Thực trạng văn hóa nhà trường Tiểu học

Thực trạng văn hóa nhà trường Tiểu học
11
Thực trạng văn hóa nhà trường Tiểu học
684 KB
Thực trạng văn hóa nhà trường Tiểu học
1
Thực trạng văn hóa nhà trường Tiểu học
54

Thực trạng văn hóa nhà trường Tiểu học

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 11 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

THỰC TRẠNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NGUYỄN HOÀNG KHẢ TÚ Trường THPT Trị An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai Email: Tóm tắt: Xây dựng văn hóa nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của chương trình giáo dục nhà trường trung học phổ thông, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Trong thời gian vừa qua, công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các cơ sở giáo dục nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng đang có nhiều bất cập rất đáng lo ngại. Bài báo này nhằm đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông. Từ khoá: đổi mới giáo dục, quản lý, trung học phổ thông, văn hoá nhà trường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn hóa nhà trường (VHNT) là một khái niệm mới xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng nội hàm của nó thì đã được đề cập đến từ lâu, đặc biệt là trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam đổi mới toàn diện như hiện nay thì VHNT càng trở thành vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của toàn thể xã hội. Theo Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền và các cộng sự (2015), VHNT là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử… đặc trưng của một trường học và tác động đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường [5, tr. 333]. VHNT ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bởi nó ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong nhà trường. Do đó, xây dựng một môi trường VHNT tích cực khuyến khích dạy và học, đề cao sự sáng tạo, hợp tác, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau là góp phần thiết thực vào nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục của nhà trường. Một nhà trường chỉ có môi trường giáo dục tốt khi trường đó xây dựng được VHNT lành mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện và nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp ở cá nhân mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh [5, tr. 345]. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh thời cơ và thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội, những yếu tố tiêu cực của của nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, trong đó có VHNT. Tình trạng xuống cấp, tha hóa về mặt đạo đức của giới trẻ, nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng đã gióng lên một hồi chuông báo động. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường và xã hội ngày càng thiếu sự gắn kết đã tạo điều kiện cho các tệ nạn thâm nhập vào học đường. Trong lúc đó, năng lực cũng như nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên vẫn còn bộc lộ Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(47)/2018: tr. 105-115 Ngày nhận bài: 08/4/2018; Hoàn thành phản biện: 17/4/2018; Ngày nhận đăng: 13/6/2018 106 NGUYỄN HOÀNG KHẢ TÚ nhiều hạn chế, nhất là trong tình hình đổi mới toàn diện nền giáo dục, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng và phát triển VHNT. Thực tế trong những năm gần đây, quan điểm về đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã được Đảng ta đề ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI và ngày càng cụ thể, hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn hiện nay. Việc giáo dục đạo đức, xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường đã được Đảng và Nhà nước đề cập đến trong nhiều văn bản: Chỉ thị số 03CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ” [2, tr.2]; đầu năm học 2008-2009 Bộ GD&ĐT cũng đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” [3]. Một trong những năng lực cụ thể của hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học được đề cập trong Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT là “Xây dựng nếp sống văn hoá và môi trường sư phạm; tạo cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp, vệ sinh, an toàn và lành mạnh; xây dựng và duy trì mối quan hệ thường xuyên với gia đình học sinh để đạt hiệu quả trong hoạt động giáo dục của nhà trường; tổ chức, phối hợp với các đoàn thể và các lực lượng trong cộng đồng xã hội nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, tạo dựng niềm tin, giá trị đạo đức, văn hoá và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh” [4]. Có thể nói, hơn lúc nào hết công tác xây dựng VHNT trở nên vô cùng cấp bách, có ý nghĩa sống còn, yêu cầu cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, trong đó đội ngũ CBQL giữ vai trò nòng cốt. Vĩnh Cửu là một huyện nằm ở tả ngạn sông Đồng Nai, có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ nguồn nước cho hồ Trị An, bảo vệ môi trường sinh thái. Trên địa bàn huyện có 3 trường trung học phổ thông (THPT) là: THPT Trị An, THPT Vĩnh Cửu và trung học cơ sở (THCS) & THPT Huỳnh Văn Nghệ. Trong những năm vừa qua, giáo dục THPT của huyện Vĩnh Cửu đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô và chất lượng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhìn chung chất lượng giáo dục THPT của huyện nhà vẫn chưa tương xứng với truyền thống hiếu học và bề dày lịch sử của địa phương, nhất là trong xu thế đổi mới phát triển giáo dục như hiện nay. Thực tế, trong những năm vừa qua, công tác xây dựng VHNT ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu vẫn chưa thật sự được chú trọng, các hiện tượng tiêu cực, vi phạm nội quy nề nếp của học sinh (HS) có chiều hướng ngày càng gia tăng, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường còn thiếu sự gắn bó. Trong khuôn khổ bài báo này, trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng VHNT, chúng tôi đề xuất một số biện pháp xây dựng VHNT ở các trường THPT ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là CBQL, GV và HS của 3 trường THPT Trị An, THPT Vĩnh Cửu, THCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Tổng số khách thể nghiên cứu là 480, trong đó có 30 CBQL, 150 GV và 300 HS. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC…. 107 2.2. Công cụ đánh giá thực trạng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai Bảng hỏi gồm các item nhằm tìm hiểu mức độ hiểu biết về khái niệm VHNT (4 item), đánh giá mức độ biểu hiện tích cực của VHNT (12 item), đánh giá mức độ biểu hiện tiêu cực của VHNT của học sinh (16 item thể hiện mức độ biểu hiện các hành vi vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường của học sinh) và cán bộ, giáo viên, nhân viên (19 item thể hiện mức độ biểu hiện các hành vi vi phạm chuẩn mực và quy định của cán bộ, giáo viên, nhân viên). Đối với biểu hiện tích cực của VHNT, chúng tôi đưa ra 12 item đều có 05 mức độ để khách thể lựa chọn, tương ứng như sau: Hoàn toàn không đồng ý (lựa chọn 1); Phần lớn không đồng ý (lựa chọn 2); Phân vân (Nửa đồng ý, nửa không đồng ý: lựa chọn 3); Phần lớn đồng ý (lựa chọn 4); và Hoàn toàn đồng ý (lựa chọn 5). Biểu hiện tích cực của VHNT được đánh giá thông qua điểm trung bình (ĐTB), ĐTB càng lớn chứng tỏ biểu hiện tích cực của VHNT càng cao. Đối với biểu hiện tiêu cực của VHNT, chúng tôi đưa ra 35 item (16 item thể hiện hành vi vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường của học sinh và 19 item thể hiện hành vi vi phạm chuẩn mực và quy định của cán bộ, giáo viên, nhân viên) đều có 05 mức độ để khách thể lựa chọn, tương ứng như sau: Không có (lựa chọn 1); Hiếm khi (lựa chọn 2); Thỉnh thoảng (lựa chọn 3); Thường xuyên (lựa chọn 4); và Rất thường xuyên (lựa chọn 5). Biểu hiện tiêu cực của VHNT được đánh giá thông qua ĐTB, ĐTB càng lớn chứng tỏ biểu hiện tiêu cực của VHNT càng cao. 2.3. Phương pháp phân tích số liệu Nghiên cứu này sử dụng các phép phân tích sau đây: Phân tích thống kê mô tả với các thông số tỷ lệ phần trăm để mô tả mức độ hiểu biết về khái niệm VHNT; ĐTB và độ lệch chuẩn (ĐLC) để mô tả về biểu hiện tích cực và tiêu cực của VHNT. Phân tích so sánh nhằm kiểm định sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm khách thể nghiên cứu (CBQL và GV). Phân tích phương sai một chiều One - Way Anova để xác định sự khác biệt về mặt thống kê giữa ba nhóm khách thể nghiên cứu (gồm CBQL, GV và HS). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng văn hoá nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai Để đánh giá thực trạng VHNT ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với các đối tượng: CBQL, GV và HS ở 3 trường THPT Trị An, THPT Vĩnh Cửu, THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ trên các nội dung sau: NGUYỄN HOÀNG KHẢ TÚ 108 3.1.1. Đánh giá mức độ hiểu biết về khái niệm và nhận thức về việc xây dựng văn hóa nhà trường Kết quả khảo sát ở Bảng 1 cho thấy, phần lớn CBQL (93,3%), GV (75,3%) và HS (70%) đã có những hiểu biết nhất định, tương đối toàn diện về VHNT, đặc điệt là đối tượng CBQL đạt tỷ lệ rất cao (93,3%). Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy vẫn còn một số CBQL (6,7%), GV (23,3%) và HS (22,0%) có hiểu biết chưa đầy đủ về khái niệm VHNT; thậm chí vẫn còn GV (1,3%) và HS (8,0%) chưa có một ý tưởng gì về VHNT. Bảng 1. Thực trạng hiểu biết về khái niệm văn hóa nhà trường ST T 1. 2. 3. 4. Nội dung VHNT là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần tồn tại trong nhà trường VHNT thể hiện ở sự ứng xử giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội VHNT là hệ thống giá trị, niềm tin, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường Chưa có ý tưởng gì về VHNT. CBQL Số % lượng Tỷ lệ đánh giá GV Số % lượng HS Số % lượng 0 0 9 6,0 15 5,0 2 6,7 26 17,3 51 17,0 28 93,3 113 75,3 210 70,0 0 0 2 1,3 24 8,0 Để đánh giá thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về mức độ cần thiết của việc xây dựng VHNT ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi tiến hành khảo sát theo thang đo sau: 1: Không cần thiết, 2: Ít cần thiết, 3: Khá cần thiết, 4: Rất cần thiết. Biểu đồ 1. Thực trạng nhận về sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường của CBQL, GV, HS THỰC TRẠNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC…. 109 Kết quả khảo sát ở Biểu đồ 1 cho thấy, phần lớn CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng VHNT và cho rằng điều đó là rất cần thiết, với 90% CBQL và 68% GV. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV (4,0%) và HS (7,3%) cho rằng việc xây dựng VHNT là ít cần thiết và 1,7% HS cho rằng là không cần thiết. Kết quả khảo sát trên cho thấy, bên cạnh sự hiểu biết, nhận thức của phần lớn CBQL, GV và HS về VHNT, xây dựng VHNT, vẫn còn một số CBQL, GV và HS có hiểu biết chưa đầy đủ, nhận thức chưa đầy đủ về VHNT, xây dựng VHNT. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể là do khái niệm về VHNT còn khá mới mẻ, đội ngũ CBQL, GV trong nhà trường chưa xem công tác xây dựng VHNT là một nội dung trọng tâm xuyên suốt, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV về tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT ở các trường THPT là hết sức cần thiết. 3.1.2. Đánh giá mức độ biểu hiện tích cực và tiêu cực của văn hóa nhà trường Để đánh giá mức độ biểu hiện tích cực của VHNT, chúng tôi đưa ra 12 biểu hiện (Bảng 2). Biểu hiện nào nhận được sự đồng ý càng cao (ĐTB cao) chứng tỏ biểu hiện của VHNT ở trong nhà trường càng tích cực. Bảng 2. Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ biểu hiện của VHNT TT Biểu hiện 1. Bầu không khí làm việc cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Mỗi thành viên đều biết rõ công việc mình phải làm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học. Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người. Nhà trường có những chuẩn mực, quy tắc để luôn luôn cải tiến. Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự sáng tạo và đổi mới. 2. 3. 4. 5. ĐTB CBQL GV (1) (2) HS (3) F (2, 477) Sự khác biệt 4,23 4,09 3,68 14,471*** 1>3;2>3 3,70 3,61 3,53 0,781 Non.sig 3,63 3,10 2,90 11,787*** 3,60 3,25 3,09 6,136** 3,60 3,31 3,24 2,495 1>2;1,2>3 1>3 Non.sig NGUYỄN HOÀNG KHẢ TÚ 110 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. Khuyến khích giáo viên, học sinh cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; khuyến khích đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường. Khuyến khích tinh thần đối thoại, hợp tác và làm việc nhóm. Khuyến khích cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện nghiên cứu khoa học và học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Các thành viên trong nhà trường thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn. Chia sẻ quyền lực, trao quyền cho giáo viên; khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, chấp, nhận rủi ro. Chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng với các thành viên trong nhà trường Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng giải quyết những vấn đề của giáo dục và đào tạo. Chung Ghi chú: 3,97 3,81 3,60 5,066** 2>3 3,77 3,53 3,41 4,029* 1>3 4,03 3,88 3,40 27,039*** 1,2>3 3,73 3,28 3,37 4,488* 1>2,3 3,30 3,23 3,26 0,171 Non.sig 3,40 3,10 3,07 2,506 Non.sig 3,67 3,41 3,21 6,766** 1,2>3 3,71 3,46 3,31 18,132*** 1,2>3 1 ≤ ĐTB ≤ 5; *: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p < 0,001 Non.sig: không có sự khác biệt Số liệu ở Bảng 2 cho thấy, các biểu hiện về VHNT mà chúng tôi đưa ra được CBQL, GV và HS đồng ý ở mức từ 3,31 đến 3,71 (3,31 ≤ ĐTB ≤ 3,71). Biểu hiện “Bầu không khí làm việc cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau” nhận được sự đồng ý cao nhất của CBQL (ĐTB = 4,23), GV (ĐTB = 4,09) và HS (ĐTB = 3,68). Biểu hiện nhận được sự đồng ý thấp nhất từ CBQL là “Chia sẻ quyền lực, trao quyền cho giáo viên; khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, chấp, nhận rủi ro” (ĐTB = 3,30); GV và HS cùng thể hiện sự đồng ý thấp nhất cho hai biểu hiện là “Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người” (ĐTB = 3,10 và ĐTB = 2,90) và “Chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng với các thành viên trong nhà trường” (ĐTB = 3,10 và ĐTB = 3,07). THỰC TRẠNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC…. 111 Để tìm hiểu sự khác biệt trong đánh giá của ba nhóm đối tượng CBQL, GV và HS về mức độ biểu hiện tích cực của VHNT, chúng tôi đã tiến hành phân tích phương sai một chiều One - Way Anova. Kết quả cho thấy, ngoài biểu hiện 2, 5, 10 và 11, tám biểu hiện còn lại đều có sự khác biệt trong đánh giá của ba nhóm đối tượng được khảo sát. Nguyên nhân của sự khác biệt này là phần lớn là do có sự khác nhau trong nhận thức của từng nhóm đối tượng được khảo sát. Bên cạnh việc khảo sát nhằm đánh giá mức độ biểu hiện tích cực của VHNT, chúng tôi cũng đã đưa ra 19 biểu hiện về các hành vi phạm của CBQL, GV (Bảng 3) và 16 biểu hiện hành vi vi phạm của HS (Bảng 4) để đánh giá mức độ biểu hiện tiêu cực của VHNT trong các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Biểu hiện nào có ĐTB càng cao chứng tỏ nội dung đó đang bị vi phạm nhiều ở nhà trường. Bảng 3. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ biểu hiện các hành vi vi phạm các chuẩn mực và quy định của CBQL và GV TT Biểu hiện các hành vi phạm của CBQL và GV 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. Thiếu tinh thần trách nhiệm, buộc tội, đổ lỗi cho nhau Thiếu tinh thần đoàn kết, dân chủ, công bằng Quan liêu, nguyên tắc máy móc Trách mắng, chưa quan tâm chính đáng đến học sinh Thiếu sự động viên khuyến khích lẫn nhau Thiếu cởi mở, thân thiện, nhiệt tình, tin cậy Mâu thuẫn trong nội bộ không được giải quyết kịp thời Đố kị, ghen ghét, gây mất đoàn kết Tác phong, nói năng không đúng chuẩn mực Nhận xét đánh giá không công bằng, khách quan Uống rượu bia, hút thuốc khi lên lớp Bỏ giờ, bỏ tiết tùy tiện, cắt xén chương trình Thiếu sự hợp tác, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau Xúc phạm danh dự nhân phẩm của đồng nghiệp, của học sinh Không tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường Đầu tóc, trang phục không phù hợp Thể hiện hành vi bạo lực Thiếu tôn trọng đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và học sinh Không đeo thẻ công chức, viên chức Chung 15. 16. 17. 18. 19. Ghi chú: Điểm trung bình t(178) CBQL 2,43 2,33 2,53 2,17 2,17 1,97 2,03 2,80 2,07 2,27 1,67 2,27 1,90 GV 2,45 2,43 2,84 2,37 2,18 2,06 2,37 2,87 2,12 2,44 1,67 2,25 1,86 0,149 0,690 2,114* 1,681 0,103 0,644 1,852 0,510 0,485 1,213 0,000 0,101 0,309 1,67 1,75 0,661 2,83 1,93 1,33 1,47 3,10 2,15 2,82 2,01 1,43 1,45 3,05 2,23 0,131 0,686 0,759 0,104 0,632 1,067 1 ≤ ĐTB ≤ 5; *: p < 0,05 Kết quả điều tra ở Bảng 3 cho thấy, đa số CBQL và GV của 3 trường được khảo sát hầu như không có vi phạm nhiều, phần lớn là vi phạm ở mức độ hiếm khi hoặc thỉnh thoảng (CBQL: 2,15, GV: 2,23). Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện được CBQL, GV đánh giá NGUYỄN HOÀNG KHẢ TÚ 112 vi phạm khá cao là “Không đeo thẻ công chức, viên chức” (ĐTB = 3,10 và ĐTB = 3,05), “Không tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường” (ĐTB = 2,83 và ĐTB = 2,82), “Đố kị, ghen ghét, gây mất đoàn kết” (ĐTB = 2,80 và ĐTB = 2,87), “Quan liêu, nguyên tắc máy móc” (ĐTB = 2,53 và ĐTB = 2,84). Điều đó cho thấy ý thức thực hiện các chuẩn mực đạo đức, việc sáng tạo, đổi mới, linh hoạt xử lý công việc của CBQL, GV vẫn còn hạn chế. Những biểu hiện này có thể dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến VHNT, đòi hỏi CBQL nhà trường cần phải chú trọng để xây dựng và cụ thể hóa kế hoạch xây dựng VHNT phù hợp hơn. Kết quả phân tích Independent - Samples T Test ở Bảng 3 cũng cho thấy, có sự thống nhất cao trong đánh giá của CBQL và GV về mức độ biểu hiện các hành vi vi phạm các chuẩn mực và quy định của CBQL và GV, chỉ có một sự khác biệt ý kiến giữa CBQL và GV ở biểu hiện “Quan liêu, nguyên tắc máy móc” (t(178) = 2,114; p<0,05).>2 Non.sig 2,33 2,4 2,55 2,601 Non.sig 2,17 1,97 1,77 1,73 3,57 2,33 1,94 1,82 2,19 3,55 2,40 2,00 1,96 2,34 3,09 0,961 0,405 2,046 7,251* 18,427*** Non.sig Non.sig Non.sig 2,3>1 1,2>3 THỰC TRẠNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC…. 113 phẩm đồi trụy 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. Sử dụng điện thoại trong giờ học Nói dối, gian lận trong học tập và thi cử Bỏ tiết, trốn học Trang phục, đầu tóc không đúng quy định Không có ý thức bảo vệ của công Thiếu tôn trọng, vô lễ với cán bộ, giáo viên và nhân viên Đi học trễ Sử dụng ma túy Chung Ghi chú: 3,33 3,43 3,27 2,098 Non.sig 2,90 3,17 3,25 3,507* 3>1 2,97 3,09 2,99 1,587 Non.sig 2,77 2,83 3,22 17,868*** 3>1,2 3,03 3,03 3,07 0,127 Non.sig 2,47 2,73 2,25 15,414*** 2>3 3,43 1,10 2,59 3,49 1,23 2,69 3,82 1,19 2,73 10,003*** 0,787 1,821 3>1,2 Non.sig Non.sig 1 ≤ ĐTB ≤ 5; *: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p < 0,001 Non.sig: không có sự khác biệt Kết quả phân tích phân tích phương sai một chiều One - Way Anova ở Bảng 4 cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ biểu hiện hành vi vi phạm của HS. Điều đó nói lên rằng, việc đánh giá qua lăng kính chủ quan của từng nhóm đối tượng là có sự khác nhau, nó cũng phản ánh một cách rõ nét những biểu hiện hạn chế còn tồn tại ở nhà trường, mà dưới góc độ của người CBQL cần phải nắm bắt kịp thời để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Những kết quả nghiên cứu trên đã cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về thực trạng xây dựng VHNT ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu hiện đang còn rất nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân đó là do nhận thức của đội ngũ CBQL và GV về công tác xây dựng VHNT còn hạn chế, công tác xây dựng VHNT chưa thực sự được coi trọng. Bên cạnh đó, qua tìm hiểu thực tiễn việc xây dựng VHNT ở các trường THPT trên địa bàn khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các trường chưa xây dựng được kế hoạch xây dựng VHNT một cách chi tiết, cụ thể, chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, kế hoạch còn mang tính hình thức, chủ yếu là lồng ghép vào các nội dung dạy học thuần túy. Điều đó dẫn đến việc thực hiện kế hoạch không đạt hiệu quả, sức lan tỏa không cao, chưa tạo được động lực thực sự để phát huy các giá trị văn hóa trong nhà trường. Mặt khác, mối quan hệ lỏng lẻo giữa gia đình, nhà trường và xã hội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xây dựng VHNT không đạt kết quả tốt. Đây cũng là khó khăn chung của địa bàn huyện Vĩnh Cửu, nơi mà người dân còn vất vả mưu sinh cho cuộc sống hàng ngày, điều kiện kinh tế còn hạn chế, đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phối hợp giáo dục học sinh. Trước thực trạng đó, đòi hỏi chúng ta phải đề ra các biện pháp cụ thể để công tác xây dựng VHNT ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đạt hiệu quả, góp phần củng cố và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đơn vị và địa phương. 114 NGUYỄN HOÀNG KHẢ TÚ 4. CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI 4.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác xây dựng văn hóa nhà trường Mục đích của biện pháp là làm thay đổi tư duy của đội ngũ CBQL và GV, phải coi trọng công tác xây dựng VHNT, xem đó là một nội dung trọng tâm xuyên suốt, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Khi người CBQL có nhận thức đầy đủ về vai trò của việc xây dựng VHNT thì họ sẽ chủ động đề ra kế hoạch hành động và chiến lược phát triển lâu dài của đơn vị. Có thể nói, đây là một giải pháp cấp thiết và có tính khả thi rất cao bởi vì chỉ có hiểu và nhận thức đúng đắn thì con người ta mới có sự chuyển biến thành hành động cụ thể. Nâng cao nhận thức được thực hiện thường xuyên thông qua việc triển khai các văn bản hướng dẫn, các văn bản chỉ đạo của cấp trên về vai trò tầm quan trọng xây dựng VHNT. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ giáo viên cần phải nâng cao khả năng tự học, theo dõi tin tức trên tạp chí, sách báo để tự nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của chính mình, đặc biệt là trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam đang có nhiều thay đổi như hiện nay. 4.2. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương Đây là một trong những biện pháp then chốt quyết định đến sự thành công của công tác xây dựng VHNT, nó có liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm giữ mọi hoạt động của nhà trường được diễn ra trong trật tự và thống nhất. Qua khảo sát thực trạng VHNT của các trường THPT huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai, chúng ta có thể thấy rằng đa số các trường đều hạn chế ở khâu tổ chức này. Việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT gần như bỏ ngỏ, chưa gắn với chiến lược phát triển chung của nhà trường. Công tác lập kế hoạch xây dựng VHNT phải được thực hiện hàng năm, bám sát vào văn bản chỉ đạo của ngành trên cơ sở đánh giá tổng quát tình hình thực tế, xem xét nguồn lực và các điều kiện hiện có của đơn vị. Tiếp đó, nhà quản lý sẽ xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức, lực lượng tham gia và thời gian thực hiện theo định hướng đã đề ra. Trong quá trình triển khai, nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch kiểm tra với các tiêu chí đánh giá cụ thể, đôn đốc việc thực hiện theo tiến độ, có chế độ động viên khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân và tổ chức thực hiện tốt, tạo điều kiện và khích lệ các thành viên hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. 4.3. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc xây dựng hóa hóa nhà trường Công tác giáo dục nói chung luôn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là sự quan tâm đúng cách của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, nhà trường giữa vai trò nòng cốt để thống nhất và tập hợp sức mạnh, là cầu nối với gia đình và các tổ chức xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đặc biệt là trong việc xây dựng VHNT. Đây là một nguyên tắc cơ bản đòi hỏi mỗi nhà trường phải nắm vững nếu muốn có sự thành công trong công tác giáo dục đào tạo. Sự phối hợp gia đình,

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.