Tổ chức hành nghề luật sư là gì năm 2024

(LSO) - Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề Luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề Luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định là một trong những điều kiện để thành lập tổ chức hành nghề Luật sư.

Tổ chức hành nghề luật sư là gì năm 2024
Ảnh minh họa.

Căn cứ Điều 32 Luật Luật sư quy định hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư.

Theo đó, tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

- Văn phòng luật sư;

- Công ty luật.

Tổ chức hành nghề Luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề Luật sư:

- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề Luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề Luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;

- Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

Một Luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề Luật sư. Trong trường hợp Luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn Luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các Luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề Luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn Luật sư nơi có tổ chức hành nghề Luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật này.

Trình tự thực hiện

- Tổ chức hành nghề Luật sư điền thông tin theo mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động , chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính (bộ phận một cửa) – Sở Tư pháp.

- Cán bộ một cửa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định pháp luật: tiếp nhận; ghi phiếu hẹn trả kết quả; vào sổ tiếp nhận
  • Trường hợp hồ sơ còn thiếu, chưa đúng thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ, bổ sung
  • Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền của đơn vị thì hướng dẫn tổ chức tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định

- Bộ phận một cửa chuyển hồ sơ tới phòng Quản lý hành nghề Luật sư xử lý theo đúng quy định.

- Phòng Quản lý các tổ chức hành nghề Luật sư tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và tiến hành giải quyết theo quy định.

Trong quá trình giải quyết nếu thấy hồ sơ cần bổ sung hoặc tiến hành xác minh làm rõ thì thông tin kịp thời cho Bộ phận một cửa để thông báo tới tổ chức có yêu cầu được biết.

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tố chức (gọi chung là khách hàng).

Tổ chức hành nghề luật sư là gì năm 2024
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Khái niệm hành nghề trong hành nghề luật sư

Hành nghề là làm công việc phải tiến hành hàng ngày để sinh sống. Hành nghề luật sư là việc luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng như tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước Tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng, luật sư được nhận thù lao, chi phí do khách hàng chi trả để sinh sống. Tuy nhiên, theo Luật Luật sư hiện hành, hành nghề với tư cách cá nhân chỉ là một hình thức hành nghề của luật sư, trong đó luật sư không hành nghề chuyên nghiệp trong tổ chức hành nghề mà cung cấp dịch vụ pháp lý cá nhân cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động ký kết với các cơ, quan tổ chức đó.

Trong xã hội có nhiều nghề nghiệp khác nhau và nghề luật sư là một nghề nghiệp trong xã hội. Nghề luật sư là một nghề luật bởi liên quan chặt chẽ đến luật pháp, trong đó tổ chức hành nghề luật sư và luật sư hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng một cách độc lập và chuyên nghiệp, còn khách hàng phải trả thù lao và chi phí cho luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội dân chủ, công bằng văn minh.

Khái niệm luật sư trong hành nghề luật sư

Trong khái niệm hành nghề luật sư thì luật sư là một chức danh trong hệ thống các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, còn hành nghề là hoạt động của chức danh luật sư. Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho khách hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật về luật sư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Mặt khác, hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho khách hàng còn được thực hiện theo quy định của quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư có tính bắt buộc giống như pháp luật về luật sư.

Theo quy định của Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, luật sư hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý bắt buộc thông qua tổ chức hành nghề luật sư, việc thiết lập hợp đồng dịch vụ pháp lý phải do tổ chức hành nghề luật sư thực hiện. Trong trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì việc hành nghề của luật sư vẫn phải thông qua và gắn liền cơ quan, tổ chức nơi luật sư ký kết hợp đồng lao động. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên. Chính vì vậy, việc hành nghề của cá nhân luật sư gắn liền với tổ chức hành nghề luật sư.

Khái niệm hành nghề luật sư

Dưới góc độ nghề nghiệp luật sư, hành nghề luật sư được hiểu là: Tổ chức hành nghề luật sư và luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng còn khách hàng phải trả thù lao và chi phí cho luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Tại sao không có tổ chức hành nghề luật sư công?

Quy định cấm công chức hành nghề luật sư giúp đảm bảo rằng họ không sử dụng quyền lợi hoặc thông tin trong tư cách công chức để thu lợi cá nhân trong lĩnh vực luật sư. Điều này cũng giúp bảo vệ tính khách quan và độc lập của công việc công chức mà không bị tác động bởi mục tiêu cá nhân hoặc tài chính.

Thế nào là tổ chức hành nghề luật sư?

Tổ chức hành nghề luật sư là một chủ thể kinh doanh được hình thành bởi một hoặc nhiều luật sư để tham gia vào việc hành nghề luật.

Luật sư có bao nhiêu loại?

Xét theo tính chất nghề nghiệp (chức năng), có thể phân loại luật sư thành luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn. Xét theo lĩnh vực hành nghề thì có luật sư hình sự, luật sư dân sự, luật sư thương mại, luật sư hôn nhân & gia đình, trẻ em v.v..

Tổ chức hành nghề công chứng gồm những ai?

Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng là bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.