Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế là gì

Chủ nhật, 10/10/2021 10:09 GMT+7

Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế là gì

Hệ thống thông báo hiểm hoạ thiên nhiên dựa trên hệ DisasterAWARE - một nền tảng cảnh báo sớm và giám sát các mối nguy hiểm.

Do không được cảnh báo hay các thông tin cảnh báo còn hạn chế nên các cơ sở hạt nhân trên thế giới có thể phải đối mặt với các hiểm họa thiên nhiên từ lũ lụt, động đất đến núi lửa phun trào, cháy rừng và hơn thế nữa. Để hỗ trợ các nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng nghiên cứu và các cơ sở quản lý vật liệu hạt nhân ứng phó với những biến cố bất lợi bên ngoài, IAEA triển khai một hệ thống nhằm cảnh báo những hiểm họa có khả năng ảnh hưởng đến các địa điểm có cơ sở hạt nhân. Hệ thống này sau đó sẽ phản hồi thông tin về Trung tâm ứng phó sự cố của IAEA và các dịch vụ hỗ trợ được cung cấp. Ông Paolo Contri, Trưởng Bộ phận đối ngoại của IAEA cho biết: “Các rủi ro mà thiên tai gây ra đang gia tăng về tần suất và cường độ do biến đổi khí hậu”. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC - IntergovernmentalPanel on Climate Change) thì biến đổi khí hậu đang tác động đến thời tiết và khí hậu cực đoan ở mọi khu vực trên toàn cầu. Ông Contri cho biết thêm: “Hệ thống thông báo những biến cố bên ngoài của chúng tôi sẽ giúp các quốc gia ngăn ngừa, giảm thiểu và quản lý các rủi ro liên quan đến các hiểm họa thiên nhiên”.

Hệ thống này được viết tắt là EENS (External Events Notification System), đang được IAEA triển khai hợp tác với Trung tâm Thảm họa Thái Bình Dương (PDC - Pacific Disaster Center) thuộc trường Đại học Hawaii và Tenefit, một cơ quan phát triển ứng dụng Internet. Các công nghệ và phương pháp luận của PDC bắt nguồn từ mục tiêu ban đầu là nhằm bảo vệ Quần đảo Hawaii và các cộng đồng dễ bị tổn thương thuộc khu vực Thái Bình Dương khỏi các hiểm họa thiên nhiên và sau đó được mở rộng trên toàn thế giới. Phó Giám đốc Điều hành PDC, ông Chris Chiesa cho biết: “Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của việc giám sát, cảnh báo và đánh giá rủi ro, đặc biệt là khi chúng tôi quan sát các hiện tượng biến đổi khí hậu và tần suất, mức độ nghiêm trọng của các hiểm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng”.

EENS hoạt động dựa trên hệ DisasterAWARE của PDC, một nền tảng cảnh báo sớm và giám sát nhiều mối nguy hiểm. IAEA sẽ được EENS cung cấp quyền truy cập thông tin về nguy cơ và tác động của các hiểm họa để ứng phó kịp thời với những hiểm họa có thể đe đọa đến sự an toàn của các cơ sở hạt nhân.

Giám sát các nguy cơ và đánh giá tác động

Hệ thống thông báo bao gồm 02 mô-đun chính: Hệ thống cảnh báo và Dự báo thiệt hại từ các mối đe dọa bên ngoài. Hệ DisasterAWARE sẽ cung cấp thông tin đến Hệ thống cảnh báo theo thời gian thực và giám sát toàn cầu về những hiểm hoạ có thể ảnh hưởng đến các cơ sở hạt nhân. Mô-đun dự báo sẽ nhận thông tin từ Hệ thống cảnh báo, từ đó đưa ra dự báo sơ bộ về tác động đối với các cơ sở hạt nhân và các khu vực đông dân cư. Ông Contri cho biết: “Hệ thống cảnh báo sẽ theo dõi toàn cầu theo thời gian thực để ghi lại nguồn gốc của thiên tai, đánh giá mức độ thiệt hại”.

Dựa trên dự báo thiệt hại, báo cáo sẽ được gửi đến Trung tâm ứng phó sự cố khẩn cấp của IAEA (IEC- Incident and Emergency Centre) trong vòng 30 phút. IEC là đầu mối toàn cầu về chuẩn bị ứng phó quốc tế, thông tin liên lạc và ứng phó các sự cố khẩn cấp về bức xạ và hạt nhân. Báo cáo gồm một bản đồ và bảng dữ liệu, mô tả những đặc điểm của các mối nguy hiểm. Ông Contri cho biết thêm: “EENS sẽ cung cấp đánh giá kịp thời về các tác động và cho phép IAEA tổ chức và đưa ra phản ứng kịp thời đối với các nguy cơ đe dọa các cơ sở hạt nhân”.

Thông tin này rất quan trọng để IEC có thể nhanh chóng cung cấp các “dịch vụ hỗ trợ tốt” của mình để hỗ trợ quốc gia bị ảnh hưởng. Dựa trên Công ước hỗ trợ, IEC mở rộng ưu đãi này, ví dụ, khi một trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 tấn công một thành phố có dân số lớn hơn 50.000. Các quốc gia cũng có thể yêu cầu hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho các nguồn phóng xạ trong bệnh viện cũng như cho các tòa nhà khác có thể bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp có sóng thần, báo cáo sẽ bao gồm bản đồ lan truyền, nguồn gốc của sóng thần và dự kiến thời gian tấn công đến các cơ sở hạt nhân. Ông Contri giải thích: “Các chuyên gia của IAEA sẽ theo dõi diễn biến của các hiểm họa và nếu có thể sẽ thu thập thông tin chi tiết về thiệt hại đối với các địa điểm và cơ sở hạt nhân bị ảnh hưởng. Thông tin này sẽ giúp IAEA lập một báo cáo đánh giá về thiệt hại đối với các cơ sở hạt nhân nhằm hướng dẫn cách ứng phó đối với các thảm họa trong tương lai. Ông nói thêm. “Các bài học kinh nghiệm và dữ liệu thu thập được thông qua hệ thống cảnh báo sẽ được chia sẻ với cộng đồng hạt nhân, được khẳng định qua các nhiệm vụ thực tế và được phân tích sâu hơn giúp định hướng cho các chương trình và dịch vụ của chúng tôi”.

Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển EENS, hệ thống thông báo sẽ được cấu hình cho hai hiểm hoạ ưu tiên là động đất và bão lốc. Sau đó sẽ mở rộng ra các hiểm hoạ khác như: lốc xoáy, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt và núi lửa phun trào. EENS dự kiến ​​sẽ ra mắt vào năm 2022.

Biên dịch: Lê Thị Hiền

Nguồn tin: https://iaea.org

Lượt xem: 358