Thu nhập trung bình của người hà nội năm 2024

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động cả nước trong quý I/2023 là 7,0 triệu đồng, tăng 197 nghìn đồng so với quý trước và tăng 640 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,0 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,41 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng).

Quan sát thường thấy, thu nhập bình quân của người lao động thường tăng trong các dịp Tết Nguyên đán, so với quý IV/2022, quý I năm nay, thu nhập bình quân của người lao động tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng, nhưng thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân của quý I/2022.

Trong khi quý I/2022, cùng với nỗ lực triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP, thị trường lao động dần đạt được mức tăng của thời kỳ trước khi chưa xuất hiện đại dịch, thu nhập của người lao động tăng mạnh so với quý IV/2021, tăng 20,1%.

Thu nhập trung bình của người hà nội năm 2024
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, bước sang quý I/2023 tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động so với quý IV/2022 chỉ tăng 2,9%, thấp hơn nhiều so với tốc tăng thu nhập bình quân của quý I/2022 so với quý IV/2021.

Theo cơ quan thống kê, thu nhập bình quân của lao động trên cả nước tăng, tuy nhiên có sự sụt giảm tại một số địa phương tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp như TP HCM, Bắc Ninh...

Trước đó, quý IV/2022 đã chứng kiến sự sụt giảm tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động tại vùng Đông Nam Bộ, quý I năm nay đời sống người lao động tại vùng này được cải thiện khá chậm khi thu nhập bình quân của người lao động tại vùng Đông Nam Bộ là 8,9 triệu đồng, tăng 1,9% so với quý trước.

Hai vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung ghi nhận tốc độ tăng lên về thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước.

Cụ thể, trong quý I/2023, lao động làm việc tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có thu nhập bình quân là 6,2 triệu đồng, tăng 3,7% so với quý trước; lao động làm việc tại vùng Đồng bằng sông Hồng có mức thu nhập bình quân là 8,3 triệu đồng, tăng 3,1% so với quý trước.

Trong đó, lao động làm việc tại Hà Nội có mức thu nhập bình quân là 9,7 triệu đồng, tăng 5,7%, tương ứng tăng 521 nghìn đồng so với quý trước. Bên cạnh đó, so với quý trước, quý I/2023 một số địa phương tại vùng Đồng bằng sông Hồng thu nhập bình quân của người lao động có mức giảm như lao động tại Bắc Ninh có thu nhập bình quân là 8,4 triệu đồng, giảm 2,3%, tương ứng giảm 197 nghìn đồng; lao động tại Quảng Ninh có mức thu nhập bình quân là 7,2 triệu đồng, giảm 3,2%, tương ứng giảm 237 nghìn đồng.

Xét theo ngành, tính chung quý I/2023, thu nhập bình quân của người lao động tăng ở cả 3 khu vực kinh tế. Tuy vậy, sự gia tăng thu nhập của người lao động trong quý này không diễn ra ở tất các ngành kinh tế, trong khi thu nhập bình quân của người lao động một số ngành này tăng nhưng ngược lại ở một số ngành khác.

Theo đó, trong 3 khu vực kinh tế, lao động làm việc trong khu vực dịch vụ có tốc độ tăng thu nhập cao nhất. So với cùng kỳ năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong dịch vụ là 8,3 triệu đồng, tăng 10,1%, tương ứng tăng 766 nghìn đồng.

Trong khi đó, lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình quân là 4,1 triệu đồng, tăng 9,2%, tương ứng tăng khoảng 345 nghìn đồng. Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,9 triệu đồng, là khu vực có tốc độ tăng thấp nhấp khi chỉ tăng 9,0%, tương ứng tăng khoảng 655 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Theo Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê, trong năm 2021, thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương ở mức hơn 6,55 triệu đồng/tháng; trong đó Hà Nội là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước với 8,24 triệu đồng/tháng.

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về Điều tra lao động việc làm cho thấy, trong giai đoạn 2017-2021, thu nhập từ việc làm bình quân của lao động làm công ăn lương ở mức khoảng 6,2 triệu đồng/tháng.

Trong năm 2021, thu nhập từ việc làm bình quân của lao động làm công ăn lương ở mức hơn 6,55 triệu đồng/tháng. Trong đó, nam giới có thu nhập từ việc làm bình quân/tháng cao hơn so với nữ giới (6,95 triệu đồng và 6,03 triệu đồng).

Xét theo vùng kinh tế – xã hội, Đông Nam Bộ là khu vực có thu nhập của lao động làm công ăn lương cao nhất năm 2021 với 7,26 triệu đồng/tháng. Trong đó, thu nhập của lao động nam đạt 7,75 triệu đồng/tháng và lao động nữ đạt 6,68 triệu đồng/tháng. Khu vực thành thị có thu nhập của lao động làm công ăn lương cao hơn khu vực nông thôn khoảng 1 triệu đồng/tháng (7,5 triệu đồng và 6,52 triệu đồng).

Tính theo từng địa phương, 10 tỉnh thành có mức thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương cao nhất cả nước năm 2021 đều cao hơn so với mức trung bình cả nước.

Hà Nội là địa phương lao động làm công ăn lương có thu nhập bình quân cao nhất cả nước trong năm 2021 với 8,24 triệu đồng/tháng. Lao động nam tại đây có thu nhập bình quân 8,76 triệu đồng/tháng, cao hơn so với mức 7,64 triệu đồng/tháng của lao động nữ.

TP.HCM xếp thứ hai với mức thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương đạt 7,68 triệu đồng/tháng. Tại đây, lao động nam có mức thu nhập bình quân mỗi tháng đạt 8,2 triệu đồng và lao động nữ đạt gần 7,1 triệu đồng/tháng.

Các vị trí còn lại trong top 10 tỉnh, thành có thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương cao nhất cả nước năm 2021 là Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Điện Biên, Hải Dương và Bình Dương với mức lương bình quân dao động từ 6,86 – 7,41 triệu đồng/tháng.

Thu nhập trung bình của người hà nội năm 2024

Ngoài ra, xét theo trình độ chuyên môn, nhóm “Đại học trở lên” có mức thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương đạt 9,2 triệu đồng/tháng, cao gấp 1,6 lần nhóm “Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật”.

Còn theo ngành kinh tế, thu nhập từ việc làm bình quân mỗi tháng thay đổi từ mức thấp nhất là của ngành “Nông, lâm, thủy sản” (khoảng 4,7 triệu đồng) đến mức cao nhất là của ngành “Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế”, khoảng 12,5 triệu đồng. Ngành có mức thu nhập từ việc làm bình quân mỗi tháng trên 9 triệu đồng gồm có: Thông tin và truyền thông, Hoạt động kinh doanh bất động sản và Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ.

Hầu hết các nhóm nghề đều có mức thu nhập từ việc làm bình quân/tháng cao hơn 5,0 triệu đồng, chỉ riêng có nhóm lao động giản đơn có mức thu nhập thấp nhất là 4,8 triệu đồng. Nhóm “Nhà lãnh đạo” và “Chuyên môn kỹ thuật bậc cao” có mức thu nhập từ việc làm bình quân/tháng cao nhất, tương ứng là 10,8 triệu đồng và 9,2 triệu đồng.