Tính lựa chọn của tri giác ví dụ

TRI GIÁC .

Khái niệm về tri giác

Khi các thông tin về các thuộc tính của sự vật, hiện tượng có được nhờ cảm giác được chuyển tới vỏ não thì ngay lập tức chúng được tổ chức sắp xếp tạo nên một hình ảnh đầy đủ có ý nghĩa về chính sự vật, hiện tượng đang tác động vào các giác quan của chúng ta. Nhờ vậy chúng ta không chỉ thấy màu xanh đơn thuần mà thấy màu xanh của cỏ, không chỉ nghe thấy một âm thanh mà nghe thấy tiếng nhạc hay tiếng bài hát. Quá trình tổ chức sắp xếp, lí giải và xác định ý nghĩa của hình ảnh về sự vật hiện tượng đó chính là tri giác.

Tri giác là sự phản ánh m ột cách trọn vẹn các thuộc tính b ên ngoài của sự vật hiện tương đang trực tiếp tác động vào các giác quan.

Như vậy hình ảnh trọn vẹn của sự vật có được là dựa trên cơ sở của các thông tin do cảm giác đem lại, dựa trên việc tổ chức, sắp xếp các thuộc tính bên ngoài của sự vật thành một thể thống nhất theo đúng cấu trúc của sự vật, hiện tượng khách quan. Cảm giác được coi như một nguồn cung cấp thông tin đầu vào, còn tri giác là tổ hợp, diễn giải, gán ý cho các thông tin đó.

2.2. Đặc điểm tri giác

Cùng là một quá trình thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác:

  • Tri giác là một quá trình tâm lý. Quá trình này có khởi đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.

  • Tri giác phản ánh các dấu hiệu bề ngoài của sự vật, hiện tượng.

  • Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp.

Bên cạnh những điểm giống nhau đó, tri giác có những đặc điểm nổi bật khác với cảm giác:

Khác biệt cơ bản giữa cảm giác và tri giác là ở chỗ cảm giác phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng và gắn với một cơ quan thụ cảm chuyên biệt, trong khi đó tri giác là sự tổng hợp các cảm giác để tạo ra một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng. Nói cách khác tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.

Tri giác sử dung dữ liệu trực quan do cảm giác đang mang lại đồng thời sử dung cả các kinh nghiệm đã học được trong quá khứ để có hình ảnh của sự vật một cách trọn vẹn để gọi tên sự vật. Đây là điểm khác biệt lớn so với cảm giác.

Tri giác giúp con người xác định được vị trí của chủ thể đối với các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh một cách tương đối rõ ràng. ở mức độ cảm giác, chủ thể chưa có được hình ảnh đầy đủ về sự vật hiện tượng, do vậy chưa có được điều này Đồng thời, tri giác giúp con người xác định được sự vật đó thuộc loại, nhóm sự vật hiện tượng nào. Tức là tri giác một cách “tự động” xác định mối quan hệ giữa một sự vật hiện tượng và nhóm sự vật hiện tượng. Điều này minh chứng cho luận điểm của Mác: “lồng trong con mắt là những nhà lí luận”.

Tri giác là quá trình tích cực, gắn liền với việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của con người.

Quá trình tri giác diễn ra một cách tự động ngay khi con người có cảm giác. Ranh giới giữa cảm giác và tri giác về mặt thời gian là không rõ ràng. ở đây, việc tách biệt cảm giác và tri giác là hoàn toàn do mục đích nhận thức. Trên thực tế, quá trình cảm giác và tri giác diễn ra một cách liên tục và không thể chia cắt. Do vậy có quan điểm cho rằng cảm giác và tri giác là một hệ thống hợp nhất.

2.3. Các loại tri giác

Căn cứ vào các cơ quan cảm giác đóng vai trò chính trong quá trình tri giác có thể chia thành: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó (trong đó tri giác nhìn được nghiên cứu nhiều hơn cả. Do vậy theo cách phân chia này chúng ta chỉ tìm hiểu loại tri giác nhìn. Căn cứ vào đối tượng tri giác có thể chia tri giác thành: tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác chuyển động, tri giác con người.

a. Tri giác nhìn

Tri giác nhìn phản ánh sự vật hiện tượng trọn vẹn nhờ thị giác.

Một số nhân tố thuộc trường kích thích ảnh hưởng tới tri giác nhìn:

  • Sự giống nhau: Tri giác các sự vật giống nhau thuộc về một nhóm

  • Sự khép kín (bao hàm): sử dụng tất cả các thành phần để tạo ra một chỉnh thể

  • Nhân tố tiếp diễn tự nhiên: Các thành phần của các hình quen thuộc với chúng ta thường được liên kết thành một hình.

b. Tri giác không gian

Tri giác không gian phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan của sự vật hiện tượng. Tri giác không gian bao gồm:

  • Tri giác hình dạng sự vật

  • Tri giác độ lớn của vật

  • Tri giác chiều sâu, độ xa và các phương hướng.

c. Tri giác thời gian

Tri giác thời gian phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Cơ chế của việc tri giác thời gian gắn với sự tiếp diễn liên tục và nhịp trao đổi sinh học của các quá trình cơ thể (thường được gọi là đồng hồ sinh học). Trong đó nhịp của hệ tuần hoàn và nhịp hệ tiêu hoá đóng vai trò quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi dùng một số thuốc làm thay đổi nhịp sinh học, sẽ dẫn tới sự thay đổi của tri giác thời gian.

Các nhân tố ảnh hưởng tới tri giác thời gian.

  • Tuổi và kinh nghiệm: Trẻ em chưa biết phân biệt thời gian, dần dần trẻ mới học được cách tri giác thời gian.

  • Động cơ, trạng thái tâm lý.

d. Tri giác chuyển động

Tri giác chuyển động phản ánh sự biến đổi vị trí của sự vật. Bao gồm sự thay đổi vị trí, hướng, tốc độ.

  • Chuyển động tương đối: Đi xe nhìn bên ngoài, vật gần chuyển động nhanh, vật xa chuyển động xa chậm (thử đưa ngón tay trước mắt và ngửa đầu ra xa).

  • Chuyển động ra xa (Radial motion): Luật xa gần trong hội hoạ.

  • Tri giác âm thanh trong không gian: Nhờ sóng âm lan truyền theo dạng sóng nên con người nhận biết được hưởng phát ra của âm thanh.

e. Tri giác con người

Tri giác con người là quá trình nhận thức lẫn nhau của con người trong quá trình giao lưu trực tiếp. Đối tượng của tri giác con người là đối tượng đặc biệt. Trong quá trình tri giác con người, các chủ thể tập trung chủ yếu vào việc tri giác các đặc điểm và giá trị xã hội của con người.

2.4. Quan sát và năng lực quan sát

Quan sát là hình thức tri giác cao nhất của con người. Đây là quá trình tri giác mang tính chủ động, có mục đích, có ý thức rõ ràng. Quan sát có vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. "Quan sát, quan sát, quan sát’ - Pavlốp.

Thông qua quá trình quan sát trong hoạt động và nhờ rèn luyện, ở con người hình thành năng lực quan sát. Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu. Năng lực tri giác ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào các kiểu tri giác (kiểu tổng hợp, kiểu phân tích, kiểu phân tích tổng hợp, kiểu cảm xúc…), vào hoạt động nghề nghiệp và sự rèn luyện của họ.

2.5. Vai trò của tri giác

Tri giác là thành phần chính trong nhận thức cảm tính, là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong thế giới khách quan. Dựa vào các hình ảnh của tri giác, con người điều chỉnh hoạt động của mình cho thích hợp với sự vật hiện tượng khách quan. Quan sát - hình thức cao nhất của tri giác đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hoạt động và là một phương pháp nghiên cứu khoa học.

2.6. Các quy luật của tri giác

a…Quy luật về tính đối tượng của tri giác

Tri giác bao giờ cũng Có đối tượng là các sự vật trong hiện thực khách quan. Tri giác phản ánh các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan không phải dưới hình thức tập hợp đơn thuần các cảm giác lẫn lộn về mọi sự vật hiện tượng, mà nó phản ánh một cách trọn vẹn, cụ thể sự vật hiện tượng độc lập với sự vật hiện tượng khác. Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lai bao giờ cũng thuộc về một sự vật hiện tượng nhất định của thế giới khách quan. Nhờ sự phản ánh chân thực của tri giác mà con người có thể hoạt động với đồ vật tổ chức hoạt động của mình một cách có kết quả.

b. Tính ổn định của tri giác

Trong thực tế, đối tượng được tri giác không phải bao giờ cũng hiện ra một cách đầy đủ và rõ ràng trước chủ thể. Để tri giác không nhất thiết phải có đầy đủ thông tin về mọi thuộc tính của sự vật, mà chỉ cần một số thuộc tính nào đó: hình dạng, màu sắc, kích thước… Chủ thể sẽ “lấp đầy”, tạo ra hình ảnh của sự vật một cách đầy đủ nhờ kinh nghiệm của mình. Tính ổn định của tri giác chính là khả năng tri giác sự vật hiện tượng một cách không thay đổi trong những điều kiện luôn biến đổi.cCn người Có đươc tính ổn nđịnh trong tri iác chủ yếu là do kinh nghiệm.

c. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Bất kì đối tượng nào khi tác động vào các cơ quan cảm giác của chúng ta cũng đều nằm trong một bối cảnh nào đó, tri giác sẽ tách đối tượng đó ra khỏi các sự vật xung quanh để phản ánh chính bản thân đối tượng. Đốitượng được tri giác gọi là hình, còn bối cảnh gọi là nền. Tron quan hệ hình và nền, vai trò của hình và nền có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích tri giác, điều kiện tri giác.

d. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

Hình ảnh tri giác bao giờ cũng có một ý nghĩa nào đó, được gắn với một tên gọi nhất định. Điều này có được do sự gắn bó chặt chẽ của tri giác với tư duy Các cảm giác khi được tổ hợp lại thành một hình ảnh trọn vẹn, sẽ được đem so sánh đối chiếu với các biểu tượng của sự vật, hiện tượng đã được lưu giữ trong trí nhớ và được xếp vào một nhóm, một lớp hay một loại hiện tượng nhất định. Từ đó ta gọi được tên của sự vật.

e. Quy luật tổng giác

Trong quá trình tri giác, hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào chính đối tượng được tri giác mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố thuộc về chủ thể tri giác. Các nhân tố đó có thể là: + Xu hướng của chủ thể đối với một cấu trúc ổn định + Kinh nghịệm trước đây: chủ thể không tri giác đối tượng độc lập với các kinh nghiệm của mình mà đưa kinh nghiệm vào quá trình tri giác, không tri giác sự vật với não “tẩy trắng” mà với các kì vọng, các giả thuyết nào đó.

  • Điều kiện cơ thể

  • Hứng thú, động cơ

  • Một số nhân tố giá trị xã hội, hạn chế và ưu thế xã hội, những gợi ý xã hội.

  • Một số nhân tố tương tác giữa các cảm giác sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách như vậy gọi là tổng giác

g. ảo giác

Là sự phản ánh không chính xác về sự vật, hiện tượng. Trong thực tế hay gặp các ảo giác quang học và ảo giác hình học.