Tim hồi hộp là bệnh gì

Chứng hồi hộp lo âu có thể xảy ra ở nhiều người mà không tìm thấy rõ nguyên nhân. Nếu ngoại trừ các bệnh lý về tim mạch thì người mắc phải tình trạng này thường là do các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Lúc này, người bệnh cần được thăm khám kịp thời với các bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Cảm giác hồi hộp lo âu kéo dài cảnh báo bệnh gì?

Với cuộc sống bận rộn ngày nay, cảm giác hồi hộp lo âu có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau do nhiều áp lực trong công việc cũng như học tập. Trong một số trường hợp nó có thể diễn ra trong một thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Đây có thể là cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần phát hiện và điều trị sớm.

Tim hồi hộp là bệnh gì
Cảm giác hồi hộp lo âu kéo dài có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau do nhiều áp lực trong công việc cũng như học tập.

Theo đó, người xuất hiện cảm giác hồi hộp, lo âu có thể là biểu hiện của một số vấn đề như:

  • Đối với người có sức khỏe ổn định

Tình trạng hồi hộp lo âu xuất hiện với những người khỏe mạnh có thể sẽ không nhận ra được sự thay đổi của nhịp tim. Trường hợp này thường sẽ có cảm giác lo âu trong quá trình chờ đợi kết quả của một số sự việc quan trọng. Nó cũng xuất hiện do bạn đã chứng kiến những cuộc thi gay cấn hoặc do hoạt động quá sức,…

Đây là biểu hiện sinh lý rất bình thường đối với con người nên bạn không phải lo lắng quá nhiều. Theo các bác sĩ cho rằng, cảm giác hồi hộp lo âu xảy ra khi nhịp tim tăng nhanh, từ đó thúc đẩy sự co bóp khiến cho bộ phận này hoạt động mạnh hơn bình thường.

  • Đối với những người mắc phải các bệnh lý tim mạch

Trường hợp này người bệnh thường cảm thấy cảm giác hồi hộp lo âu kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, phù chân, khó thở,… có thể là biểu hiện của các bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Thông thường, nguyên nhân khiến cho người bệnh mắc phải các bệnh lý này là do tình trạng rối loạn nhịp tim khiến cho cơ thể xảy ra những rối loạn.

Một số bệnh lý tim mạch phổ biến có thể dẫn đến cảm giác hồi hộp lo âu có thể kể đến như bệnh van tim, bệnh viêm cơ tim hay bệnh động mạch vành,…

  • Đối với trường hợp suy nhược thần kinh

Cảm giác hồi hộp lo âu đi kèm với chứng khó ngủ, ngạt thở hoặc tê lạnh tay chân thường là cảnh bảo của các bệnh lý về suy nhược thần kinh. Đây chính là một trong những đặc trưng của chứng rối loạn lo âu. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khác về tâm thần.

Trường hợp này thường làm kết quả học tập sa sút đối với trẻ, các mối quan hệ ngày càng ít dần và bạn hầu như không thể tập trung làm việc một cách hiệu quả. Có thể nói rằng, đây là một trong những chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm vì có thể làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Cảm giác hồi hộp lo âu do suy nhược thần kinh

Thông thường, cảm giác hồi hộp lo âu do suy nhược thần kinh xảy ra phổ biến hơn với các bệnh tim mạch. Khi có những dấu hiệu bệnh đầu tiên, tốt nhất bạn nên thăm khám và điều trị kịp thời bởi nó có thể khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng. Không những vậy, chất lượng cuộc sống còn bị giảm sút nhiều và có nguy cơ gây ra các biến chứng thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Tim hồi hộp là bệnh gì
Cảm giác hồi hộp lo âu do suy nhược thần kinh khiến chất lượng cuộc sống còn bị giảm sút nhiều.

Một số bệnh lý suy nhược thần kinh do cảm giác hồi hộp lo âu kéo dài

Những bệnh lý suy nhược thần kinh có thể sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà chúng có thể được phân chia như sau:

  • Stress: Cảm giác hồi hộp lo âu kéo dài thường là biểu hiện ở giai đoạn nặng do stress. Nó có thể diễn biến từ nặng đến nhẹ và kéo theo đó có thể là nguyên nhân gây sang chấn tâm lý. Không những vậy, nếu phát hiện muộn và không được điều trị kịp thời, nó có thể khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm trong thời gian ngắn.
  • Rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu là dạng bệnh lý được thống kê là phổ biến nhất trong các dạng bệnh lý rối loạn thần kinh. Bệnh có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hồi hộp lo âu mà không rõ nguyên nhân. Theo đó, nó có thể xuất hiện với nhiều dạng như lo âu lan tỏa, trầm cảm hỗn hợp.
  • Trầm cảm: Tình trạng bệnh này thường gây cảm giác hồi hộp lo âu gắn liền với các biểu hiện buồn chán, mất ngủ, không còn hứng thú với công việc, luôn có cảm giác thiếu năng lượng mỗi ngày,… Nghiêm trọng hơn là cảm giác bản thân vô dụng, có lỗi và tìm đến cái chết. Trầm cảm có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau và cần được chuẩn đoán rõ ràng để điều trị đúng cách, tránh rủi ro đáng tiếc.
  • Bệnh rối loạn thực thể hóa: Xuất hiện khi cảm giác lo lắng hồi hộp kéo dài, một số bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện đau tim vùng trước ngực, đau dạ dày vùng thượng vị,… Lúc này các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh của bác sĩ là vô cùng cần thiết để có thể tìm ra nguyên nhân gây ra các tổn thương này.

Để xác định được chính xác tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải thì tốt nhất bạn nên tiến hành các phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm với bác sĩ chuyên khoa. Việc phát hiện bệnh ngay từ những hiểu hiện bệnh đầu tiên có thể giúp cho việc điều trị nhanh chóng, đồng thời giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây cảm giác hồi hộp lo âu kéo dài

Cảm giác hồi hộp lo âu thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số đó, có thể kể đến một số yếu tố có nguy cơ làm ảnh hưởng cao nhất như:

Tim hồi hộp là bệnh gì
Cảm giác hồi hộp lo âu thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Môi trường sống

Môi trường sống bao gồm gia đình và xã hội đều có ảnh hưởng về tâm lý của con người. Với những trường hợp được sinh hoạt trong môi trường lành mạnh và gia đình hạnh phúc thì nguy cơ mắc phải các bệnh lý tâm thần thường rất thấp. Trái lại, tỷ lệ bệnh sẽ được nâng cao với những đối tượng thường xuyên gặp phải những mâu thuẫn hoặc áp lực trong cuộc sống.

Hầu hết trong từng cá nhân đều tồn tại những nỗi lo lắng riêng, chúng chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường mà bạn đang sinh sống. Từ học sinh, sinh viên cho đến người lao động, người quản lý hay các bà nội trợ điều tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn và có thể dẫn đến cảm giác hồi hộp lo âu, thậm chí là stress, rối loạn lo âu.

  • Yếu tố di truyền

Trong một nghiên cứu tại Mỹ của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nguy cơ tăng cường các bệnh lý về tâm thần trong xã hội là do di truyền ADN. Tỷ lệ này được  thống kê có thể tăng cao gấp 2 – 3 lần so với bình thường, tức là ở những gia đình có bệnh nhân suy nhược thần kinh thì các thành viên khác cũng sẽ có nguy cơ mắc phải rất cao.

Trong hầu hết các nguyên nhân gây ra cảm giác hồi hộp lo âu thì di truyền được xem là một trong những yếu tố có tỷ lệ người bệnh mắc phải cao nhất.

  • Ảnh hưởng của tâm lý

Trong một số trường hợp con người bị chịu những tổn thương về tâm lý do bị lạm dụng tình dục, ngược đãi trong thời gian dài hoặc sống trong môi trường có nhiều mâu thuẫn,… thì việc phát sinh các biểu hiện hồi hộp lo âu là không thể tránh khỏi.

Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc, nhận thức và lý tưởng sống của một số cá nhân. Từ đó, các triệu chứng về rối loạn thần kinh ngày càng có cơ hội phát triển nhanh chóng và làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Điều trị cảm giác hồi hộp lo âu kéo dài thế nào?

Điều trị cảm giác hồi hộp lo âu kéo dài muốn phát huy được hiệu quả cải thiện nhanh chóng thì cần được thăm khám, đánh giá để tìm ra nguyên nhân chính. Việc này cần được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi. Nếu hồi hộp lo âu kéo dài không phải do bệnh tim mạch thì phác đồ điều trị có thể tiến hành theo 2 hướng như sau:

  • Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc Tây y thường là lựa chọn phổ biến bởi nó có thể phát huy hiệu quả tức thời. Tùy vào kết quả quá trình xét nghiệm và thăm khám mà các bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng và loại thuốc phù hợp.

Tim hồi hộp là bệnh gì
Thuốc Tây y thường là lựa chọn phổ biến của người bệnh mắc hội chứng cảm giác hồi hộp lo âu kéo dài

Tuy nhiên, dùng thuốc Tây y trong điều trị bệnh thường mang đến một số tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm tùy theo cơ địa của mỗi người. Do đó, người bệnh khi sử dụng thuốc cần có sự giám sát và chỉ định của các bác sĩ, người thân. Điều này không chỉ đảm bảo khả năng phát huy được tác dụng của thuốc đối với người bệnh mà còn đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho người sử dụng.

  • Phương pháp trị liệu tâm lý

Trị liệu cảm giác hồi hộp lo âu bằng phương pháp tâm lý trong thời gian gần đây được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Phương pháp này sẽ được tiến hành thông qua các cuộc hướng dẫn, chia sẻ trực tiếp giữa chuyên gia tâm lý với người bệnh. Từ đó, các chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bị cảm giác hồi hộp lo âu kéo dài lấy lại nhận thức và kiểm soát tốt cảm xúc, tâm lý của mình.

Thông tin liên hệ đến Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cho bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu hoặc cần được tư vấn cụ thể về trị liệu bệnh tâm lý:

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

  • Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy | Điện thoại: (024) 2216 8008 – 096 589 8008
  • Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Phú Nhuận | Điện thoại: (028) 2201 2555 – 096 299 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Làm gì để phòng ngừa cảm giác hồi hộp lo âu kéo dài

Hồi hộp lo âu kéo dài mặc dù không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không được khắc phục kịp thời, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và kể cả sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì thế, để ngăn ngừa chúng xảy ra thì tốt nhất bạn nên có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu thông qua gợi ý sau đây:

Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh có thể giúp hạn chế nguy cơ dẫn đến cảm giác hồi hộp lo âu kéo dài.

  • Cần cải thiện chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cơ thể, không những vậy có còn giúp cải thiện tâm lý một cách hiệu quả. Theo đó, bạn nên chú trọng trong việc bổ sung các khoáng chất giàu dinh dưỡng và nguồn vitamin cần thiết cùng với đó nên hạn chế dầu mỡ và các loại thực phẩm làm sẵn.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích gây nghiện như rượu bia, thuốc lá. Những thành phần chứa trong các sản phẩm này có thể kích thích thần kinh và khiến cho tình trạng hồi hộp lo âu kéo dài dai dẳng, đồng thời nó có thể tăng cao và khiến cho người bệnh mất khả năng kiểm soát.
  • Tập thể dục thường xuyên còn nâng cao khả năng kiểm soát sức khỏe của người bệnh. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 20 – 30 phút để thực hiện các bài tập chạy bộ, đi bộ, thiền, yoga,…
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng là một trong những cách phòng ngừa tối cảm giác hồi hộp lo lắng một cách hiệu quả nhất. Không những vậy, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định sức khỏe tinh thần. Vì vậy, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và trước 23 giờ là một thói quen cần thiết được hình thành.
  • Trong cuộc sống hằng ngày, nếu gặp phải những căng thẳng và áp lực thì bạn nên chia sẻ với những người xung quanh để giải tỏa, tránh chịu đựng quá nhiều gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần.

Hồi hộp lo âu kéo dài có thể là biểu hiện của các bệnh lý tim mạch hoặc do suy nghĩ quá nhiều về tổn thương trong quá khứ hay bị suy nhược tâm thần. Khi mắc phải tình trạng này tốt nhất bạn nên tìm đến các trung tâm y tế uy tín gần nhất để được các bác sĩ thăm khám hoặc trung tâm tâm lý chất lượng  có phương pháp điều trị nhanh chóng, phù hợp nhất.

Nguồn: tamlytrilieunhc.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị