Luồng xanh luồng vàng luồng đỏ là gì năm 2024

Luồng xanh là 1 trong 3 luồng chính trong hệ thống phân luồng hải quan, các luồng còn lại là luồng vàng và luồng đỏ. Việc phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu trong Hải quan được coi là công cụ , hình thức nhằm giúp hải quan giám sát và kiểm tra hàng hóa ra vào lãnh thổ nước ta. Cũng như hệ giống đèn tín hiệu giao thông, chúng ta có thể hiểu đơn giản tính ưu tiên của các luồng theo thứ tự luồng xanh,vàng và đỏ. Nhờ vào hệ thống phân luồng, cán bộ Hải Quan Việt Nam có thể quản lý rủi ro từng lô hàng cụ thể của Doanh Nghiệp xuất và nhập khẩu.

Luồng xanh trong hệ thống phân luồng hải quan:

Luồng xanh thì doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi tiết từng hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Luồng xanh là luồng được nhiều doanh nghiệp trong mong nhất. Khi tờ khai được phân luồng xanh thời gian thông quan rất nhanh ( thông thường đóng thuế xong thì lô hàng sẽ trực tiếp được thông quan ) . Từ đó rút ngắn được chi phí lưu kho, chi phí logistics cho doanh nghiệp và đẩy nhanh được tốc độ lấy hàng.

Quy trình thực hiện phân luồng trong khai báo hải quan điện tử:

Để có thể biết được lô hàng của Doanh Nghiệp khi xuất/nhập khẩu được phân luồng gì thì chúng ta phải tiến hành thực hiện lên tờ khai hải quan điện tử đầu tiên. Cụ thể chúng ta có các bước như sau:

Bước 1: Đăng ký, tạo lập tờ khai điện tử

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan

Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Bước 4: Đóng lệ phí và hoàn thành hồ sơ.

Trên đây là các bước cơ bản để tiến hành khai báo hải quan điện tử. Đối với việc nhận định hệ thống phân luồng sẽ bắt đầu tại bước số 2.

Làm thế nào để doanh nghiệp được phân luồng xanh hải quan :

Việc phân luồng được thực hiện 1 cách tự động dựa trên hệ thống Hải quan điện tử. Hải quan sẽ đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau cho từng doanh nghiệp khác nhau, các mặt hàng có nguy cơ rủi ro về giá, các mặt hàng cần kiểm tra chuyên nghành để tiến thành phân luồng cụ thể.

Tuy nhiên theo quy định, những Doanh Nghiệp chấp hành quy định tốt trong thời gian 1 năm trở lên ví dụ như :

  • Không vi phạm về hải quan và thuế
  • Hạn chế truyền sửa và hủy tờ khai
  • Có thái độ tích cực, hợp tác với hải quan.
  • Cập nhật thông tin doanh nghiệp tới cơ quan hải quan
  • Nâng mức doanh nghiệp thành ưu tiên.

Trên đây là 1 số cách các doanh nghiệp nên làm theo để nâng mức khả năng phân luồng xanh cao. Những doanh nghiệp chấp hành tốt trong thời gian từ 1 năm trở lên, khi đó qua hệ thống sẽ phân tích và đánh giá, doanh nghiệp sẽ được xếp hạng ưu tiên.

Những doanh nghiệp được xếp hạng ưu tiên sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về kiểm tra hàng hóa, kiểm tra sau thông quan và ưu đãi về kiểm tra, thanh tra. Nhưng các doanh nghiệp này sẽ được đánh giá lại sau 3 năm / lần hoặc mất ưu tiên nếu chỉ vi phạm những quy định dù chỉ 1 lần.

“Tôi muốn tìm hiểu về phân luồng tờ khai khi hàng hóa thông quan xuất nhập khẩu.Tờ khai hả quan của công ty tôi có kết quả phân luồng số 3, tìm hiểu là phân luồng đỏ. Vậy trung tâm VinaTrain cho tôi hỏi Phân luồng tờ khai là gì? Luồng đỏ, luồng vàng, luồng xanh trên tờ khai có nghĩa như thế nào? Mong được trung tâm giải đáp. Xin cảm ơn.”

Phạm Nguyên Minh – Hồ Chí Minh

Cảm ơn anh Phạm Nguyên Minh đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.

Luồng xanh luồng vàng luồng đỏ là gì năm 2024

Bài viết về Phân luồng tờ khai Hải quan được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • 11 năm kinh nghiệm làm logistics.
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain.
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168
  • Bài viết được xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online

1. Khái niệm phân luồng tờ khai hải quan

Căn cứ pháp lý: Điều 10, Thông tư 39/2018/BTC: Việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lí rủi ro do Hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan thông báo (sau đây gọi là phân luồng tờ khai).

Phân Luồng Hải Quan (Customs Clearance) là quá trình quản lý và xử lý hàng hóa khi chúng di chuyển qua biên giới quốc gia, qua cửa khẩu hoặc cảng biển, và phải tuân thủ các quy định và quy trình hải quan cụ thể của quốc gia đó. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được kiểm tra, thông quan, và thuế quan được tính đúng quy định, bảo vệ an ninh quốc gia, và tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu.

Luồng xanh luồng vàng luồng đỏ là gì năm 2024
Tìm hiểu về phân luồng tờ khai hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu

Hiện nay, Hải quan Việt Nam sẽ phân loại hàng hóa dưới hình thức 3 luồng. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro:

  • Luồng xanh (luồng 1): được miễn kiểm tra chi tiết các loại hồ sơ, hàng hóa. Tờ khai hải quan sẽ được tự động thông quan trên hệ thống nhưng cần chú ý sau khi thông quan phải đính kèm hồ sơ hải quan lên hệ thống V5.
  • Luồng vàng (luồng 2): Đối với luồng vàng hải quan kiểm tra hồ sơ gồm hồ sơ đã đính kèm lên hệ thống V5 cùng các hồ sơ khác nếu có như giấy phép, kiểm dịch, C/O,… Tuy nhiên sẽ được miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.
  • Luồng đỏ (luồng 3): Trường hợp là luồng đỏ hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.

2. Ý nghĩa của việc phân luồng tờ khai hải quan

Ý nghĩa phân luồng tờ khai hải quan được xem xét trên góc độ doanh nghiệp và quản lý nhà nước:

  • Với cơ quan quản lý nhà nước:

Quản lý danh mục hàng hóa, hạn chế các tình trạng vi phạm pháp luật hải quan. Những lô hàng có tỉ lệ rủi ro về pháp luật hải quan sẽ thường phân luồng đỏ.

Quản lý chặt chẽ với nhóm doanh nghiệp thường xuyên vi phạm về pháp luật hải quan hoặc những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu đặc thù như: thép, động thực vật trong diện kiểm hóa, lúa gạo xuất nhập khẩu.

Tận thu thuế xuất nhập khẩu: Thông qua hoạt động kiểm hóa nhà nước phát hiện sai phạm sẽ phụ thu thêm thuế xuất nhập khẩu hoặc ngăn chặn kịp thời với những doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu sai trái.

Cuối cùng, phân luồng hải quan còn có một ý nghĩa khác là giúp Hải quan thực hiện hiệu quả quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ đó dễ dàng phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn các nguồn hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.

  • Với doanh nghiệp hoạt động kiểm hóa có ý nghĩa:

Đầu tiên, phân luồng hải quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Với việc phân loại thành 3 luồng: xanh, vàng, đỏ sẽ giúp điều tiết quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Chúng ta có thể liên hệ giống như phương tiện giao thông trên đường màu xanh được đi, màu vàng đi chậm và màu đỏ dừng lại.

Thông qua việc phân luồng tờ khai doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm tốt hơn trong việ chấp hành pháp luật hạn chế được những doanh nghiệp kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng tới uy tính và nguồn hàng trong; ngoài nước.

Thực tế, trong quá trình xuất nhập khẩu doanh nghiệp nào cũng trải qua việc kiểm hóa vì vậy công ty cần chuẩn bị tốt các thủ tục sẵn sàng cho điều này.

II. Các Luồng Tờ Khai Hiện Tại

Các loại mã phân luồng tờ khai hiện tại gồm:

  • Mã phân loại 01: Luồng 1- Tương ứng luồng xanh
  • Mã phân loại 02: Luồng 2- Tương ứng luồng vàng
  • Mã phân loại 03: Luồng 3 – Tương ứng luồng đỏ

Hiện tại, chưa có văn bản pháp quy nào nói chính thức về khái niệm phân luồng xanh, đỏ, vàng trên tờ khai hải quan nhưng khi sử dụng phần mềm khai báo hải quan của công ty Thái Sơn có thể hiện cách phân luồng này trên hệ thống khai báo.

Luồng xanh luồng vàng luồng đỏ là gì năm 2024
Nhìn cách phân luồng trên tờ khai hải quan mã 3 (Luồng đỏ)

1. Phân luồng xanh (ký hiệu: 1)

Luồng xanh thường rời vào các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về Hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Hàng hóa xuất/nhập khẩu được chấp nhận thông quan từ nguồn thông tin khai hải quan điện tử. Hàng hóa được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế, đồng thời đi thẳng đến bước 4 (Thu lệ phí và đóng dấu), sau đó tiến hành phúc tập hồ sơ. Hàng hóa trong luồng xanh được xử lý nhanh chóng và thông quan một cách dễ dàng, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Các yếu tố giúp hàng hóa được đưa vào luồng xanh bao gồm:

  • Tuân thủ đầy đủ các quy định hải quan và thông quan trước khi nhập cảnh
  • Hàng hóa đã được xác minh và kiểm tra tại cảng xuất khẩu hoặc các điểm trước đó
  • Hàng hóa có lịch sử xuất khẩu an toàn và đáng tin cậy

2. Phân luồng vàng (Ký hiệu: 2)

Luồng vàng là Hải quan kiểm tra hồ sơ nhưng không phải kiểm tra chi tiết hàng hóa. Theo quy định, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về Hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu Thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Nếu hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử cho ra kết quả phân luồng là Luồng vàng, hàng hóa phải được kiểm tra chi tiết hồ sơ (Chứng từ giấy), nhưng miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Sau khi việc kiểm tra được tiến hành tại bước 2, nếu không phát hiện thêm bất kỳ vi phạm nào, quá trình thông quan sẽ chuyển tới bước 4, tương tư như Luồng xanh.

Trong trường hợp này hải quan sẽ áp dụng Điều 11, Nghị định 154/2005/NĐ – CP.

a) Trường hợp miễn kiểm tra chi tiết thực tế

Doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi tiết thực tế đối với một số mặt hàng trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp chấp hành tốt luật pháp về hải quan.
  • Hàng xuất khẩu (ngoại trừ những hàng xuất khẩu được làm từ nguyên liệu nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu có điều kiện theo chính sách quản lý xuất khẩu hàng hoá).
  • Các loại máy móc thiết bị có giá trị tạo tài sản cố định được miễn thuế như dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.
  • Hàng hoá từ nước ngoài được đưa và khu thương mại tự do, kho ngoại quan, cảng trung chuyển, hàng quá cảnh hay trường hợp cứu trợ khẩn cấp theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 35 Luật Hải Quan, ngoài ra còn có những hàng hoá như dùng trong an ninh quốc phòng, hàng viện trợ nhân đạo, hàng hoá tạm nhập – tái xuất có thời hạn tại Điều 30,31,32 và 37 của Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
  • Hàng hoá thuộc diện đặc biệt như hàng do Thủ tướng quyết định.

Ngoài ra trong Nghị định còn nêu ra rất mơ hồ là hàng hoá không thuộc diện trên nhưng khi phân tích thông tin cho thấy không có khả năng vi phạm.

  1. Trường hợp hàng hóa rơi vào luồng vàng

Thông thường, các trường hợp sau đây có thể được đưa vào luồng vàng:

  • Hàng hóa đã được kiểm tra và xác minh ở quốc gia xuất khẩu hoặc đã được hải quan xác nhận
  • Hàng hóa thuộc danh sách kiểm tra ngẫu nhiên
  • Hàng hóa có thông tin không phù hợp hoặc không đầy đủ trên hóa đơn hoặc tài liệu liên quan: có nghi vẫn về việc áp mã hscode

Trong luồng vàng, thời gian thông quan thường nhanh hơn so với luồng đỏ, nhưng doanh nghiệp vẫn cần chú ý đến việc cung cấp thông tin và tài liệu chính xác để tránh trễ hạn.

3. Phân luồng đỏ (Ký hiệu: 3)

Luồng đỏ là Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ & tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng.

Trường hợp Lệnh quyết định hình thức cho kết quả phân luồng là đỏ, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Có 3 mức độ kiểm tra thực tế (Theo Thông tư 112/2005/TT-BTC):

  • Mức 1: Kiểm tra toàn bộ lô hàng.
  • Mức 2: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
  • Mức 3: Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.

Một số trường hợp, chẳng hạn như sau khi máy tính xác định được hình thức, mức độ kiểm tra, nhưng cán bộ/nhân viên hải quan xét thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác (do thông tin về các quy định, chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục chưa được cập nhật đầy đủ), cán bộ công chức hải quan sẽ đề xuất Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (Có ghi rõ lý do điều chỉnh), sau đó chuyển cho lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét và quyết định.

a) Trường hợp hàng hóa rơi vào luồng đỏ

Dưới đây là một số trường hợp hàng hóa thường xuyên được đưa vào luồng đỏ bao gồm:

  • Hàng hóa có giá trị cao
  • Hàng hóa có nguồn gốc hoặc xuất xứ không rõ ràng
  • Hàng hóa thuộc ngành công nghiệp đặc biệt như dược phẩm hoặc thực phẩm
  • Hàng hóa đang trong quá trình tạm giữ vì các vấn đề liên quan đến hải quan

Khi hàng hóa bước vào luồng đỏ, quá trình kiểm tra và xem xét có thể kéo dài, dẫn đến việc thời gian thông quan kéo dài và tăng chi phí cho doanh nghiệp.

b) Nguyên nhân khiến tờ khai bị luồng đỏ

Dưới đây là một số lưu ý về các sai sót thường gặp trong quá trình khai báo và làm thủ tục hải quan, có thể dẫn đến việc tờ khai bị phân luồng vào luồng vàng hoặc luồng đỏ:

  • Việc khai báo thủ công và cung cấp thông tin không khớp với hồ sơ và chứng từ; không cung cấp tên hàng hóa một cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể, không phù hợp với mã số hàng hóa.
  • Doanh nghiệp có vị phạm về thuế: nợ thuế, trốn thuế, bị áp thuế, gian lận thuế.
  • Doanh nghiệp sửa, bổ sung tờ khai quá nhiều, hoặc hủy bỏ tờ khai; không tuân thủ quy trình đối với các tờ khai đã được khai báo.
  • Buôn lậu hoặc vận chuyển hàng hóa qua biên giới một cách trái phép.
  • Không tuân thủ yêu cầu của cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát và kiểm tra sau khi thông quan, ví dụ: không cung cấp hoặc không cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn các chứng từ, tài liệu và dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu khi cơ quan hải quan yêu cầu; đánh tráo hàng hoá đã được kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan; giả niêm phong của hải quan; tự ý phá niêm phong của hải quan, tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát của hải quan hoặc được giao bảo quản đang chờ hoàn thành việc thông quan.
  • Mức độ tuân thủ pháp luật: không hợp tác hoặc thiếu hợp tác với cơ quan hải quan

Luồng xanh luồng vàng luồng đỏ là gì năm 2024
Tờ khai hải quan thường được phân thành 3 luồng: luồng đỏ, luồng vàng, luồng xanh

III. Quy Trình Phân Luồng Tờ Khai Hải Quan

Theo QĐ 874/QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006 của Tổng cục Hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại gồm có 5 bước. Cụ thể:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra
  • Bước 2: Các thông tin từ bước 1 sẽ được nhập máy tính, tự động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra.
  • Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
  • Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục Hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan
  • Bước 5: Phúc tập hồ sơ

Việc phân luồng hàng hóa thuộc luồng xanh, vàng hay đỏ sẽ được thực hiện sau bước 1, hàng hóa được phân luồng chính thức tại bước 2. Theo đó, lệnh hình thức sẽ cho ra các kết quả nhằm quyết định mức độ kiểm tra hàng hóa. Hàng hóa của bạn có thể vào các luồng xanh, đỏ hay vàng.

Luồng xanh luồng vàng luồng đỏ là gì năm 2024
Quy trình phân luồng tờ khai hải quan

IV. Những Vấn Đề Cần Biết Về Phân Luồng Tờ Khai

1. Thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan

Khi truyền tờ khai hải quan, doanh nghiệp cần lưu ý về thời điểm hải quan thông báo kết quả phân luồng. Thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai Hải quan quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó thì pháp luật nước ta quy định cụ thể rằng:

  • Tờ khai hải quan được Cơ quan Hải quan thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan.
  • Kết quả phân luồng hải quan cũng sẽ có ngay khi hệ thống xử lý dữ liệu tiếp nhận các thông tin trên tờ khai hải quan.

2. Luồng “Siêu xanh” là gì?

Thực tế làm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam bạn vẫn nghe tới những khái niệm phân luồng “ siêu xanh” áp dụng với những doanh nghiệp có đóng góp GDP lớn cho nền kinh tế quốc dân như: Samsung, HuynDai, Canon…. hoặc việc “bẻ luồng” cũng hoàn toàn có thể nếu hải quan nghi ngờ hàng hóa của bạn nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu. Dù nhận kết quả phân luồng xanh, vàng thì hàng hóa của doanh nghiệp vẫn sẽ bị kiểm hóa một phần hoặc toàn bộ, yêu cầu xuất trình giấy tờ là việc bình thường.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 9.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Luồng xanh luồng vàng luồng đỏ là gì năm 2024

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp anh Minh và độc giả hiểu rõ về phân luồng tờ khai trong hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Phân luồng tờ khai là gì? Luồng đỏ, luồng vàng, luồng xanh trên tờ khai nghĩa là gì?” Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.