạn, các cuộc nổi dậy bùng phát giữa hàng trăm nghìn nông dân được ra lệnh phải tu sửa các con đê dọc sông Hoàng Hà.[11] Năm 1351, vài nhóm phiến quân người Hán bắt đầu tổ chức khởi nghĩa, trong đó có Hồng Cân quân. Hồng Cân quân có liên hệ mật thiết với Bạch Liên giáo, một giáo phái Phật giáo. Chu Nguyên Chương, một nông dân bần cùng kiêm nhà sư, gia nhập Hồng Cân quân vào năm 1352. Ông sớm nổi danh sau khi kết hôn với con gái nuôi của một vị chỉ huy phiến quân.[12] Năm 1356, Chu Nguyên Chương và lực lượng của mình chiếm được thành Nam Kinh,[13] nơi sau này được ông chọn làm kinh đô của nhà Minh.

Trước sự sụp đổ của nhà Nguyên, các nhóm phiến quân bắt đầu cạnh tranh, giành quyền kiểm soát đất nước để kiến lập nên một triều đại mới. Năm 1363, Chu Nguyên Chương loại bỏ Trần Hữu Lượng, kẻ thù lớn nhất của ông và cũng đang là thủ lĩnh của nhóm phiến quân Đại Hán, trong trận hồ Bà Dương được xem là một trong những trận thủy chiến lớn nhất lịch sử. Nhờ sử dụng hỏa thuyền, 20 vạn thủy quân Minh của Chu Nguyên Chương đã đánh bại quân Đại Hán có quy mô lớn gấp 3 lần với quân số khoảng 65 vạn. Chiến thắng này đặt dấu chấm hết cho tập đoàn phiến quân đối lập cuối cùng, giúp Chu Nguyên Chương giành quyền kiểm soát lưu vực sông Dương Tử trù phú và củng cố quyền lực ở phía nam. Không còn ai có khả năng tranh đoạt ngai vàng với Chu Nguyên Chương sau khi thủ lĩnh Hồng Cân quân chết một cách đáng ngờ trong lúc đang làm khách của họ Chu vào năm 1367. Năm 1368, Chu Nguyên Chương cử một đạo quân tới kinh đô Đại Đô của nhà Nguyên (Bắc Kinh ngày nay) để hiện thực hóa tham vọng đế vương.[14] Hoàng đế Nguyên Mông cuối cùng buộc phải tháo chạy đến Thượng Đô. Chu Nguyên Chương cho san bằng cung điện ở Đại Đô, tuyên bố khai sinh nhà Minh;[14] cùng năm đó, Đại Đô được đổi tên thành Bắc Bình.[15] Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lên ngôi, lấy niên hiệu là Hồng Vũ.

Triều đại của Minh Thái Tổ

Chân dung Minh Thái Tổ (trị.1368–1398).

Minh Thái Tổ lập tức nỗ lực tái thiết cơ sở hạ tầng quốc gia. Ông cho xây dựng một bức tường thành dài 48km bao quanh Nam Kinh, cùng với các cung điện và hội trường chính phủ mới.[14] Minh sử ghi nhận rằng ngay từ năm 1364, Chu Nguyên Chương đã bắt đầu cho biên soạn một bộ luật Nho mới có tên Đại Minh luật, hoàn thành vào năm 1397 và kế thừa một vài điều luật còn sót lại trong bộ luật cũ ra đời năm 653 của nhà Đường.[16] Minh Thái Tổ tổ chức hệ thống quân đội theo chế độ vệ sở, tương tự như phủ binh chế thời nhà Đường (618–907).

Năm 1380, Minh Thái Tổ xử tử Tể tướng Hồ Duy Dung vì nghi ngờ ông này có âm mưu đảo chính. Sau sự kiện trên, Minh Thái Tổ bãi bỏ chức vụ tể tướng, tự mình vừa làm hoàng đế vừa trực tiếp tổng điều hành chính sự, một tiền lệ được đa phần các hoàng đế nhà Minh kế tiếp noi theo.[17][18] Ngày càng ngờ vực thần dân và giới quan lại đại thần, Minh Thái Tổ quyết định thành lập Cẩm Y vệ, một mạng lưới cảnh sát mật được tuyển chọn từ chính đội cận vệ của ông. Trong những năm Hồng Vũ, khoảng 10 vạn người đã bị hành quyết trong một loạt vụ thanh trừng của hoàng đế khai quốc nhà Minh.[17][19]

Minh Thái Tổ ban hành nhiều sắc lệnh cấm truyền bá phong tục của người Mông Cổ, tuyên bố ý định thanh lọc hết mọi yếu tố du mục khỏi văn hóa Trung Hoa. Dù vậy, ông vẫn khéo léo sử dụng các di sản của nhà Nguyên để hợp pháp hóa quyền lực trên toàn Trung Quốc và cả nhiều khu vực khác từng được nhà Nguyên cai trị. Minh Thái Tổ duy trì một vài chính sách của nhà Nguyên, chẳng hạn như yêu cầu Triều Tiên cống nạp phi tần, hoạn quan, giữ lại thể chế quân sự cha truyền con nối kiểu Mông Cổ, bảo tồn phong cách quần áo, mũ nón của người Mông Cổ, cổ vũ hoạt động cưỡi ngựa, bắn cung và để một số lượng lớn người Mông Cổ phục vụ quân đội nhà Minh. Cho đến cuối thể kỷ 16, người Mông Cổ vẫn chiếm 1/3 số nhân lực phục vụ trong các đơn vị đóng tại kinh đô như Cẩm Y vệ, cùng với nhiều chủng dân khác, nhất là người Nữ Chân.[20] Minh Thái Tổ thường xuyên gửi thư tới các nhà cai trị của các quốc gia láng giềng ở Mông Cổ, Nhật Bản, Triều Tiên, Mãn Châu, Tây Tạng và phía tây nam Trung Quốc, để cho lời khuyên về đường lối chính sách mà chính phủ và cả triều đại của họ nên áp dụng, cũng như nhấn mạnh việc các nhà lãnh đạo này phải đến tiếp kiến hoàng đế ở Nam Kinh. Ông tổ chức tái định cư cho khoảng 10 vạn người Mông Cổ trên lãnh thổ nhà Minh, rất nhiều trong số đó tập hợp thành các vệ sở ở kinh đô. Hoàng đế cũng thường xuyên quảng bá về sự khoan đãi và vị trí mà ông ban cho giới quý tộc Chinggisid[f] trong triều đình.[21]

Lãnh thổ Tây Nam

Tại Thanh Hải, người Hồi giáo Tát Lạp tự nguyện thần phục nhà Minh khi các tộc trưởng của họ đầu hàng vào khoảng năm 1370. Quân đội Duy Ngô Nhĩ dưới quyền tướng Ha Lặc Ba Sĩ, đàn áp các cuộc nổi dậy của người Miêu trong những năm 1370 và định cư ở Thường Đức, Hồ Nam.[22] Người Hồi cũng định cư ở Thường Đức sau khi phục vụ nhà Minh trong các chiến dịch dẹp loạn thổ dân.[23] Năm 1381, nhà Minh sáp nhập các khu vực phía tây nam từng là một phần của Vương quốc Đại Lý khi quân Hồi đánh bại lực lượng người Hồi và Mông Cổ trung thành với nhà Nguyên, phản kháng ở Vân Nam. Tướng Mộc Anh được bổ nhiệm làm tổng đốc Vân Nam, cho binh lính người Hồi của mình tái định cư ngay tại đây như một biện pháp thuộc địa hóa.[24] Cuối thế kỷ 14, khoảng 20 vạn "thực dân" đã sinh sống trên khoảng 2 triệu mẫu[g] đất ở hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu ngày nay. Trong những giai đoạn tiếp theo, lại có thêm nửa triệu người Trung Quốc di cư đến các vùng đất kể trên. Chính những cuộc di cư này đã gây ra sự thay đổi lớn về thành phần sắc tộc khi mà trước đây hơn một nửa số dân trong khu vực đều không phải là người Hán. Giữa hai năm 1464 và 1466, phẫn nộ trước những biến chuyển sắc tộc quá lớn cũng như bất bình với sự hiện diện và chính sách của chính quyền, người Miêu cùng người Dao đứng lên nổi loạn, nhưng bị 3 vạn quân triều đình (bao gồm 1 nghìn lính Mông Cổ) phối hợp với 16 vạn quân địa phương ở Quảng Tây đè bẹp. Sau khi bình định một cuộc nổi loạn khác trong khu vực, học giả kiêm triết gia Vương Dương Minh (1472–1529) chủ trương quản lý đơn lẻ, thống nhất người Hán với các nhóm dân tộc bản địa, để tiện bề Hán hóa dân địa phương.[25]

Chiến dịch miền Đông Bắc

Vạn lý Trường thành; mặc dù công trình này được khởi công từ tận thời nhà Tần, nhưng những đoạn tường thành còn sót lại mà chúng ta thấy ngày nay, chủ yếu được xây dựng vào thời nhà Minh.

Ngay cả khi Đế quốc Nguyên Mông đã bị nhà Minh lật đổ vào năm 1368, vùng Mãn Châu vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà Bắc Nguyên định đô ở bình nguyên Mông Cổ. Nạp Cáp Xuất (), cựu quan chức nhà Nguyên và là tướng lĩnh vùng Ngột Lương Cáp của Bắc Nguyên, giành được quyền bá chủ các bộ tộc Mông Cổ trên khắp Mãn Châu (trước đây là tỉnh Liêu Dương của nhà Nguyên). Ông khuếch trương quân đội ở miền đông bắc, sở hữu một lực lượng có quân số lên đến hàng chục vạn, đủ để đe dọa xâm lược nhà Minh mới thành lập, khôi phục lại quyền lực cho người Mông Cổ. Nhà Minh quyết định ra tay trước thay vì chờ người Mông Cổ uy hiếp. Năm 1387, họ tổ chức một chiến dịch quân sự tấn công Nạp Cáp Xuất, kết thúc thắng lợi khi bắt Nạp Cáp Xuất đầu hàng và chinh phục được Mãn Châu.[26]

Ban đầu, triều đình nhà Minh không và cũng không thể áp đặt quyền kiểm soát tộc Nữ Chân như người Mông Cổ từng làm ở Mãn Châu, nhưng họ đã tạo ra một bộ quy tắc tổ chức mà sau này trở thành phương tiện chính cho mối quan hệ với các dân tộc dọc biên giới đông bắc. Cuối thời Minh Thái Tổ, những đường lối cốt yếu trong chính sách với người Nữ Chân đã được hình thành.[27] Nhà Minh cho đặt nhiều vệ sở ở Mãn Châu, nhưng đây không hẳn là một động thái mang tính ngầm kiểm soát chính trị khu vực.[28] Năm 1409, triều đình nhà Minh dưới thời Minh Thành Tổ thành lập Nô Nhi Can đô ty đặt bên bờ sông Hắc Long Giang. Diệc Thất Ha, một hoạn quan gốc Hải Tây Nữ Chân, được cử tới cửa sông Hắc Long Giang để bình định Dã Nhân Nữ Chân.[29] Năm 1435, sau khi Minh Thành Tổ băng hà, Nô Nhi Can đô ty bị giải thể. Triều đình nhà Minh không còn duy trì hoạt động đáng kể ở Mãn Châu, mặc dù vẫn để lại nhiều vệ sở tại đây. Cuối thời nhà Minh, mức độ hiện diện chính trị của người Hán tại Mãn Châu đã suy giảm đáng kể.

Quan hệ với Tây Tạng

Một đường tạp[h] Tây Tạng thế kỷ 17, khắc họa Mật Tập Kim Cương. Triều đình nhà Minh thu nhận nhiều cống phẩm bản địa Tây Tạng,[30] và tặng lại quà cho những người mang cống phẩm.[31]

Theo Minh sử – bộ chính sử được triều Thanh biên soạn vào năm 1739, nhà Minh đã cho thành lập nhiều hành đô sứ ty[i] giám sát chính quyền Tây Tạng, đồng thời gia hạn tước vị cho các cựu quan chức nhà Nguyên và phong tước vị mới cho các nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng.[32] Tuy nhiên, theo Turrell V. Wylie, hoạt động kiểm duyệt Minh sử đã góp phần củng cố uy tín và danh tiếng cho hoàng đế nhà Minh khi bằng mọi giá che mờ đi lịch sử sắc thái quan hệ Hán–Tạng trong suốt triều đại.[33]

Các học giả hiện đại vẫn còn đang tranh luận về việc liệu nhà Minh có chủ quyền thực sự đối với Tây Tạng hay không. Một số người tin rằng đó chỉ là mối quan hệ chư hầu lỏng lẻo và đã gần như chấm dứt hẳn sau khi Minh Thế Tông (trị.1521–1567) đàn áp Phật giáo, tôn sùng Đạo giáo trong triều đình. Số khác thì lại cho rằng bản chất tôn giáo quan trọng trong mối quan hệ với các Lạt-ma Tây Tạng, đã không được đề cập đầy đủ trong các phân tích học thuật hiện đại.[33][34] Cũng có một vài ý kiến tập trung vào việc nhà Minh rất cần chiến mã Trung Á, cũng như luôn muốn duy trì hoạt động đổi trà lấy ngựa với Tây Tạng.[35][36][37][38]

Trong thế kỷ 14, người Tây Tạng chặn đứng thành công nhiều cuộc xâm lược vũ trang của nhà Minh.[39][40] Vài học giả chỉ ra rằng không giống như người Mông Cổ trước kia, nhà Minh không đóng quân thường trực ở Tây Tạng.[41][42] Minh Thần Tông (trị.1572–1620) nỗ lực hàn gắn quan hệ ngoại giao Hán–Tạng sau khi liên minh Mông Cổ–Tây Tạng được thành lập vào năm 1578, một liên minh ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của cả triều đình nhà Thanh (1644–1912) sau này trong việc phải ủng hộ các Đạt-lai Lạt-ma phái Mũ vàng.[33][43][44][45] Đến cuối thế kỷ 16, người Mông Cổ chứng minh là họ hoàn toàn có khả năng làm lá chắn vũ trang cho các Đạt-lai Lạt-ma khi ngày càng hiện diện nhiều hơn ở vùng An Đa, đỉnh điểm là vào năm 1642, khi Cố Thủy Hãn (1582–1655) chinh phục Tây Tạng,[33][46][47] thành lập Hãn quốc Hòa Thạc Đặc.

Triều đại của Minh Thành Tổ

Thâu tóm quyền lực

Chân dung Minh Thành Tổ (trị.1402–1424).

Minh Thái Tổ chỉ định cháu nội Chu Doãn Văn làm người kế vị. Khi Minh Thái Tổ băng hà vào năm 1398, Minh Huệ Tông Chu Doãn Văn (1398–1402) nối ngôi, lấy niên hiệu là Kiến Văn. Chu Đệ, đứa con quyền lực đồng thời đang nắm giữ binh lực hùng hậu nhất của Minh Thái Tổ, không công nhận tân hoàng đế. Ngay sau đó, Chu Đệ và Minh Huệ Tông bước vào một cuộc đấu chính trị.[48] Trước việc nhiều đồng minh bị Minh Huệ Tông bắt giam, Chu Đệ bắt đầu âm mưu cướp ngôi, dấy lên một cuộc nội chiến kéo dài ba năm. Viện cớ muốn cứu Minh Huệ Tông trẻ tuổi khỏi bè lũ gian thần, Chu Đệ đích thân lãnh đạo phiến quân tiến hành nổi dậy. Ông cho thiêu rụi thành Nam Kinh. Minh Huệ Tông, vợ, mẹ cùng các cận thần của ông đều chết trong trận hỏa hoạn. Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi, lấy niên hiệu Vĩnh Lạc. Triều đại của Minh Thành Tổ được các học giả xem như "lần khai sinh thứ hai" của nhà Minh vì ông đã đảo ngược nhiều chính sách của cha mình.[49]

Kinh đô mới và quan hệ quốc tế

Nam Kinh trở thành thứ kinh khi Minh Thành Tổ chọn Bắc Kinh là kinh đô mới vào năm 1403. Kinh đô mới được thi công từ năm 1407 đến năm 1420, huy động hàng nghìn nhân công mỗi ngày.[50] Trung tâm của Bắc Kinh là Hoàng thành, nằm giữa Hoàng thành là Tử Cấm thành, một tổ hợp cung điện nguy nga của hoàng đế và gia đình. Năm 1553, Ngoại thành được xây dựng thêm ở phía nam, mở rộng chu vi Bắc Kinh từ 4 lên thành 4,5 dặm.[51]

Thập Tam lăng cách Bắc Kinh 50 km (31 dặm) về phía bắc; Minh Thành Tổ là người chọn địa điểm đặt khu mộ.

Bắt đầu từ năm 1405, Minh Thành Tổ giao cho Trịnh Hòa (1371–1433), viên hoạn quan mà ông rất sủng ái, làm đô đốc một hạm đội mới phục vụ cho sứ mệnh triều cống quốc tế. Người Trung Quốc từng cử các phái đoàn ngoại giao đường bộ tới các quốc gia khác từ tận thời nhà Hán (202 TCN–220 CN) và cũng đã giao thương đường thủy từ lâu, nhưng những phái bộ của Trịnh Hòa là lớn chưa từng có. Để phục vụ bảy chuyến hải trình khác nhau, từ năm 1403 đến năm 1419, các xưởng đóng tàu ở Nam Kinh đã đóng hai nghìn con tàu, bao gồm cả các bảo thuyền[j] có chiều dài từ 112 m đến 134 m, chiều rộng từ 45 m đến 54 m.[52]

Minh Thành Tổ khuyến khích kỹ thuật in khắc gỗ để truyền bá văn hóa Trung Hoa. Ông cũng sử dụng sức mạnh quân đội để mở rộng cương vực lãnh thổ. Xâm lược thành công Đại Ngu vào năm 1406, nhà Minh tiếp tục chiếm đóng quốc gia này trong một khoảng thời gian ngắn, trước khi phải rút quân vì thất bại trước cuộc chiến tranh du kích do Lê Lợi, người sáng lập nhà Hậu Lê, lãnh đạo.[53]

Sự biến Thổ Mộc bảo và binh lính gốc Mông Cổ

Một con hươu cao cổ châu Phi được quốc vương Bengal tặng cho Minh Thành Tổ. Theo một số thuyết thì kỳ lân được cách điệu theo con hươu cao cổ này.

Tháng 7 năm 1449, thủ lĩnh tộc Ngõa Lạt là Dã Tiên, phát động chiến dịch xâm lược nhà Minh. Sau vài chiến bại của quân Minh, thái giám Vương Chấn khích lệ Minh Anh Tông (trị.1435–1449)[k] đích thân cầm quân đánh giặc. Minh Anh Tông rời kinh đô, để người em cùng cha khác mẹ Chu Kỳ Ngọc nhiếp chính tạm thời. Ngày 8 tháng 9 năm 1449, Dã Tiên đại phá quân Minh, bắt sống Minh Anh Tông trong sự biến Thổ Mộc bảo.[54] Người Ngõa Lạt định giữ lại Minh Anh Tông để đòi tiền chuộc. Tuy nhiên, kế hoạch của họ phá sản khi em trai hoàng đế lên ngôi với niên hiệu Cảnh Thái (trị.1449–1457), tức Minh Đại Tông. Quân Ngõa Lạt bị đẩy lùi khi tâm phúc của Minh Đại Tông, Thượng thư Binh bộ Vu Khiêm (1398–1457), giành được quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang của nhà Minh. Chừng nào vẫn còn người khác ngồi trên ngai vàng thì việc lấy Minh Anh Tông để mặc cả là vô ích, vì vậy người Ngõa Lạt đành phải phóng thích Minh Anh Tông.[54] Cựu hoàng bị quản thúc nghiêm ngặt trong hoàng cung cho đến khi lật đổ Minh Đại Tông vào năm 1457, bằng một cuộc đảo chính gọi là "Đoạt Môn chi biến".[55] Minh Anh Tông lên ngôi với niên hiệu mới là Thiên Thuận (trị.1457–1464).

Triều đình nhà Minh gặp nhiều khó khăn trong những năm Thiên Thuận. Lực lượng Mông Cổ trong cơ cấu quân đội tiếp tục có vấn đề. Ngày 7 tháng 8 năm 1461, Tào Khâm và binh lính gốc Mông Cổ của ông tổ chức một cuộc đảo chính chống lại Minh Anh Tông vì sợ rằng mình sẽ là người tiếp theo trong danh sách thanh trừng sau Đoạt Môn chi biến.[56] Tào Khâm cùng người của mình cố gắng phóng hỏa cổng phía đông và phía tây Hoàng thành (vốn đã dầm mưa trong suốt trận chiến), giết được một vài đại thần trước khi bị dồn vào chân tường rồi buộc phải tự sát.[57]

Trong khi Minh Thành Tổ từng năm lần thảo phạt người Ngõa Lạt và Mông Cổ ở phía bắc Vạn lý Trường thành, triều đình nhà Minh từ cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 16 lại phải gia cố Vạn lý Trường thành để đối phó với mối đe dọa xâm lược liên tục từ người Ngõa Lạt. John K. Fairbank lưu ý rằng "điều đó đã được chứng minh là một động thái quân sự vô ích, nhưng thể hiện một cách sinh động tâm thế vây hãm của người Trung Quốc."[l][58] Vạn lý Trường thành không phải là một công sự phòng thủ thuần túy, hệ thống tháp canh của nó hoạt động như một dạng đèn hiệu và trạm truyền tin, có chức năng cảnh báo nhanh cho những đơn vị lân cận biết về các đợt tiến công của quân địch.[59]

Sự suy tàn và sụp đổ của nhà Minh

Cuối thời Minh Thần Tông

Minh Thần Tông (trị.1572–1620) trong bộ triều phục.

Tình trạng ngân khố kiệt quệ do chiến tranh Nhâm Thìn gây ra là một trong nhiều vấn đề – liên quan tới tài chính và các lĩnh vực khác – mà nhà Minh phải đối mặt trong giai đoạn trị vì của Minh Thần Tông (1572–1620). Đầu triều đại, Minh Thần Tông được bao quanh bởi những cố vấn có năng lực và đã rất tận tâm giải quyết công việc nhà nước. Phụ chính đại thần Trương Cư Chính (1572–82) xây dựng một mạng lưới liên minh hiệu quả giữa các quan chức cấp cao. Tuy nhiên, không còn ai kế tục Trương Cư Chính duy trì sự ổn định của các liên minh này,[60] các quan chứcsớm tập hợp thành những bè phái chính trị đối lập nhau. Theo thời gian, Minh Thần Tông bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với công việc triều chính và những màn đấu khẩu chính trị giữa các đại thần. Ông chọn nép mình phía sau những bức tường ở Tử Cấm thành, khuất mắt bề tôi của mình.[61]

Giới sĩ đại phu mất dần chỗ đứng trong hoạt động quản lý chính vụ khi các hoạn quan trở thành trung gian giữa họ với vị hoàng đế xa cách. Bất kỳ đại thần nào muốn thảo luận vấn đề quốc gia đều phải hối lộ đám hoạn quan lộng quyền, chỉ để yêu cầu hoặc thông điệp của họ được chuyển đến hoàng đế.[62] Cùng lúc với chiến tranh Nhâm Thìn, loạn Bá Châu cũng đang bùng nổ.[63][64][65][66]

Vai trò của hoạn quan

Tách trà thời Minh Hy Tông, từ Bộ sưu tập Nantoyōsō ở Nhật Bản; Minh Hy Tông chịu ảnh hưởng nặng nề và bị kiểm soát bởi hoạn quan Ngụy Trung Hiền (1568–1627).

Minh Thái Tổ từng cấm hoạn quan được học chữ và tham gia chính trường. Dù những giới luật này có được thực hiện thành công tuyệt đối trong thời Minh Thái Tổ hay không thì các hoạn quan kể từ thời Minh Thành Tổ vẫn quản lý nhiều công xưởng hoàng gia, chỉ huy quân đội và can thiệp công tác bổ nhiệm, thăng chức quan lại. Minh Thành Tổ giao cho 75 hoạn quan phụ trách đối ngoại, họ thường xuyên viếng thăm các quốc gia chư hầu như An Nam, Mông Cổ, Lưu Cầu và Tây Tạng, ít thường xuyên với những nơi xa hơn như Nhật Bản và Nepal. Tuy nhiên, tới cuối thể kỷ 15, các sứ thần hoạn quan chỉ còn thường ghé thăm Triều Tiên.[67]

Giới hoạn quan đã phát triển bộ máy quan liêu của riêng họ, được tổ chức song song nhưng không bị bộ máy công vụ quản lý.[68] Mặc dù có một số hoạn quan tiếm quyền trong suốt triều đại, chẳng hạn như Vương Chấn, Vương Trực, Lưu Cẩn, nhưng quyền lực chuyên chế quá mức của hoạn quan chỉ thực sự rõ ràng khi Minh Thần Tông gia tăng quyền hạn của bộ máy dân sự và trao cho họ quyền thu thuế ở các tỉnh thành trong những năm 1590.[62][69]

Thái giám Ngụy Trung Hiền (1568–1627) khuynh đảo triều chính dưới thời Minh Hy Tông (trị.1620–1627), ông tra tấn đến chết các đối thủ chính trị của mình, phần đa là người của phái Đông Lâm. Ngụy Trung Hiền dựng nhiều đền đài tôn vinh bản thân trên khắp đất nước, dùng tiền từ quỹ lăng tẩm hoàng gia để xây cất tư dinh. Bạn bè và người thân của ông được nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng mà không cần bằng cấp. Ngụy Trung Hiền cũng cho xuất bản nhiều tác phẩm lịch sử chê bai, coi thường các chính trị gia đối lập.[70] Khi thiên tai, ôn dịch, nội loạn và ngoại xâm chạm tới mức đỉnh điểm, cũng là lúc triều đình nhà Minh trở nên bất ổn. Ngụy Trung Hiền tự sát ngay sau khi bị Minh Tư Tông (trị.1627–1644) bãi nhiệm.

Hoạn quan tổ chức cấu trúc xã hội riêng, cấp dưỡng và hỗ trợ cho những thị tộc sinh ra họ. Hình ảnh người cha nâng đỡ con trai mình được thay thế bằng người chú hoạn quan. Hắc Sơn hội ở Bắc Kinh đã tài trợ cho một ngôi đền tiến hành các nghi lễ thờ cúng, tưởng nhớ tới Cương Thiết, một hoạn quan quyền lực thời nhà Nguyên. Ngôi đền trở thành một địa điểm có ảnh hưởng đối với tầng lớp hoạn quan có địa vị và vẫn tiếp tục giữ vai trò (dần suy giảm) này trong cả thời nhà Thanh.[71][72][73]

Suy thoái kinh tế, thiên tai

Bức Hán cung xuân hiểu của Cừu Anh (1494–1552). Giai đoạn Minh mạt đánh dấu sự xa hoa, suy đồi quá mức của hoàng gia, được thúc đẩy nhờ lượng bạc khổng lồ mới cập bến và các giao dịch tư nhân liên quan tới bạc.

Cuối thời Minh Thần Tông, xuyên suốt qua triều đại của hai vị hoàng đế tiếp theo, một cuộc khủng hoảng kinh tế đã bùng phát với trung tâm là sự thiếu hụt đột ngột nguồn cung bạc – phương tiện trao đổi chính của đế quốc. Năm 1516, người Bồ Đào Nha lần đầu tiên giao thương với Trung Quốc,[74] đổi bạc Nhật Bản lấy tơ lụa Trung Quốc.[75] Năm 1557, sau một số động thái thù địch ban đầu, họ được nhà Minh cho phép biến Ma Cao thành cơ sở thương mại lâu dài ở Trung Quốc.[76] Vai trò cung cấp bạc của người Bồ Đào Nha dần bị người Tây Ban Nha thay thế,[77][78][79] cả người Hà Lan cũng thách thức người Bồ Đào Nha trong việc kiểm soát hoạt động buôn bán.[80][81] Vua Felipe IV của Tây Ban Nha (trị.1621–1665) bắt đầu trấn áp các đường dây buôn lậu bạc từ Tân Tây Ban Nha và Peru qua Thái Bình Dương, Philippines vào Trung Quốc, ủng hộ việc vận chuyển bạc khai thác từ châu Mỹ qua các cảng của Tây Ban Nha. Năm 1639, Mạc phủ Tokugawa đóng cửa hầu hết hoạt động ngoại thương với các cường quốc châu Âu, cắt đứt một nguồn bạc khác vào Trung Quốc. Những sự kiện trên diễn ra gần như cùng lúc khiến bạc nhanh chóng trở nên đắt đỏ và hầu hết các tỉnh thành đều không thể nộp thuế.[82] Người dân bắt đầu tích trữ bạc quý vốn đang ngày càng khan hiếm, làm cho tỷ giá của tiền đồng so với bạc giảm mạnh. Những năm 1630, một quan tiền đồng tương đương với một lượng bạc, vào năm 1640, là một nửa lượng và đến năm 1643 thì chỉ còn là một phần ba lượng.[77] Đây là thảm họa kinh tế đối với nông dân, vì họ phải nộp thuế bằng bạc trong khi giao thương địa phương và buôn bán cây trồng bằng tiền đồng.[83] Các nhà sử học gần đây đã tranh luận về việc liệu tình trạng thiếu bạc có phải là nguyên nhân trực tiếp khiến nhà Minh diệt vong.[84][85]

Đầu thế kỷ 17, dưới tác động của Tiểu băng hà, thời tiết khô hanh và lạnh giá bất thường rút ngắn mùa trồng trọt khiến nạn đói lan rộng khắp miền bắc Trung Quốc.[86] Đói kém, thuế tăng, lính tráng đào ngũ, hệ thống cứu trợ trì trệ, thảm họa thiên nhiên và một chính phủ không có khả năng quản lý thủy lợi, kiểm soát lũ lụt, là những nhân tố lấy đi mạng sống của người dân và cả trật tự xã hội vốn có.[86] Vì thiếu nguồn lực, chính quyền trung ương làm được rất ít việc để giảm thiểu tác động của thiên tai. Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn khi một đại dịch lan rộng từ Chiết Giang đến Hà Nam, cướp đi vô vàn sinh mạng.[87] Trận động đất Thiểm Tây năm 1556, dưới thời Minh Thế Tông, giết chết khoảng 83 vạn người, là trận động đất có thương vong khủng khiếp nhất mọi thời đại.[88]

Sự trỗi dậy của người Mãn Châu

Sơn Hải quan dọc theo Vạn lý Trường thành, cánh cổng nơi người Mãn Châu nhiều lần bị đẩy lui trước khi Ngô Tam Quế mở cửa cho họ vào năm 1644.

Dù chỉ khởi đầu với một bộ lạc nhỏ, Nỗ Nhĩ Cáp Xích, một thủ lĩnh người Nữ Chân, đã nhanh chóng giành được quyền kiểm soát tất cả các bộ lạc ở Mãn Châu. Trong cuộc chiến tranh Nhâm Thìn diễn ra vào những năm 1590, Nỗ Nhĩ Cáp Xích từng đề nghị lãnh đạo các bộ lạc, hỗ trợ liên quân Minh–Triều. Dù khước từ lời đề nghị, nhà Minh vẫn phong tặng cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích một tước vị danh dự vì tấm lòng thành của ông. Nhận thấy sự yếu kém của chính quyền nhà Minh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thống nhất các bộ lạc lân cận phía bắc và củng cố quyền lực tại các khu vực xung quanh quê hương, như nhà Kim đã từng làm trước đây.[89] Năm 1610, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cắt đứt quan hệ với triều đình nhà Minh. Năm 1618, ông yêu cầu nhà Minh phải triều cống, bồi thường cho "Thất đại hận".

Năm 1636, con trai Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Hoàng Thái Cực, đổi quốc hiệu "Hậu Kim" thành "Đại Thanh" tại Thẩm Dương, nơi bị quân Thanh chiếm vào năm 1621 và được chọn làm kinh đô của hoàng triều vào năm 1625.[90][91] Hoàng Thái Cực tự xưng là hoàng đế, lấy niên hiệu Sùng Đức, đổi tên dân tộc của mình từ "Nữ Chân" thành "Mãn Châu".[91] Năm 1638, người Mãn Châu đánh bại và chinh phục thành công Triều Tiên, đồng minh lâu đời của nhà Minh, trong cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ hai. Ít lâu sau, Triều Tiên từ bỏ thần phục nhà Minh sau vài thế kỷ.[92]

Nội loạn, ngoại xâm, diệt vong

Đầu những năm 1630, một người lính nông dân tên là Lý Tự Thành, đã cùng đồng nghiệp của mình tổ chức binh biến ở Thiểm Tây khi triều đình nhà Minh không gửi tiếp tế thiết yếu tới nơi này.[86] Năm 1634, Lý Tự Thành bị một viên tướng nhà Minh bắt sống và được trả tự do với điều kiện là ông phải quay trở lại phục vụ quân ngũ.[93] Thỏa thuận trên nhanh chóng bị phá bỏ khi một tri huyện địa phương quyết định xử tử 36 đồng phạm của Lý Tự Thành. Người của Lý Tự Thành giết nhiều quan lại để trả thù và tiếp tục lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa ở Dinh Dương, trung tâm Hà Nam, vào năm 1635.[94] Đến những năm 1640, Trương Hiến Trung (1606–1647), một cựu binh và cũng đang là đối thủ của Lý Tự Thành, đã tạo dựng được một căn cứ khởi nghĩa vững chắc ở Thành Đô, Tứ Xuyên. Trong khi đó, Lý Tự Thành cũng có riêng căn cứ địa ở Hồ Bắc, ảnh hưởng rộng khắp Thiểm Tây và Hà Nam.[94]

Năm 1640, đông đảo nông dân đói khát, không thể nộp thuế và không còn e sợ trước quân triều đình vốn thường xuyên bại trận, bắt đầu tự hình thành nên các nhóm phiến quân quy mô lớn. Trong bối cảnh bị kẹt giữa những nỗ lực không kết quả nhằm đánh bại quân Mãn Thanh ở phía bắc và dẹp yên các cuộc khởi nghĩa nông dân trong nước, quân đội nhà Minh về cơ bản đã tan rã. Phải chiến đấu không lương, quân Minh bị Lý Tự Thành (lúc này đã tự xưng là Đại Thuận vương) đánh bại và rời bỏ kinh đô với rất ít sự phản kháng. Ngày 25 tháng 4 năm 1644, Bắc Kinh thất thủ trước một cánh quân do Lý Tự Thành chỉ huy khi các nội gián mở toang cổng thành. Giữa loạn lạc, Minh Tư Tông – hoàng đế cuối cùng của nhà Minh – đã treo cổ tự sát trong vườn ngự uyển, bên ngoài Tử Cấm Thành.[95]

Chân dung Minh Tư Tông (trị.1627–1644).

Không bỏ lỡ thời cơ, Bát kỳ tràn qua Vạn lý Trường thành khi tướng biên phòng nhà Minh là Ngô Tam Quế (1612–1678) chủ động mở cửa Sơn Hải quan. Ngô Tam Quế làm điều này khi biết tin kinh đô đã thất thủ còn quân Đại Thuận thì đang tiến về phía ông. Sau khi cân nhắc các lựa chọn liên minh, Ngô Tam Quế quyết định đứng về phía người Mãn Châu.[96] Tiêu diệt xong cánh quân được điều tới Sơn Hải quan của Lý Tự Thành, Đa Nhĩ Cổn và Ngô Tam Quế dẫn quân Bát kỳ áp sát Bắc Kinh. Ngày 4 tháng 6 năm 1644, nghĩa quân Đại Thuận tháo chạy khỏi kinh đô. Ngày 6 tháng 6 năm 1644, Ngô Tam Quế và người Mãn Châu tiến vào Bắc Kinh, tuyên bố Hoàng đế Thuận Trị trẻ tuổi là người cai trị Trung Quốc. Sau khi buộc Lý Tự Thành chạy khỏi Tây An, quân Thanh tiếp tục truy sát ông men theo sông Hán tới Vũ Xương. Mùa hè năm 1645, Lý Tự Thành qua đời ở vùng biên giới phía bắc Giang Tây, đặt dấu chấm hết cho nhà Đại Thuận. Một tài liệu nói rằng Lý Tự Thành đã tự sát, cũng có người cho là ông bị nông dân đánh chết vì ăn trộm thức ăn.[97]

Bất chấp việc hoàng đế băng hà và Bắc Kinh đã rơi vào tay người Mãn Châu, nhà Minh vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Nam Kinh, Phúc Kiến, Quảng Đông, Sơn Tây, Vân Nam đều là những thành trì kháng chiến của nhà Minh. Tuy nhiên, nhà Minh sớm bị chia rẽ khi có nhiều người đều tự nhận mình là hoàng đế. Sau năm 1644, nhiều quốc gia tàn dư của nhà Minh vẫn tồn tại rải rác ở miền nam Trung Quốc, được các sử gia thế kỷ 19 gọi chung là Nam Minh.[98] Từng thành lũy kháng chiến lần lượt bị quân Thanh tiêu diệt cho tới năm 1662 khi hoàng đế Nam Minh cuối cùng là Minh Chiêu Tông Chu Do Lang qua đời. Những vương gia còn phản kháng là Chu Thuật Quế, con trai ông Chu Dĩ Hải và Chu Hoằng Hoàn, người vẫn ở lại với các trung thần của Trịnh Thành Công tại Vương quốc Đông Ninh (Đài Loan) cho đến năm 1683. Chu Thuật Quế tuyên bố rằng ông hành động nhân danh Minh Chiêu Tông đã khuất.[99] Nhà Thanh rốt cuộc vẫn đưa 17 vương gia nhà Minh còn sống ở Đài Loan trở về Trung Quốc đại lục để họ được sống nốt phần đời còn lại tại đây.[100]

Năm 1725, một hậu duệ hoàng tộc nhà Minh là Chu Chi Liễn, được Thanh Thế Tông sắc phong hầu tước. Chu Chi Liễn nhận bổng lộc từ triều đình nhà Thanh và có nhiệm vụ thực hiện các nghi lễ tại Thập Tam lăng. Năm 1750, Thanh Cao Tông phong cho Chu Chi Liễn làm Diên Ân hầu, một tước vị truyền qua 12 thế hệ con cháu hoàng tộc nhà Minh cho đến tận năm 1912, kết thúc thời nhà Thanh. Chu Dục Huân là Diên Ân hầu cuối cùng. Năm 1912, sau khi nhà Thanh sụp đổ trong cuộc cách mạng Tân Hợi, từng có chủ trương nên chọn một người Hán lên làm hoàng đế, người này hoặc là một Diện Thánh công – hậu duệ Khổng Tử,[101][102][103][104][105] hoặc là một Diên Ân hầu – hậu duệ hoàng tộc nhà Minh.[106][107]

Mục lục

  • 1 Tiểu sử
  • 2 Thống nhất Trung Quốc
    • 2.1 Gia nhập nghĩa quân
    • 2.2 Đánh bại các đối thủ
      • 2.2.1 Bình định Trần Hữu Lượng
      • 2.2.2 Bình định Trương Sĩ Thành
    • 2.3 Đánh đuổi người Mông Cổ
      • 2.3.1 Chiếm Hoa Bắc
      • 2.3.2 12 lần Bắc phạt vào Mông Cổ
    • 2.4 Kế sách
    • 2.5 Nguyên nhân thắng lợi
      • 2.5.1 Hoãn xưng đế
      • 2.5.2 Biết người biết ta
      • 2.5.3 Nắm chắc thời cơ để thôn tính dần Giang Nam
  • 3 Thiết lập sự cường thịnh của triều Minh
    • 3.1 Cải cách ruộng đất
    • 3.2 Quân sự
    • 3.3 Luật pháp
    • 3.4 Kinh tế-xã hội
    • 3.5 Chống nạn tham ô
    • 3.6 Chính sách tôn giáo
      • 3.6.1 Đối với Nho giáo
      • 3.6.2 Đối với Hồi giáo
    • 3.7 Chính sách ngoại giao
    • 3.8 Giáo dục
    • 3.9 Quan chế
  • 4 Sát hại công thần
  • 5 Qua đời và vấn đề người kế vị
  • 6 Hậu thế
  • 7 Hậu cung
    • 7.1 Với Mã Hoàng hậu
  • 8 Vai trò lịch sử
  • 9 Miếu và thuỵ hiệu
  • 10 Các tể tướng
  • 11 Các danh tướng
  • 12 Gia quyến
    • 12.1 Anh chị em
    • 12.2 Hậu phi
    • 12.3 Con cái
      • 12.3.1 Con trai
      • 12.3.2 Con gái
  • 13 Hình tượng trong văn hoá
  • 14 Xem thêm
  • 15 Tham khảo
  • 16 Chú thích

Xóa vương triều, xứ Việt 'không có vua' và hết những điều tôn nghiêm

Thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc tiến hành cải cách xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy nhằm mục đích gì
Thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc tiến hành cải cách xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy nhằm mục đích gì

Nguồn hình ảnh, Jean Manikus

Chụp lại hình ảnh,

Lễ tế đàn Nam Giao 14/4/1939

Nhân tin Hoàng tế Philip của Anh qua đời, truyền hình Pháp chia sẻ giờ phút đau buồn với nước Anh và điểm lại những thăng trầm trong quan hệ hai nước.

Tôi để ý thấy họ nhắc nhiều tới vai trò của Nữ hoàng Elizabeth II chèo lái con thuyền ngoại giao.

Ở Pháp người ta cũng kính trọng vị Nữ hoàng mà cuộc đời chính trị gắn liền với 5 đời tổng thống Pháp.

Dùng uy tín cá nhân, dựa vào sự kính trọng của Pháp với lịch sử vương triều Anh, bà đã cố gắng xóa bớt xích mích cá nhân giữa tổng thống Charles de Gaulle và thủ tướng Winston Churchill.

Bà mời tổng thống Pháp đến cung điện riêng của Hoàng gia, tặng ông con chó cưng, sử dụng vẻ đẹp quý phái, thanh thản, dịu dàng để thuyết phục tổng thống Pháp đồng ý kết nạp nước Anh vào Liên minh Châu Âu.

Bà đóng góp nhiều để hai nước đi đến thỏa thuận xây đường hầm xuyên biển (Eurotunnel) và nhiều việc có ý nghĩa khác.

Nhìn sang châu Á, xung đột Áo vàng và Áo đỏ dưới triều vua Bhumibol Adulyadej (1946-2016) cũng như đảo chính quân sự lật đổ các chính phủ của cựu thủ tướng Thaksin hay em gái ông Yingluck Shinawatra đều không bị tắm trong biển máu vì uy tín cá nhân của nhà vua, được coi là người cha của Vương quốc Thái.

Malaysia có thể gặp cảnh chính phủ bị bêu riếu, cựu thủ tướng bị kiện vì tiền bạc nhưng vai trò sultan (vua Hồi giáo) luân phiên giữ được ổn định.

Hoàng gia Nhật giữ tôn ti trật tự và còn đại diện cho linh hồn dân tộc qua vai trò 'giữ đền' đạo Shinto.

Vua chúa vẫn có những điểm rất hay

Lòng ngưỡng mộ thể hiện qua đối với mỗi bậc vua chúa khác nhau, nhưng qua bề dày lịch sử tôi thấy nhiều quốc gia lưu giữ trong tâm khảm nhiều điều tốt hơn xấu.

Các vị vua có uy tín để lại những giá trị ngày nay chúng ta quen dùng dưới thuật ngữ bản sắc, tính thừa kế hay văn hóa dân tộc.

Thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc tiến hành cải cách xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy nhằm mục đích gì
Thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc tiến hành cải cách xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy nhằm mục đích gì

Nguồn hình ảnh, Huỳnh thị Anh Vân

Chụp lại hình ảnh,

Vua Khải Định trong bộ áo phục vụ lễ tế Giao

Trước kia, các triều đại quân chủ bằng các chính sách, phương pháp của riêng mỗi nước khẳng định biên giới các quốc gia của mình bằng các mô thức xã hội khác nhau, một cách như thể hiện bản sắc riêng.

Việt Nam không phải là Trung Quốc, Triều Tiên hay Nhật Bản mặc dù các sứ thần dù không nói chuyệnđược bằng ngôn ngữ bản địa vẫn có thể hiểu nhau theo bút đàm.

Nước có vua thì được lợi gì không?

Vua triều Nguyễn dùng Quốc ngữ để 'thoát Hán'

Cưới người đẹp Phương Nam, vua Bảo Đại làm cuộc cải cách

Châu báu 1 tỷ euro của vua Augustus bị đánh cắp

Sự đứt quãng, đoạt tuyệt với chế độ quân chủ Việt Nam năm 1945 làm lịch sử đi vào một bước ngoặt để lại những khoảng trống chưa được bù đắp về ý thức hệ, truyền thống cũng như giáo dục.

Hiện nay, trào lưu phục cổ đang có xu hướng lan rộng. Tại sao, những thanh niên tuổi còn trẻ lại lại là những người đi tiên phong thích tìm về những giá trị cổ xưa?

Họ không học đòi những điều hấp dẫn của Âu, Mỹ, không lao đầu vào kiếm tiền mà đi khai thác lại những hình ảnh, trang phục, tập quán Việt. Phong trào mặc áo dài khăn đóng, các trang Chùa Việt, Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam đều đông đúc người tham gia.

Điều gì dẫn dắt họ đi vào con đường đó?

Mô hình một nước Việt Nam có vua có thật sự thú vị? Câu chuyện 'bao giờ cho đến ngày xưa' xét dưới mọi khía cạnh cũng không thật quá vô bổ khi nhìn vào sinh hoạt xã hội hiện tại đang đầy các vấn đề khó bề giải quyết vì ai cũng như ai.

Thử hình dung nước Việt có vua

Thuế sẽ nhiều hơn? Ba năm một lần lại có lễ tế Đàn Nam Giao tế trời, tế đất cầu cho đất nước thái bình liệu có cần thiết? Hàng năm vua lại phải cởi áo rồng xuống cầy ruộng tịch điền, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa gặt lúa trĩu bông, mong cho cuộc sống người dân ấm no, có quá mê tín dị đoan?

Bản sắc Việt Nam có phải được xây dựng trên tập quán phong tục có từ thời Lý Trần, như lễ Tế Giao, tế Xã tắc, lễ cày Tịch Điền…có cần loại bỏ không thương tiếc ?

Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huỳnh Thị Anh Vân, từng nói với tôi trong một lần gặp ở Huế:

"Trong hàng đại tự về lễ tế có lễ Tế Giao là lễ tế trời đất. Tế Miếu là lễ tế tổ tiên để nêu gương đạo hiếu tổ tiên cho con cháu và nhà vua đích thân thực hành lễ tế này để làm gương cho dân chúng.

Thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc tiến hành cải cách xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy nhằm mục đích gì
Thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc tiến hành cải cách xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy nhằm mục đích gì

Nguồn hình ảnh,

Chụp lại hình ảnh,

Hoàng thành Huế

"Lễ Tịch Điền với ý nghĩa là nhà vua đích thân cầy ba luống đầu tiên, sau đó là các quan sẽ tiếp tục để hoàn thành nốt xứ mệnh của mình trong nghi lễ đó với ý nghĩa đại diện cho người đứng đầu quốc gia để mở đầu cho một vụ mùa mới với những ước nguyện tốt đẹp."

Thiết nghĩ những hoạt động trên có nhiều có nhiều ý nghĩa hơn những cuộc tranh cướp lộc tại Đền Hùng của thời 'Không có vua', những ầm ĩ tại chùa Bái Đính, những cá nhân ngay khi dịch bệnh hoành hành vẫn đi đền chùa, cúng vọng, nhét tiền vào cửa chùa ngay khi không mở cửa, như một vấn nạn 'tâm linh'? Nên chăng quy về một mối, tái lập lại những tục lệ xưa?

Nhìn vào mặt bằng xã hội ngày nay, dễ dàng nhận thấy người dân nô nức với lễ hội, tấp nập trẩy về những nơi tụ điểm đền đài, đình chùa dù những nơi đó không có dấu ấn lịch sử hoặc gắn liền với các truyền thuyết dân gian, các câu chuyện về các vị anh hùng dựng nước, giữ nước. Các mô hình kinh doanh tín ngưỡng nẩy nở khắp nơi, chùa chiền tăng về con số, quy mô xây dựng bề thế.

Tôn thờ, nhưng đám đông đang thờ ai?

Người dân và quan chức cần tìm sự cứu rỗi, tìm sự an ủi rằng với việc chăm chỉ thăm chùa, vái đền, kiếp nghiệp phải trả sau khi từ giã cõi trần sự ra đi sẽ thanh thản hơn ?

Tôi đến nhiều chùa chiền VN đều thấy ảnh các lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước cũng nô nức với các hoạt động tương tự. Mặc dù chủ thuyết họ đi theo là chủ thuyết vô thần, các hình ảnh họ tôn vinh là những người Đức, Nga đã chết từ lâu và bị lãng quên ở quê họ.

Chắc chắn việc các vị vua cởi hoàng bào xuống ruộng đi sau con trâu, cày đủ ba luống cực nhọc hơn là các lãnh đạo hiện thời cầm xẻng hất vài nắm đất vào một cái cây cổ thụ có từ đời tám hoánh?

Kỷ cương và giá trị lâu bền nay ở đâu?

Chế độ phong kiến đề cao: Lễ, nghĩa, liêm, sỉ; Thị vị tử duy; Tứ duy bất trương; Quốc nãi diệt vương.

Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn mép lưới. Bốn mép lưới không dương lên thẳng thì nước phải mất. Lưới có thẳng thắn thì những mắt lưới nhỏ trong lưới mới tề chỉnh, ai cũng như ai, từ trên xuống dưới đều theo bốn tiêu chuẩn kia thì xã hội mới có trật tự, nước nhà mới yên vui. Bằng không, nhà nước sẽ diệt vong.

Chuyện khoa cử cũng là được chế độ phong kiến quan tâm. Việc giảm bớt số người đỗ năm 1880 tại 23 tỉnh thành do việc ''Triều đình rất coi trọng việc thi cử, nhiều người chỉ đi theo con đường đó và suốt đời trở thành kẻ vô dụng đối với nhân dân''. ('Les lettrés humanistes', Etudes vietnamiennes 1979).

Bộ máy quan lại được tinh giản và phát huy hiệu quả: Năm 1834, cả nước có 1072 thư lại, năm 1838 còn 708, năm 1867 là 585 trong cả nước, tức là tinh giảm 45%. Việc giảm nhẹ bộ máy hành chính căn cứ theo hai mức độ: quan lại đương nhiệm, những người muốn ra làm quan, quan và nha lại. Nay, một xã ở Thanh Hóa đã có '500 quan'.

Thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc tiến hành cải cách xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy nhằm mục đích gì
Thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc tiến hành cải cách xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy nhằm mục đích gì

Nguồn hình ảnh,

Chụp lại hình ảnh,

Hoàng đế Bảo Đại ngày lên ngôi

Tham những thường gắn với quan lại đương nhiệm, vì nhân sự quá đông là nguồn gốc của sự lạm dụng, chi phí, quà cáp. Họ lợi dụng chức quyền để làm giàu, lẩn tránh pháp luật, kết thành những quyền lực vây cánh.

Việc kiểm tra bổ dụng và thăng trật cũng được viết thành văn bản. Để ngăn ngừa sự phát triển của hệ thống ''người nhà'' dựa trên đặc ân hay gia đình trị, người tiến cử buộc phải chịu trách nhiệm về người mình tiến cử. Sau khi đỗ đạt, họ phải thực tập, làm quen với công việc tại các sở tại với thời hạn một năm.

Những điều luật đó có những giá trị nhất định. Nay cải tiến cải lùi mà bộ máy hành chính không nhúc nhích, vì sao?

Giá trị nào còn, giá trị nào mất cũng là điều cần nói.

Trong phỏng vấn hôm 30/10/1990 tại Paris, được con trai cựu hoàng Bảo Đại Patrick-Edouard Bloch-Carcenac đưa lên YouTube (6/2/2021), nhà báo Frédéric Mitterand hỏi:

"Rồi một ngày kia, khi vua Bảo Đại không còn nữa, ông Vĩnh Thụy không còn nữa, ở Việt Nam còn có những người tưởng nhớ đến công đức của ngài không?"

Cựu hoàng Bảo Đại, người qua đời 7 năm sau đó, không để lại lăng mộ gì, đã trả lời:

"Không phải tôi là người nói đến việc này. Xin để cho nhân dân tôi phán xét, xin để cho lịch sử phán xét tôi."

Điều cười ra nước mắt là những người nhận mình là cộng sản, bài bác chế độ phong kiến lại là những người bắt chước lộ liễu nhất, rập khuôn nhất các quy chuẩn các bậc vua chúa, mà bắt chước vụng về.

Tấm ảnh tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế thếp vàng cầu kỳ và sang trọng hơn ngai vàng vua Nguyễn hẳn chưa bị lãng quên.

Hoặc những lăng mộ các bậc lãnh tụ cách mạng có thể nhìn từ vũ trụ như lăng mộ Tổng bí thư Hà Huy Tập có hai năm giữ chức 1936-1938, không lưu lại dấu ấn gì đặc biệt trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng để lại hai khu mộ khổng lồ, quy tụ toàn thể gia đình dòng họ như câu 'một người làm qua cả họ được nhờ'.

Một số lãnh tụ gần đây qua đời cũng được xây mộ rất to, ngược hoàn toàn với lời cụ Hồ Chí Minh dạy: ''Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư''.

Hoặc 'Di tích Lịch sử cấp Quốc gia' tại xã Hưng Thông, Hưng Nguyên thờ cố TBT Lê Hồng Phong có tổng diện tích khuôn viên 31.229 m2, ở Nghệ An, tỉnh nghèo, lũ lụt, bão tố thường viếng thăm. Đây là điều khó ăn, khó nói về các tấm gương tiền bối cách mạnh sống giản dị, suốt đời chỉ cống hiến cho dân cho nước.

Vậy chúng ta đang bỗng nhiên có những ông giả vương mới rồi, hay có người muốn gieo 'hạt giống đỏ' để cha truyền con nối để thành vua chúa như thật, chỉ không xuất thân từ Hoàng tộc có truyền thống linh thiêng hàng trăm năm?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Cao Phong, cây bút tự do ở Paris, Pháp.

Vua Lê Thánh Tông và chuyện trọng dụng hiền tài

Ngày đăng: 14:59 | 20/07/2021 Lượt xem: 10752