Tiêm vaccine cơ được ăn lòng lợn không

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, cơ thể có thể đối mặt với một số phản ứng như sốt, đau nhức, nổi mẩn, mệt mỏi… Cần có một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng.

Dinh dưỡng có vai trò rất lớn khi tham gia vào việc sản sinh kháng thể sau tiêm vaccine từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Vậy sau tiêm vaccine phòng Covid-19, nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

Uống đủ nước khi bị sốt sau tiêm vaccine Covid-19

Sau tiêm có thể có phản ứng sốt, đây là phản ứng thường gặp của hệ miễn dịch sau khi tiêm vaccine. Khi bị sốt sau tiêm vaccine Covid-19, cơ thể dễ mất nước, do đó việc bù nước là điều tối quan trọng.

Cách tính lượng nước bù cần theo cân nặng của mỗi người. Nhu cầu nước cơ bản của người trưởng thành là 35 - 40ml/kg/ngày. Đối với người lớn tuổi lượng nước hàng ngày từ 30 - 35ml/kg/ngày. Ưu tiên uống nước ấm, uống từ từ từng ngụm. Nếu có cảm giác ớn lạnh có thể pha nước gừng ấm, vì gừng có tính nóng nên rất hữu ích trong việc làm ấm cơ thể.

Sau khi tiêm vaccine Covid-19nên ăn gì?

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, đặc biệt là khi có tình trạng sốt sau tiêm vaccine Covid-19nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Có thể lựa chọn các loại thực phẩm như:

Cá: Cá có đặc tính chống viêm và rất giàu chất béo omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Gà: Thịt gà là một nguồn thực phẩm giàu protein và có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, thịt gà rất thích hợp cho những người bị đái tháo đường và tăng huyết áp. Có thể ăn 2-3 lần/tuần sau khi tiêm phòng.

Trứng: Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào và chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, ngô… Bổ sung rau vào bữa trưa và bữa tối, kết hợp thêm trái cây vào bữa sáng và những bữa ăn nhẹ hàng ngày.

Nạp vitamin để sớm hồi phục sau tiêm vaccine Covid-19

Bổ sung thêm vi chất rất quan trọng đối với cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể. Những vi chất được xác định là thiết yếu trong quá trình phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch bao gồm vitamin C, vitamin D, A, E, B6, kẽm, selenium, sắt và chất đạm (gồm axit amin Glutamine). Các nhóm chất này hoạt động như chất chống ôxy hóa để bảo vệ tế bào khỏe mạnh và hỗ trợ việc phát triển cũng như các hoạt động của tế bào miễn dịch và sản sinh kháng thể. Thiếu một trong các chất dinh dưỡng này có thể thay đổi hệ miễn dịch.

Vitamin A có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ như gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau dền cơm…; thực phẩm từ động vật như gan gà, gan lợn, gan bò…

Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ôliu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Vitamin C có nhiều trong rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa… Trong các loại quả như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh…

Vitamin D có nhiều gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa…

Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, vừng, mầm lúa mì, tim, gan.

Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng…

Thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu… là những thực phẩm giàu kẽm.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Những thực phẩm như rau xanh, nghệ, tỏi, hành tây có nhiều dưỡng chất, đồng thời cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Nên ăn nhiều trái cây tươi hay uống nước trái cây giàu vitamin C, A (như cam, dâu, táo, chanh …). Có thể uống nước lá tía tô, ăn cháo với tía tô rất hiệu quả với phản ứng sốt sau tiêm vaccine Covid-19.

Chế độ ăn giàu chất xơ thực vật với đa dạng trái cây, rau xanh, hạt nguyên cám và rau củ cũng góp phần hỗ trợ sự phát triển và duy trì hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Hệ lợi khuẩn đường ruột được chứng minh giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể. Theo khuyến nghị về rau xanh và hoa quả chín, thì lượng rau xanh hàng ngày từ 200-300g/người/ngày, quả chín từ 100-200g/người/ngày.

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, không nên bỏ bữa, nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt băm, đậu xanh… hay thay thế bằng một ly sữa và chia nhỏ bữa ăn. Không vì bị sốt sau tiêm vaccine Covid-19mà chán ăn, bỏ ăn, cần cố gắng duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Sau tiêm vaccine phòng Covid-19, cần duy trì giấc ngủ khỏe khoảng 7-8 giờ/đêm. Việc mất ngủ có thể kích thích stress, tiết các chất gây ức chế hệ miễn dịch như cortisol.

Bên cạnh đó, nên tập các bài tập thể dục nhẹ khoảng 30 phút/ngày giúp hỗ trợ tuần hoàn máu trong cơ thể giúp giảm các tác dụng phụ của vaccine. Kiêng các hoạt động mạnh ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm vaccine.

Sau khi tiêm ngừa, chúng ta vẫn phải tuân thủ nguyên tắc 5T trong đó có bao gồm cả nguyên tắc 5K, thực hiện triệt để quy tắc đeo khẩu trang, rửa tay và hạn chế tụ tập nơi công cộng để hạn chế việc lây lan virus trong cộng đồng.

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Hạn chế ăn gan, phổi và lòng lợn để tránh nhiễm khuẩn và kim loại nặng gây hại cho sức khoẻ.

Món ăn từ chế biến từ lợn đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, cung cấp chất đạm và chất béo. Đặc biệt, thịt lợn chứa nhiều vitamin và một số khoáng chất như can xi, kali, sắt ở dạng dễ hấp thụ.


Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của lợn ăn nhiều cũng tốt.

Tiêm vaccine cơ được ăn lòng lợn không

Thịt lợn giàu dinh dưỡng. Ảnh: Abel

Gan

Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Linh, khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, cho biết gan là bộ phận giải độc của lợn. Phần lớn các chất đi qua gan sẽ được gan phân hủy, nhưng có nhiều kim loại nặng và chất kích thích tăng trưởng mà lợn hít hoặc ăn vào, gan không thể phân hủy được. Khi đó, chúng sẽ nằm lại, gây hại sức khỏe người.

Ngoài ra, ăn nhiều gan cũng khiến hàm lượng cholesterol tăng cao dễ gây các vấn đề tim mạch khi lớn tuổi. Bởi vậy, không nên ăn gan lợn thường xuyên. Nếu ăn cần làm kỹ bằng cách ngâm trong nước muối, bóp rửa sạch và ăn chín.

Phổi

Lợn là loài vật sống gần mặt đất, thường xuyên hít phải lượng rất lớn bụi bẩn, đất cát và các kim loại nặng. Bởi vậy, khi ăn phổi lợn, những bụi bẩn và bụi kim loại này sẽ theo vào cơ thể chúng ta và gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi. Khi sơ chế, ta rửa cũng không thể sạch được.

Do đó, cần cân nhắc thật kỹ trước khi dùng phổi lợn làm thức ăn.

Lòng lợn

Theo Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia, lòng lợn chứa nhiều cholesterol gây ra nhiều vấn đề với người bị tiểu đường, tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm tăng mỡ máu.

"Nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người", bác sĩ Hải nói. Người ăn phải nội tạng động vật kém chất lượng, bị ôi thiu, biến đổi màu rất dễ bị nhiễm giun sán.

Ngoài ra, tình trạng sử dụng các loại hóa chất để tẩy mùi và làm trắng lòng lợn làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn. Do đó, nếu muốn ăn lòng lợn, tốt nhất bạn mua về tự làm thật sạch hoặc lựa chọn những cơ sở uy tín, đáng tin cậy.

Cách chế biến thịt an toàn

Nên rửa tay sạch trước và sau khi nấu ăn. Không nên ăn thịt lợn sống, tái. Nấu xong nên ăn ngay, tránh để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Không nên để thức ăn chín cạnh thức ăn sống, cạnh dụng cụ sơ chế. Các dụng cụ như dao, thớt cần được rửa sạch trước khi chế biến thực phẩm khác.

Khi mua thịt cần cắt thịt theo thớ dọc và quan sát. Nếu miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim, hoặc thớ thịt có hình sợi hay hình bầu dục to là bị nhiễm giun sán. Cũng có thể nhận biết bằng cách sờ vào miếng thịt. Miếng thịt lợn cứng, không có sự đàn hồi, không mềm mại... rất có thể đã bị ướp ure hoặc chứa hàn the.

(Nguồn: vnexpress.net)