Thuốc chữa đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh

Cách chữa đầy bụng dân gian mách cho mẹ đang nuôi con nhỏ rất đơn giản, chỉ từ những loại thực phẩm thường ngày. Mẹ có thể dùng tỏi hay lá trầu không đều hữu dụng ngay tức khắc.

Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh luôn được các mẹ bỉm sữa ưu tiên. Không chỉ bởi cách thực hiện đơn giản mà cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để bé hạn chế “đụng” đến thuốc kháng sinh.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng nhiều nhất là trong 3 tháng đầu đời của bé. Tình trạng này sẽ ghé thăm thường xuyên hơn khi bé bắt đầu ăn dặm. Có 3 nguyên nhân chủ yếu:

  • Không tiêu hóa được các loại protein trong thực phẩm và sữa
  • Quá tải đường lactose từ sữa mẹ
  • Do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ

Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

1. Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng tỏi

Thuốc chữa đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh
Dùng tỏi là một trong những cách chữa chướng bụng cho bé

Cùng với hành, tỏi là gia vị “số 1” trong gian bếp Việt. Không chỉ vậy, tỏi cũng được mệnh danh là vị thuốc Đông y tốt hàng đầu cho mẹ và bé sau khi sinh.

Cụ thể với trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, chỉ cần mẹ nướng một củ tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé. Khoảng 10-15 phút sau, bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Lưu ý không đặt trực tiếp tỏi nóng lên da bé vì có thể gây bỏng.

Với bé lớn hơn, mẹ có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé hoặc cho bé uống nước tỏi. Dùng khoảng 30g tỏi, bỏ vỏ rồi giã nát và trộn với khoảng 10g đường phèn. Để khoảng 15 phút rồi cho thêm 100ml nước ấm, hòa tan đường phèn vào tỏi. Sau đó chắt lấy nước cốt và uống 2 lần/ngày. Chỉ với vài lần áp dụng như vậy, chứng đầy bụng, chướng hơi của bé sẽ giảm đi rõ rệt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và cách phòng tránh

2. Chữa đầy bụng cho trẻ bằng lá trầu không

Thuốc chữa đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh

Dân gian vẫn đồn hơ lá trầu không cho bé có thể trị bách bệnh. Sự thật không hoàn toàn đúng nhưng cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Đồng thời lá trầu cũng có hoạt tính kháng sinh cực mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, lỵ…

Để chữa chướng bụng đầy hơi cho bé sơ sinh, mẹ có thể dùng lá trầu không hơ nóng và vuốt bụng cho bé. Mẹ vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới.

Với trẻ lớn, dùng 2-4 lá trầu xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm rồi đắp vào rốn, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng lại khoảng 15-20 phút, ngày làm hai lần, chỉ 3 ngày sau sẽ hết chướng bụng.

Một số lưu ý cần nhớ khi áp dụng cách chữa chướng bụng cho bé bằng lá trầu không:

  • Luôn cần cẩn trọng về nhiệt độ. Làn da mỏng manh của bé rất nhạy cảm, chỉ cần quá tay một chút cũng có thể khiến trẻ bị bỏng.
  • Không sử dụng lá trầu hơ khi trẻ bị sưng tấy, trầy xước.
  • Không cho trẻ uống nước cốt lá trầu pha mật ong khi dưới 1 tuổi.

4 loại trái cây trị ngay chướng bụng

Ngoài mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không và tỏi, mẹ cũng có thể dùng các loại trái cây tự nhiên để chữa chướng bụng, đầy hơi:

  • Cách chữa đầy bụng cho trẻ bằng nước chanh và gừng: Sử dụng hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong pha vời nước ấm, cho bé uống sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Ăn cam: Cách đơn giản nhất là cho bé ăn thêm vài múi cam sau bữa ăn. Các chuyên gia chia sẻ rằng, cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn cung cấp thêm vitamin cho bé.
  • Ăn nho: Cùng với cam, nho cũng là trái cây có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
  • Nước chanh nóng: Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.
Thuốc chữa đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh
Ngoài cách áp dụng mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể massage cho bé cũng giảm chướng bụng, đầy hơi

Cách phòng đầy hơi, chướng bụng cho trẻ

Để phòng đầy hơi, chướng bụng cho trẻ, mẹ cần lưu ý:

  • Cho trẻ bú đúng cách: Nếu trẻ bú không đúng tư thế sẽ dễ nuốt phải khí thừa từ bên ngoài gây đầy hơi. Cách tốt nhất mẹ ôm bé để con đối mặt với bạn, ngực bé áp sát ngực mẹ, cằm bé chạm tới đầu ti của mẹ. Nếu trẻ bú bình, mẹ cần cho sữa ngập núm ti để tránh việc trẻ nuốt phải không khí gây đầy hơi.
  • Hạn chế thực phẩm dễ sinh hơi: Với trẻ đã ăn dặm, cần hạn chế các thực phẩm dễ sinh hơi như xúc xích, bim bim, bánh mỳ… Bé đang bú mẹ thì mẹ tránh ăn các thực phẩm này.
  • Không bắt bé bú hoặc ăn quá no.
  • Lựa chọn bình sữa phù hợp cho bé.
  • Sau khi pha sữa, nên để 5 phút sau mới cho bé bú.

Mẹ nào có con nhỏ cũng nên biết một vài mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh để tránh lạm dụng thuốc kháng sinh. Với những trường hợp điều trị một vài ngày tại nhà nhưng không bớt triệu chứng, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để khám nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 https://www.happyfamilyorganics.com/learning-center/mama/managing-gas-in-breastfed-babies/ https://www.parents.com/baby/care/gas/signs-newborn-has-gas/ https://flo.health/being-a-mom/your-baby/baby-care-and-feeding/infant-gas-relief https://www.webmd.com/parenting/baby/features/infant-gas#1 https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Common-Conditions-in-Newborns.aspx

Chứng đầy hơi, khó tiêu là một biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa rất thường gặp, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi do hệ tiêu hóa còn non yếu. Khắc phục chứng bệnh này, ngoài việc chú ý chế độ ăn uống phù hợp lứa tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc kích thích tiêu hóa để trẻ bớt khó chịu, bỏ ăn hay nôn trớ.

Chế độ ăn phù hợp lứa tuổi

Khi bị đầy hơi, khó tiêu trẻ thường có các biểu hiện khó chịu, khóc, biếng ăn, bỏ ăn, hay nôn, bụng trướng hơi hoặc có thể đi ngoài phân lỏng, phân sệt… Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ như sử dụng thức ăn không phù hợp với độ tuổi (cho trẻ ăn dặm sớm, ăn cơm sớm hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa); do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu; do được cho ăn quá nhiều trong một bữa hoặc các bữa ăn quá gần nhau khiến thức ăn chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị đầy hơi do một số nguyên nhân khác như: trẻ bị trào ngược dạ dày - thực quản, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, lồng ruột, tắc ruột, không dung nạp đường lactose và tinh bột… Khắc phục tình trạng này, trước hết, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ những thức ăn phù hợp với khả năng tiêu hóa ở từng độ tuổi, phân chia lượng thức ăn và thời gian giữa các bữa ăn phù hợp.

Thuốc chữa đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh

Trẻ bị đầy hơi, trướng bụng thường khó chịu, khóc, bỏ ăn...

Một số thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu

Nếu điều chỉnh bằng chế độ ăn không có kết quả, cha mẹ cũng có thể sử dụng một số thuốc sau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc chống axit, chống đầy hơi: Có thể sử dụng các thuốc chứa aluminium phosphate (phosphalugel), aluminium hydroxyde và magnésium hydroxyde (maalox plus), dimethicone và guaiazulene (pepsane)...  Các thuốc này có tác dụng trị chứng đầy bụng trướng hơi. Thuốc được sử dụng sau bữa ăn để đạt hiệu quả cao nhất.

Men tiêu hóa: Thực chất men tiêu hóa là hỗn hợp các enzym khác nhau do chính cơ thể bài tiết ra có tác dụng chuyển hóa các chất trong thức ăn chủ yếu là chất đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid). Chúng được bài tiết từ các cơ quan khác nhau trong hệ thống đường tiêu hóa nhưng trong trường hợp trẻ bị đầy ctrướng bụng thì có thể bổ sung thêm để hỗ trợ tiêu hóa nhưng không nên sử dụng kéo dài vì có thể gây phụ thuộc men tiêu hóa. Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ sự tiết mật (chophytol) giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, loại thuốc này có thể pha vào sữa, thức ăn hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng trẻ. Đối với trẻ trên một tuổi nên uống sau bữa ăn.

Dung dịch bù nước oresol: Trường hợp trẻ bị tiêu chảy có thể bù lượng nước đã mất bằng oresol. Oresol có tác dụng tăng cường hấp thu natri và nước ở lòng ruột, bù kali đã bị mất do đi ngoài (đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ, vì trẻ mất kali trong phân cao hơn người lớn). Khi pha oresol phải theo đúng tỷ lệ hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, tránh tình trạng pha đặc hay loãng đều làm mất tác dụng của thuốc. Cần lưu ý đến hạn sử dụng trước khi dùng thuốc. Mỗi gói oresol sau khi pha chỉ được dùng trong 24 giờ. Ngoài ra có thể dùng hydrite dạng viên nén thay cho oresol.

Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): Loại thuốc này chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể dùng một số thuốc dạng bơm vào hậu môn hoặc thuốc chứa hợp chất cao phân tử macrogol, thuốc nhuận tràng như osmoglyn, babylax, microclismi.

Phòng ngừa trẻ bị đầy hơi, khó tiêu do nhiễm ký sinh trùng bằng cách cho trẻ tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Các thuốc được dùng là loại có phổ rộng và hiệu quả với các loại giun thường gặp như giun đũa, giun kim… Có thể sử dụng một vài loại thuốc thông dụng hiện nay: mebendazole, albendazole...

Một số lưu ý khi dùng thuốc

Các thuốc trên cần để ở trong tủ thuốc, tránh xa tầm với trẻ em và để ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiều ánh sáng, ẩm, nóng. Chỉ dùng thuốc trị rối loạn nhẹ vài ngày, nếu triệu chứng không đỡ hoặc kéo dài thì cần đi khám tại các cơ sở y tế.

Khi mua thuốc, cha mẹ nên nhờ tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng. Nên để thuốc và bảng hướng dẫn sử dụng thuốc trong bao bì và có dán nhãn ngoài ghi rõ tên thuốc. Với những loại thuốc do bác sĩ kê đơn dành cho người trong gia đình đang sử dụng cũng nên để riêng một gói và dán nhãn bao bì. Cha mẹ cũng có thể làm một số biện pháp khác để chữa đầy bụng, khó tiêu cho trẻ như: giúp trẻ trung tiện bằng phương pháp đạp xe đạp, xoa bụng trẻ, chườm nóng vùng bụng…