Tiêm nhắc lại viêm gan b sau bao lâu

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Tiêm ngừa viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Để bảo vệ sức khỏe của bé yêu, cha mẹ nên cho trẻ tiêm mũi Viêm gan B ngay trong vòng 24h sau sinh. Vậy tiêm mấy mũi vắc-xin Viêm gan B mấy là đủ? Mỗi mũi tiêm cách thời gian bao lâu?

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng do virut, gây tổn thương gan. Virut viêm gan B lây lan qua đường máu, đường Tình dục hoặc do mẹ truyền sang con. Hiện có vắc-xin ngừa viêm gan B

2. Đối tượng dễ mắc viêm gan B

Nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc bệnh viêm gan B là do thiếu hiểu biết. Theo thống kê cho biết, người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao nhất. Nguyên nhân là do họ có khả năng miễn dịch thấp, dễ bị virut xâm nhập. Vì vậy phải có những hiểu biết đúng đắn từ đó có biện pháp phòng chữa thật tốt.

  • Người lớn tuổi: Cơ quan bên trong của cơ thể sẽ bị lão hóa dần dần khi chúng ta già đi, trong đó gan là cơ quan mà chúng ta thấy sự thay đổi rõ rệt nhất. Như vậy chức năng giúp gan hấp thụ dinh dưỡng, chuyển hóa các chất trong cơ thể cũng như là giải độc gan sẽ suy giảm, khi đó các tế bào gan sẽ có biểu hiện của sự già hóa ở những mức độ khác nhau. Sau khi gan bị tổn thương sẽ làm khả năng hồi phục kém đi, đồng thời làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Do vậy, người lớn tuổi có nguy cơ bệnh rất cao.
  • Trẻ em: Gan của trẻ em so với người lớn thì lượng máu cung cấp rất dồi dào, khả năng tái tạo tế bào gan mạnh, nhưng hệ miễn dịch ở trẻ em lại chưa trưởng thành không thể loại bỏ những virut nhanh chóng. Do vậy, virut sẽ ở lại trong các tế bào của cơ thể sinh sôi và trẻ em lại trở thành nạn nhân của virut viêm gan B.
  • Phụ nữ mang thai: Theo chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai dễ nhiễm bệnh hơn so với những người bình thường khác. Nguyên nhân chính là do khi mang thai đứa trẻ trong bụng sẽ cần mẹ cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng. Vì vậy, khả năng kháng thể trong cơ thể của người mẹ cũng vì vậy mà giảm đi, khi virut xâm nhập sẽ không đủ khả năng để chống lại. Điều này đồng nghĩa với việc không những người mẹ là nạn nhân, mà tới cả đứa con trong bụng cũng là nạn nhân của viêm gan B.

3. Viêm gan B lây truyền qua những đường nào?

Viêm gan B có tốc độ lây nhiễm nhanh. Dù có cùng cách thức truyền bệnh với virus HIV nhưng khả năng lây nhiễm của viêm gan B cao gấp 50 - 100 lần HIV. Những con đường lây truyền Viêm gan B bao gồm:

  • Lây nhiễm từ mẹ sang con: Tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con tăng dần vào các tháng cuối thai kỳ, đặc biệt trong quá trình sinh nở. Do đó, mẹ cần xét nghiệm viêm gan B trước khi Mang thai để có các biện pháp bảo vệ bé.
  • Lây truyền qua đường tình dục: virus viêm gan B có thể tồn tại trong tinh dịch và dịch âm đạo và dễ dàng lây lan qua hoạt động Tình dục đồng giới hay khác giới.
  • Lây truyền qua đường máu: dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu, tiếp xúc với các vết xước, vết thương hở,...

4. Tiêm vắc-xin viêm gan B mấy lần là đủ?

4.1 Lộ trình tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ

  • Trường hợp mẹ không nhiễm viêm gan B:

Liều sơ sinh được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc sớm nhất có thể nếu trẻ phải trì hoãn tiêm vắc-xin viêm gan B

Liều thứ 2, 3, 4 có thể tiêm với vắc-xin phối hợp chứa thành phần viêm gan B (vắc-xin 6 trong 1 hoặc vắc-xin 5 trong 1) bắt đầu tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 1 tháng.

Liều cuối cùng nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi với vắc-xin 6 trong 1 ( khuyến cáo nên hoàn thành trước 24 tháng tuổi).

  • Trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B

Trong giai đoạn mang thai, viêm gan B lây từ mẹ sang con với tỉ lệ rất thấp, thường không quá 2%. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ của người mẹ, khả năng lây nhiễm rất cao. Do đó, nếu người mẹ bị viêm gan B, cần tiêm vắc-xin và Huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, tốt nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây bệnh. Thời điểm tiêm càng trễ, hiệu lực của vắc-xin càng giảm:

  • Tiêm vắc-xin trong 24 giờ đầu sẽ phòng được 85 - 90% sự lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con
  • Tiêm vắc-xin ngày hôm sau (48 giờ), hiệu lực vắc-xin giảm 50 - 57% mỗi ngày

Trình tự tiêm phòng viêm gan B cho trẻ khi người mẹ mang virus viêm gan B có thể theo 2 phác đồ như sau:

Phác đồ 1: 0-1-2-12

  • Liều sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.
  • Liều thứ 2 được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.
  • Liều thứ 3 tiêm khi trẻ được đủ 2 tháng tuổi.
  • Liều thứ 4 tiêm cách liều thứ 3: 12 tháng.

Phác đồ 2: 0-1-6-18

  • Liều sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.
  • Liều thứ 2 được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.
  • Liều thứ 3 tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Liều thứ 4 tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.
  • Sau tiêm liều thứ 4 ít nhất 1 tháng có thể xét nghiệm HBsAg và HBsAb để xác định trẻ có bị nhiễm viêm gan B không và hiện đã có đủ kháng thể kháng virus viêm gan B giúp bảo vệ trẻ chưa?

Lưu ý do vắc-xin viêm gan B không tạo đáp ứng miễn dịch suốt đời vì lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian nên sau 5 năm cần cho trẻ xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B (HBsAb). Nếu kháng thể HBsAb < 10mUI/ml cần tiêm nhắc lại 1 liều vắc-xin để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

4.2 Lộ trình tiêm vắc-xin viêm gan B cho người lớn

  • Xét nghiệm trước khi tiêm: Cần làm các xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để biết đã bị nhiễm virus viêm gan B hay trong cơ thể đã có kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa.

Nếu kết quả là HBsAg dương tính, nghĩa là bạn đã nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả. Còn nếu HBsAb dương tính tức là bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó không cần thiết phải tiêm vắc-xin nữa. Nếu cả hai xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, tức là chưa mắc bệnh và cần tiêm vắc-xin để phòng bệnh.

  • Phác đồ tiêm: Có thể chọn 1 trong 2 phác đồ
  • Phác đồ: 0-1-6 nghĩa là liều thứ 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 2 là 5 tháng (cách liều đầu 6 tháng nếu tiêm đúng lịch).
  • Phác đồ 0-1-2-12 tức là tiêm 3 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 là 1 năm.
  • Nên xét nghiệm HbsAb sau mỗi 5 năm và nhắc lại 1 liều vắc-xin nếu xét nghiệm HBsAb < 10 mUI/ml
  • Vắc-xin viêm gan B có rất ít tác dụng phụ, đây là loại vắc-xin an toàn với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận được một số trường hợp hi hữu (khoảng 1/600.000 liều vắc-xin) có thể xảy ra các phản ứng nặng. Thông thường, khi tiêm phòng viêm gan B sẽ chỉ bị đau, đỏ da, sưng phồng tại nơi tiêm. Các phản ứng nặng hơn như khó thở, tụt huyết áp, Sốt cao...rất hiếm xảy ra, nhưng nếu gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị kịp thời.

5. Các biện pháp phòng ngừa viêm gan B khác

Tiêm vắc-xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan, cần kết hợp thêm các phương pháp khác để tăng cường hiệu quả phòng bệnh:

  • Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo hoặc các dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.
  • Quan hệ tình dục an toàn, không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Băng ngay các vết xước, vết thương hở.
  • Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi vì có thể làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan.
  • Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực.

  • Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết. Hạn chế chất béo, giảm muối.
  • Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi, thải lọc các chất độc hại.
  • Kiêng rượu, bia, thuốc lá.
  • Nên ngủ trước 11h đêm để gan có thời gian nghỉ ngơi.

Mong rằng bài viết trên đây đã giúp các bạn biết được tiêm mấy mũi vắc-xin viêm gan B là đủ. Lịch trình tiêm như thế nào để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất? Hãy chia sẻ thông tin này đến người thân, bạn bè vì sức khỏe cộng đồng.

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp

Ở trẻ nhỏ, tùy theo chiến lược của từng quốc gia, vắc xin ngừa viêm gan B được tiêm 3 liều trong vòng 6 tháng đầu đời. Nhằm hạn chế tỉ lệ nhiễn viêm gan B do mẹ truyền sang con, vắc xin ngừa viêm gan B còn được khuyến cáo tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh. Tại Việt Nam, theo TCMR, trẻ sẽ được tiêm 3 liều vắc xin Quinvaxem (DTwP-Hib-HBV) vào lúc trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi.

Do quan ngại về các phản ứng sau tiêm chủng của vắc xin Quinvaxem, ngày càng nhiều phụ huynh cho trẻ tiêm chủng vắc xin dịch vụ (Infanrix Hexa và Pentaxim). Sự khan hiếm của vắc xin tiêm chủng dịch vụ Infanrix Hexa và Pentaxim đã dẫn đến tình trạng trẻ được phụ huynh cho đi tiêm trước vắc xin viêm gan B (dịch vụ) và chờ tiêm vắc xin dịch vụ 5/1 hay 6/1, dẫn đến thực tế khi trẻ đã trên 6 tháng tuổi hay gần 1 tuổi, dù tiêm đủ 3 liều vắc xin ngừa viêm gan B nhưng vẫn chưa được tiêm vắc xin ngừa các bệnh Bạch hầu, Ho gà, bại liệt, uốn ván, Hib. Vấn đề đặt ra là trẻ có thể tiêm tiếp Quinvaxem hoặc Infanrix Hexa sau khi đã tiêm 3 liều vắc xin ngừa viêm gan B đơn giá hay không và liệu có ảnh hưởng gì đến an toàn và sinh miễn dịch không?

Ngoại trừ vắc xin ngừa viêm gan B đơn giá đang sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng được sản xuất bởi Công ty sản xuất vắc xin và sinh phẩm số 1. Trong tiêm chủng dịch vụ, Việt Nam hiện đang lưu hành các loại vắc xin ngừa viêm gan B đơn giá do nước ngoài sản xuất, bao gồm: Engergix B, Euvax, Hepavax Gene, HBvax Pro, Heberbiovac HB…và các vắc xin đa giá có chứa vắc xin viêm gan B, bao gồm: Quinvaxem (được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng), Infanrix Hexa, Pentaxim, TritanrixHB… Hàm lượng kháng nguyên VGB trong mỗi loại vắc xin trên là như nhau (10 mcg/mL)

Bảng 1: So sánh một số loại vaccine VGB hiện đang lưu hành tại VN

Engerix B

Euvax

Hepavax gene

Heberbiovac

Gene HBvax

Quinvaxem

Nhà sản xuất

GSK (Bỉ)

LG life science (HQ)

Green Cross (HQ)

HeberBiotech (Cuba)

Vabiotech

(VN)

Crucel

Loại vaccine

Recombinant

Recombinant, subunit

Recombinant

Recombinant

Recombinant trên tế bào nấm men

Recombinant

Dạng đóng ống vaccine

Dạng lỏng, không cần pha hồi chỉnh

Dạng lỏng, không cần pha hồi chỉnh

Dạng lỏng, không cần pha hồi chỉnh

Dạng lỏng, không cần pha hồi chỉnh

Dạng lỏng, không cần pha hồi chỉnh

Dạng lỏng, không cần pha hồi chỉnh

Hàm lượng kháng nguyên HBV

10 mcg/0,5mL

10 mcg/0,5mL

10 mcg/0,5mL

10 mcg/0,5mL

10 mcg/0,5mL

10 mcg/0,5mL

Tá chất

Aluminum Hydroxide

Aluminum Hydroxide

Aluminum Hydroxide

Aluminum Hydroxide

Aluminum phosphat

Chất bảo quản

Không

Thiomersal

Không

Thiomersal

Thiomersal (track)

Lịch tiêm cho trẻ nhũ nhi (tháng)

0-1-6

Lịch 0-1-2-12 dành cho 1 số trường hợp nguy cơ cao như trẻ sinh ra từ mẹ có HBV (+), người tiếp xúc nguồn lay nhiễm, khách du lịch)

0-1-6

Lịch 0-1-2-12 dành cho 1 số trường hợp nguy cơ cao như trẻ sinh ra từ mẹ có HBV (+), người tiếp xúc nguồn lây nhiễm, khách du lịch)

Các nước có tỉ lệ lưu hành VGB cao có thể tiêm theo lịch 0-1-2-12

0-1-6

Lịch 0-1-2-12 dành cho 1 số trường hợp nguy cơ cao như trẻ sinh ra từ mẹ có HBV (+), người tiếp xúc nguồn lay nhiễm, khách du lịch)

0-1-2 hoặc
0-1-6

0-1-2 hoặc
0-1-6

0-1-2 hoặc cách nhau ít nhất 1 tháng

(Thông tin sản phẩm Engerix B, Euvax, Hepavax gene, Heberbiovac, Gene HBvax, Quinvaxem)

Do tất cả các vắc xin VGB này được sản xuất theo công nghệ tái tổ hợp DNA (vắc xin chỉ chứa các thành phần protein của vi rút viêm gan B và kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể), không chứa toàn bộ vi rút viêm gan B nên hoàn toàn không có khả năng gây bệnh viêm gan [2].

Lịch tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO được tóm tắt trong Bảng 2. Việt Nam áp dụng lịch tiêm III. WHO khuyến cáo khoảng cách giữa liều thứ nhất và liều thứ 2, khoảng cách giữa 2 liều cuối cùng cách nhau ít nhất 1 tháng, gia tăng khoảng cách thời gian giữa 2 liều đầu tiên ít ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch cũng như nồng độ kháng thể cuối cùng trong khi gia tăng khoảng thời gian giữa 2 liều cuối cùng dẫn đến nồng độ kháng thể tăng nhưng không làm thay đổi tỷ lệ có huyết thanh bảo vệvà có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ lâu dài của vắc xin [3].

Bảng 2: Lịch tiêm vắc xin viêm gan B

Lần thăm khám

Các vắc xin khác

Vắc xin viêm gan B (*)

Không tiêm liều sơ sinh

Có tiêm liều sinh

Sơ sinh

BCG (OPV0)[†]

HepB1 [§]

HepB1 [§]

6 tuần

OPV1, DPT1

HepB1 [¶ ]

HepB2 [§]

HepB2 [¶ ]

10 tuần

OPV2, DPT2

HepB2 [¶ ]

HepB3 [¶ ]

14 tuần

OPV3, DPT3

HepB3 [¶ ]

HepB3 [§ ]

HepB4 [¶ ]

9 - 12 tháng

* Lịch tiêm 1 áp dụng tại các quốc gia tỷ lệ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở thấp trong khi lịch tiêm II và III áp dụng tại các quốc gia có tỷ lệ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con trong quá sinh sinh nở cao.

† áp dụng tại các quốc gia có dịch bại liệt

§ vắc xin đơn giá

¶ vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp

Liều vắc xin viêm gan B sơ sinh phải sử dụng vắc xin đơn giá nhưng các liều tiếp theo có thể sử dụng vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp [1-3]. Sự hoán đổi giữa các vắc xin ngừa viêm gan B đơn giá hoặc lịch tiêm bắt đầu với vắc xin ngừa viêm gan B đơn giá và hoàn tất với vắc xin kết hợp có chứa vắc xin ngừa viêm gan B không ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch của vắc xin ngừa viêm gan B và các vắc xin khác cũng như tính an toàn đối với trẻ [1-4].

Sau loạt tiêm cơ bản, nồng độ kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B (Hbs) giảm nhanh chóng trong vòng 1 năm và giảm từ từ sau đó. Trên những trẻ đáp ứng với loạt tiêm cơ bản, có nồng độ kháng thể kháng Hbs ³ 10 mIU/mL, 15-50% trẻ có có nồng độ kháng thể kháng Hbs dưới mức phát hiện được trong vòng 5 – 15 năm sau loạt tiêm cơ bản. Sự tồn tại của kháng thể theo thời gian có liên quan với nồng độ đỉnh của kháng thể ngay sau chủng ngừa. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy loạt tiêm cơ bản của vắc xin viêm gan B có thể phòng bệnh trên 20 năm bất chấp tình trạng giảm hoặc biến mất của kháng thể theo thời gian. Chính vì vậy tiêm nhắc lại vắc xin viêm gan B không được khuyến cáo trong tiêm chủng thường quy [3].

  1. Có thể tiêm tối đa bao nhiêu liều vắc xin ngừa viêm gan B?

          Các dữ liệu nghiên cứu lâm sàng chỉ hỗ trợ cho lịch tiêm tối đa 4 liều vắc xin viêm gan B trên những người có đáp ứng với vắc xin [4].

Trong số những người không đáp ứng với lịch tiêm cơ bản 3 liều của vắc xin viêm gan B, 25 -50% có đáp ứng miễn dịch với một liều bổ sung và 44-100 % đáp ứng với lịch tiêm đủ 3 liều khác (0, 1, 6 hoặc 0, 1, 4 tháng). Đáp ứng miễn dịch đối với việc tiêm lại vắc xin chỉ xảy ra trên những người có nồng độ kháng thể thấp nhưng vẫn đo được sau lịch tiêm ban đầu (<10>.[8].

Các phản ứng sau tiêm của HBV không phổ biến và thường mức độ nhẹ. Ngoại trừ phản ứng đau khu trú (đau cơ, sốt tạm thời). Không tìm thấy mối liên quan giữa các phản ứng nặng, nghiêm trọng với việc tiêm HBV. Vaccine HBV được WHO đánh giá là một trong các loại vắc xin rất an toàn.

Một nghiên cứu so sánh, phân bố ngẫu nhiên nhóm đối tượng không đáp ứng với 4 liều vắc xin viêm gan B Engerix B (20 mcg/liều) để nhận tiếp liều thứ 5 của Engerix B (20 hoặc 40 mcg/liều tiêm bắp) không tìm thấy sự khác biệt trong đáp ứng miễn dịch cũng như tính an toàn trên nhóm đối tượng tiêm 40 mcg Engerix B/liều so với nhóm đối tượng chỉ nhận 20 mcg Engerix B/liều [5].  Những người không có kháng thể bảo vệ 1 – 2 tháng sau khi tiêm lần 2 vắc xin viêm gan B là những người không đáp ứng nguyên phát hoặc đã bị nhiễm vi rút viêm gan B. Sau khi hoàn thành lịch tiêm vắc xin lần 2 từ 1 – 2 tháng, nên xét nghiệm kháng thể kháng HBs. Nếu đối tượng vẫn không có đáp ứng miễn dịch thì được xem như nhạy cảm với vi rút viêm gan B và cần điều trị huyết thanh khi có bất kỳ khả năng lây nhiễm nào [3].

Nếu không rõ tiền sử đã tiêm bao nhiêu liều vắc xin HBV trước đó, cần tiêm lại lịch tiêm 3 mũi và cho tiến hành xét nghiệm 1-2 tháng sau khi hoàn tất liều 3. Không có nguy hại gì về việc tiêm thêm các liều vắc xin này. Trong tất cả trường hợp cần thiết, liều tiêm bổ sung hay lập lại vắc xin HBV hay HAV không gây hại về an toàn [6,7]

Việc cân nhắc lựa chọn vắc xin tiêm cho các trẻ đã quá tuổi hay trễ lịch cần tính toán dựa trên nguy cơ và các bệnh cần phòng ngừa, các thành phần kháng nguyên có trong từng loại vắc xin và khuyến cáo sử dụng cho từng độ tuổi nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Lịch tiêm cơ bản 4 liều của vắc xin viêm gan B trên trẻ dưới 1 tuổi có hiệu quả bảo vệ kéo dài trên 20 năm, vì vậy không cần thiết phải có mũi tiêm nhắc lại hay cần lặp lại lịch tiêm ban đầu trừ trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng thể của VGB

          Mặc dù các đối tượng không đáp ứng với vắc xin viêm gan B hay không rõ tiền sử tiêm vắc xin viêm gan B trước đó có thể tiêm lập lại lịch tiêm 3 mũi cơ bản (tổng mũi tiêm có thể lên đến 6 liều vắc xin viêm gan B)và sau đó xét nghiệm lại trong 1-2 tháng sau khi hoàn tất lịch tiêm, tuy nhiên, do chưa có dữ liệu đầy đủ về tính sinh miễn dịch, tính an  toàn cũng như hiệu quả bảo vệ của việc tiêm gấp đôi số liều vắc xin viêm gan B trên những người đã có tiêm đủ 3 mũi và có đã đáp ứng kháng thể, vì vậy không khuyến cáo trẻ đã tiêm đủ 3 liều vắc xin viêm gan B đơn giá tiếp tục tiêm đủ 3 liều vắc xin Quinvaxem trừ trường hợp trẻ có bằng chứng về kết quả xét nghiệm.

  1. //www.who.int/mediacentre/factsheets/fs204/en/
  2. //www.wpro.who.int/vietnam/topics/hepatitis/faqhepatitis/vi/
  3. Vaccine 6th edition, chapter 15: Hepatitis B
  4. //www.gsk.ca/english/docs-pdf/product-monographs/Infanrix-hexa.pdf
  5. Goldwater. Randomized, comparative trial of 20 micrograms vs 40 micrograms Engerix B vaccine in hepatitis B vaccine non-responders. Vaccine 1997; 15 (4); 353-356.
  6. Hepatitis B and Healthcare Personnel. CDC answers frequently asked questions about how to protect healthcare personnel.
  7. Stanford University. Hepatitis B FAQs for Health Professionals
  8. Vaccine book 6th edition

Tường Vy-Kim Ngân-Trọng Toàn

Đơn vị Thử Nghiệm Lâm Sàng, Viện Pasteur Tp.HCM

Video liên quan

Chủ đề