Thuế giá trị gia tăng trong dự toán xây dựng năm 2024

Ngày 13/4/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 1238/BXD-KTXD gửi Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Viettel về hướng dẫn áp dụng thuế suất VAT khi lập tổng mức đầu tư, dự toán công trình xây dựng theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Chính phủ giao Bộ Tài chính hướng dẫn, giải quyết những phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Đối với tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng, các công việc thuộc dự án/công trình được thực hiện trong giai đoạn từ 01/02/2022 đến 31/12/2022, thuế suất áp dụng theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về xác định dự toán xây dựng công trình như sau:

Xác định dự toán xây dựng công trình
...
2. Chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng, được xác định như sau:
a) Chi phí trực tiếp (gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết hoặc theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình.
Trường hợp chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: khối lượng được xác định theo công việc, công tác xây dựng; đơn giá xây dựng chi tiết được xác định như quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
Trường hợp chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình: khối lượng được xác định phù hợp với nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình; giá công tác, nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình xác định như quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định này.
b) Chi phí gián tiếp gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công và chi phí cho một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí gián tiếp được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định;
c) Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%);
d) Thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Từ quy định trên có nêu chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình có bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng trong dự toán xây dựng năm 2024

Chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình có bao gồm thuế giá trị gia tăng không? (Hình từ Internet)

Tải trọn bộ các văn bản về chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình hiện hành: Tải về

Các chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình bao gồm những chi phí nào?

Liên quan đến các chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình thì được quy định chi tiết tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 11/2021/TT-BXD, cụ thể sau đây:

Dự toán xây dựng công trình
...
6. Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và một số quy định cụ thể sau:
a) Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; hoặc xác định bằng dự toán; hoặc ghi theo giá trị hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật; hoặc được dự tính trong dự toán xây dựng công trình phù hợp với tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trong trường hợp chưa đủ cơ sở để xác định.
b) Các chi phí nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường; chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray và các loại thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự, nếu không tính chung cho cả dự án thì được dự tính trong chi phí khác của dự toán xây dựng công trình. Các chi phí này được xác định bằng dự toán phù hợp với thiết kế, biện pháp thi công xây dựng và điều kiện đặc thù của công trình.
c) Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình không bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng, sử dụng vật liệu mới liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải dây chuyền công nghệ, sản xuất theo quy trình trước khi bàn giao; chi phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng; các khoản thuế tài nguyên, các khoản phí, lệ phí và một số khoản mục chi phí khác có liên quan tính chung cho cả dự án.

Theo đó, chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc bằng phương pháp lập dự toán (theo khoản 6 Điều 12 Nghị định 10/2021/NĐ-CP) và một số quy định cụ thể chi tiết về chi phí khác tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 11/2021/TT-BXD như trên.

(So với khoản 6 Điều 8 Thông tư 09/2019/TT-BXD trước đây thì không có quy định về các chi phí khác bao gồm chi phí về nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường; chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray và các loại thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự, nếu không tính chung cho cả dự án thì được dự tính trong chi phí khác của dự toán xây dựng công trình. Các chi phí này được xác định bằng dự toán phù hợp với thiết kế, biện pháp thi công xây dựng và điều kiện đặc thù của công trình.)

Phê duyệt dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền của ai?

Tại Điều 14 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về phê duyệt dự toán xây dựng công trình như sau:

Phê duyệt dự toán xây dựng công trình
1. Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24, 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
2. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án.
3. Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình và dự toán chi phí quy định tại khoản 2 Điều này được gửi cho người quyết định đầu tư.

Theo đó, thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24, khoản 25 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.

Thuế suất thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng (“GTGT”) là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.

Thuế giá trị gia tăng đang áp dụng tại Việt Nam có bao nhiêu phương pháp tính thuế?

Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp.

Thuế giá trị gia tăng được tính như thế nào?

Hiện nay có hai phương pháp tính thuế GTGT là: Phương pháp tính thuế trực tiếp và Phương pháp khấu trừ. Tùy thuộc vào các điều kiện của doanh nghiệp mà người nộp thuế sẽ lựa chọn và áp dụng phương pháp tính thuế phù hợp.

Vật liệu xây dựng thuế bao nhiêu phần trăm?

Vật liệu xây dựng vẫn tính thuế GTGT mức 10%