Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani * Bine ati venit la Website al Asociatiei de Prietenie Vietnam - România * Welcome to Website of Friendship Association Vietnam - Romania

Show

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am,…Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó. Cho nên có rất nhiều người đi chùa mà không hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa, ở gần nhà có cái đình mà cũng không hiểu vì sao cái đình lại “mọc” lên ở đó,…

Vì vậy, chúng tôi đã biên tập bài viết này để giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.

CHÙA LÀ GÌ?

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.

Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

ĐÌNH LÀ GÌ?

Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.

Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.

ĐỀN LÀ GÌ?

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.

Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.

Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

MIẾU LÀ GÌ?

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.

Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.

Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam)

NGHÈ LÀ GÌ?

Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).

Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh.

Hiện ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.

ĐIỆN THỜ LÀ GÌ?

Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.

Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…

PHỦ LÀ GÌ?

Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật). Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

QUÁN LÀ GÌ?

Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh. Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa. Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).

Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh); Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai); Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán (nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).

AM LÀ GÌ?

Hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.

Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am.

TỔNG KẾT LẠI

Hầu hết các địa điểm thờ cúng đều gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, và tùy theo đối tượng được thờ mà có tên gọi khác nhau. Có thể tóm gọn lại như sau:

1. Am và Chùa đều là nơi thờ Phật nhưng Am có quy mô nhỏ hơn chùa và thường hoạt động riêng lẻ. Chùa là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni (mang tính chất tập thể)

– Chùa mà có khoảng từ 20 vị tăng tu tập trở lên gọi là Tu Viện.

– Chùa có hệ phái khất sĩ gọi là Tịnh Xá (ở trong miền Nam).

– Những nơi tu tập có khu tăng, khu ni, có nhiều khu, nhiều chùa gọi là Đại Tòng Lâm.

2. Đình, Đền, Miếu, Điện đều là nơi linh thiêng thờ Thánh, Thần. Đình thường thoáng, cao, rộng, phù hợp với hội họp làng xã. Còn Đền, Miếu, Điện thường tối hơn, tạo cảm giác thiêng liêng, huyền bí cho người tới cầu cúng lễ bãi. Nhìn chung, Miếu có cấu trúc nhỏ hơn Điện, Điện nhỏ hơn Đền và Đền nhỏ hơn Đình (Miễu < Miếu < Điện < Đền < Đình). Thông thường mỗi làng chỉ có 1 Đình nhưng có thể có nhiều Đền, Miếu.

3. Phủ là nơi thờ Mẫu và truyền bá đạo Mẫu. Tuy nhiên cũng có nhiều phủ thờ cả Phật, đây được coi như sự giao thoa hòa nhập giữa các tôn giáo, tín ngưỡng.

4. Quán là nơi tu luyện và thờ cúng của Đạo giáo.

Tại Việt Nam các nền văn hoá tín ngưỡng thường giao thoa hoà nhập với nhau rất sâu (đây cũng là nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam). Có khi Chùa thờ cả Thần (kiến trúc: Tiền Phật hậu Thánh), Chùa thờ cả Mẫu (Tiền Phật hậu Mẫu)… Vì thế sự phân biệt ở đây là không rõ ràng trong đối tượng thờ cúng. Các bạn nên đặc biệt lưu ý đặc điểm này để tránh việc cầu xin không đúng ban, đúng chỗ, cũng như đặt lễ và hành lễ sai nghi thức (ví dụ để đồ mặn, đồ vàng mã ở Ban thờ Phật hoặc để đồ sống ở ban thờ Mẫu chẳng hạn. Xem thêm: Những nhận thức sai lệch về Phật giáo hiện nay và Đi chùa lễ Phật như thế nào cho đúng?).

Ngay bản thân Đền, nếu đi sâu tìm hiểu sẽ rất phức tạp, khó phân loại. Có nơi thờ Nam thần, có nơi thờ Nữ thần. Thông thường đền thờ Nam thần thì to hơn Nữ thần nhưng đền thờ Nữ thần thì lại nhiều ban thờ hơn như ban Tứ phủ công đồng, ban Cô, ban Cậu. Tuy nhiên, hiện lại có 1 số đền thờ Nam thần lại cũng có ban thờ Mẫu, rồi thờ Cô, thờ Cậu… thành ra rất khó phân loại.

Tuấn Anh

Tin tức mới

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

GIỚI CÔNG NGHỆ NÓI GÌ VỀ ChatGPT?

Trước làn sóng mang tên ChatGPT đang càn quét thế giới công nghệ với nhiều lời khen có cánh, các kỹ sư công nghệ quốc tế và Việt Nam cho rằng, Chat GPT là một bước tiến của thế giới, tuy nhiên, sẽ còn rất xa nói đến những thứ khác.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

'"ĐẬU MÙA KHỈ ĐÃ NGẤM NGẦM TỪ LÂU"

THỤY SĨ: Trước khi đậu mùa khỉ được cảnh báo diện rộng hồi tháng 5, bệnh đã xuất hiện ở châu Phi nhưng không được quan tâm do "xảy ra ở nước nghèo", theo Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

MỘT TIẾT HỌC ĐÁNG NHỚ

Khi nhớ lại một thời tuổi trẻ được sống và học tập trên trên đất nước Rumani xinh đẹp, biết bao kỷ niệm đẹp đẽ lại ùa về tràn ngập trong tâm trí chúng ta,

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

7 QUY TẮC CHO TRÁI TIM KHỎE MẠNH

Theo bệnh viện Mayo Clinic thì bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ nói chung và đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ độ tuổi từ 25-44.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

BA ƯỚC MUỐN

Tôi dạy học từ năm 19 tuổi và nay đã 83 tuổi. Suốt đời, bố tôi và nay là tôi, chỉ mong ước cho sự phát triển của giáo dục.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

9 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA QUẢ CAM

Bạn luôn biết cam là loại quả giàu các chất dinh dưỡng như: vitamin C, chất xơ, folate, chất chống oxy hóa nhưng rất ít calo và đường. Những lý do sau đây sẽ khuyến khích bạn nên ăn loại quả kỳ diệu này hàng ngày để bồi bổ cơ thể.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

TRÍ TUỆ TRƯỚC SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT

Bài diễn thuyết của ông Kha Văn Triết - vị bác sĩ từng chứng kiến nhiều người chết, đồng thời là một chính trị gia - đăng trên phunugiadinh.vn là một bài hay, thực tế mà triết lý, không quá dài, ai chưa biết cũng nên đọc.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

NÂNG MŨI LÀM ĐẸP VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Nâng mũi để làm đẹp là chuyện đã có từ hàng trăm năm trên thế giới. Với người Việt Nam vốn bẩm sinh “mũi tẹt, da vàng”, chuyện nâng mũi cũng không hề xa lạ khi văn hóa Tây phương tràn vào đã mang đến cho người Việt những chuẩn mực mới về cái đẹp.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

NGẪM VỀ DANH VÀ THỰC

Mới đây, tôi vào thăm bạn đang điều trị tại một bệnh viện tuyến trung ương. Nhìn sang người bệnh nằm giường bên, bạn tôi vui vẻ giới thiệu:

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

MẸO XỬ LÝ PIN BỊ CHAI

Với cách này, mọi người có thể hồi phục được năng suất của pin từ 60% đến 80%, và điều đặc biệt là mọi người có thể làm TẠI NHÀ và MIỄN PHÍ.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

NGỪA UNG THƯ: BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Ung thư không tự nhiên sinh ra. Và các nhà nghiên cứu Australia đã chứng minh bằng những số liệu rất cụ thể về những ca ung thư có thể ngăn chặn khi bạn tuân thủ những nguyên tắc sau:

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

NĂM DẬU NÓI CHUYỆN GÀ

Năm 2017 là năm Dậu - năm con Gà, một loài vật nuôi gần gũi. Hình ảnh con gà đã đi vào thơ, ca dao, hội họa, là biểu tượng của văn hóa, tâm linh.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

VÀI LỜI KHUYÊN NẾU BẠN ĐÃ 60.

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Số người sống đến 100 tuổi chỉ chiếm tỉ lệ là 1 trên 100.000 người).

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

5 ĐIỀU CÓ SỨC MẠNH LẤN ÁT PHONG THỦY

Phong thủy nhà đẹp thì người trong nhà hưởng phúc là suy nghĩ của hầu hết tất cả mọi người. Nhưng, theo Khổng Tử, có 5 điều mạnh hơn phong thủy, làm sai thì lụn bại mà làm tốt thì thịnh hưng.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

8 CHỮ NGƯỜI XƯA DẬY CẦN NHỚ

Thân người là khó được, vì vậy sống trên đời nhất định phải có tu dưỡng đừng buông lỏng bản thân giống như “nước chảy bèo trôi”, phó mặc cho hoàn cảnh để rồi phải hối tiếc! Hãy ghi nhớ 8 từ dưới đây và hành theo, khi ấy, bạn đã là người có tu dưỡng rồi!

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

CHUYỆN “THẰNG TÂY”

Một thằng sinh viên Việt Nam du học ở châu Âu dẫn bạn là một thằng Tây về nhà chơi. Hai thằng đi bằng xe máy, thằng Việt Nam đưa cho thằng Tây cái mũ bằng nhựa mỏng dính nói thằng Tây đội vào,

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

10 ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Ngày xưa cụ Phan Chu Trinh đã đúc kết 10 điều xấu dưới đây của dân Việt. Nay, hơn 100 năm sau, ta vẫn vậy, không hề khá hơn, thậm chí xấu hơn phải không các bạn? Do đâu? do ông trời bắt ta phải vậy chăng?

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

HIỂU ĐỜI

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

TẠI SAO NGƯỜI KHOAN DUNG ĐỘ LƯỢNG THƯỜNG THÀNH CÔNG?

Có lẽ chúng ta ai cũng đã từng tiếp xúc với người khoan dung và rộng lượng. Điều thú vị là những người như vậy dễ đạt được thành công, được nhiều người yêu mến. 7 lý do dưới đây sẽ cho bạn thấy lý do tại sao người sống rộng lượng lại thường dễ thành công.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

TỎI ĐEN CÓ PHẢI LÀ THẦN DƯỢC?

Tỏi lên men trong 60 ngày sẽ chuyền thành màu đen nên được gọi là tỏi đen. Tuy không phải là thần dược như nhiều người đồn thổi nhưng tỏi đen có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe: ngăn ngừa xơ cứng động mạnh, tốt cho tim mạch, giảm cholesterol…

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

ĐAU TIM VÀ NƯỚC

Một bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người:

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

TÂM SỰ VỀ TUỔI GIÀ -ĐÔI ĐIỀU CẢM NGỘ

Ông Chu Dung Cơ, cựu Thủ tướng của Trung Quốc đã có một bài tổng kết rất sâu sắc về cuộc đời, đặc biệt là ông nêu quan điểm sống của tuổi già... Với một con người đã từng trải (cả trong cuộc sống đời thường và trên chính trường), chiêm nghiệm nhiều điều t

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

NÓI VỚI CHIẾC MẶT NẠ

Thôi đừng đua nhau nhổ bọt lên trời Chửi bới thế gian, quên miệng đầy rớt dãi Họ không ngại bôi đen Quang Trung, Nguyễn Trãi Gây hoài nghi cả Bản Tuyên Ngôn Nam-Quốc-Sơn-Hà...

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

CHÂN LÝ CUỘC SỐNG

"Một đại gia kia, không may mất sớm, người vợ đem 19 tỷ thừa kế đi lấy anh lái xe của đại gia. Anh lái xe trong lúc hân hoan phát biểu: "Trước kia, tôi cứ nghĩ rằng mình làm thuê cho ông chủ, bây giờ mới biết ông chủ mới chính là người làm thuê cho tôi".

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

KHI BƯỚC QUA TUỔI NĂM MƯƠI.

Khi bạn ở tuổi 50 - 60, bạn KHÔNG CÒN NHIỀU THỜI GIAN ở phía trước nữa và bạn cũng không thể mang đi những gì bạn đã có được. Sẽ là vô ích nếu bạn vẫn bận tâm đến kiếm tiền và dành dụm.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

ĐỪNG TƯỞNG

Đừng tưởng cứ núi là cao.. Cứ sông là chảy, cứ ao là tù, Đừng tưởng cứ dưới là ngu.. Cứ trên là sáng cứ tu là hiền,

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

TIẾNG VIỆT PHƯƠNG NAM

Từ nhiều triệu năm, trái đất đã trải qua biết bao thăng trầm. Lục địa tách dãn, Lục địa trôi dạt để mảng Ấn Độ chạm vào mảng Á-Âu làm dãy Himalaya ngày càng bị đẩy cao hơn, làm bờ tây Châu Phi tách rời hẳn bờ đông Châu Mỹ tạo thành một Đại Tây Dương bao l

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

BƯỚC CHUYỂN VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC

Kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là dịp mỗi chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển đất nước.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

ĐỂ SỐNG TỐT HƠN

Dù thời điểm hiện tại, bạn đang là người như thế nào đi nữa thì bạn cũng đều cần sống tốt hơn mỗi ngày, xin lưu ý những diều sau đây:

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

THẦN ĐỒNG

Các thần đồng, hầu hết Sau thành người bình thường. Thiên tài thì ngược lại, Ngày nhỏ học bình thường.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

8 LOẠI NGƯỜI SẼ BỊ ĐÀO THẢI TRONG THẾ KỶ 21

Quy luật đào thải luôn hiện hữu trong mọi hình thái xã hội, nhưng trong thế kỷ 21, sự khốc liệt của nó là điều mà bạn khó có thể hình dung được. Hãy cùng tìm hiểu 8 loại người sẽ bị đào thải trong thế kỷ 21 để bạn biết cách khắc phục.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

KHIÊM TỐN VÀ TỰ KIÊU

Vở nhạc kịch Tosca của nhà soạn nhạc thiên tài Giacomo Puccini (1858-1924) được công chiếu 1 đêm duy nhất tại nhà hát thành phố khiến những người hâm mộ ông nô nức mua vé tới xem, cả khán phòng không còn một chỗ trống.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

NGÀY LỄ TÌNH YÊU

Trái đất này không có gì nằm ngoài qui luật Nhưng tình yêu nhiều lúc chẳng theo luật nào đâu Đôi khi là niềm hạnh phúc hay nỗi khổ đau Đôi khi là giấc mơ hồng hay cơn ác mộng

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

CƠM PHỞ

Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông Thèm sao bát phở quán bên sông Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng Xin phép bà, tôi thử được không?

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

THẬT VÀ GIẢ - Truyện trào phúng

Tôi hồi trẻ làm cave, đến khi có tí tuổi, ngực dài, háng rộng, toan về già rồi, thì chuyển qua làm tú bà. Cái này cũng giống như mấy cầu thủ bóng đá, khi hết thời thì quay qua làm huấn luyện viên vậy.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

GIẬN

Giận gì mà chẳng hỏi nhau Gió Đông thổi héo hoa cau trước thềm

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

Ở ĐỜI NÊN HỌC CHỮ "TUỲ DUYÊN"

1. Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa. Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể giản đơn. Giữa tình cảm với nhau, có thể sâu, cũng có thể cạn.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

CÓ THẬT LÀ VIỆT NAM ĐANG TỤT HẬU?

Lúc năm cũ qua đi, năm mới vừa đến có lẽ là thời điểm thích hợp nhất để nhìn lại và suy ngẫm thấu đáo hơn về những cách đánh giá khác nhau về cơ đồ, về tình hình và tương lai đất nước.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

THỦ TRƯỞNG

Ở đâu Thủ trưởng công minh Ở đó cán bộ nghĩa tình thủy chung Ở đâu Lãnh đạo bất công Ở đó sai - đúng sẽ không rõ ràng

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

GANH GHÉT VÀ ĐỐ KỴ

Tôi còn nhớ nhà văn Pháp De Balzac đã từng nói Người có tính ganh tỵ khổ sở hơn bất cứ một người bất hạnh nào Bởi vì hạnh phúc của người khác càng lớn bao nhiêu Thì nỗi bất hạnh trong anh ta sẽ lại nhân lên ngần ấy

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

9 ĐIỀU NGƯỜI CAO TUỔI NÊN TRÁNH

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

CHỈ CÓ 2 THỨ THÔI

+ Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa. + Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt. + Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức. + Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách. + Có 2 thứ bạn phải t

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

KỂ TỪ GIỜ

Kể từ giờ em hãy sống vì em Dù mạnh mẽ, hay yếu mềm, cũng được. Miễn thản nhiên cười và vô tư bước, Đau khổ hay không là tự do mình.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

10 " ĐỪNG" KHI TẬP THỂ DỤC

Ai cũng hiểu tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ tập thế nào cho đúng cách. Nhiều sai lầm trong tập thể dục không những làm giảm hiệu quả, mà còn gây hại cho sức khỏe.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

PHỤ NỮ THỰC SỰ MUỐN GÌ ?

Vua Arthur, vị vua trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

9 bí quyết khỏe mạnh và trường thọ

Để sống khỏe, từ bây giờ hãy bắt đầu dưỡng thành những thói quen tốt! Kỳ thực, đối với nhiều người mà nói, muốn tìm được bí quyết trường thọ là điều không thể. Rất nhiều người không biết phương cách để cải thiện sức khỏe. Gần đây có một bài viết được đăng

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

LỜI KHUYÊN CỦA JANE FONDA*

Khi bạn qua tuổi 60, bạn không còn nhiều thời gian ở phía trước nữa, và bạn cũng không thể mang đi những gì bạn đã có được, sẽ là vô ích nếu bạn vẫn bận tâm đến kiếm tiền và dành dụm.

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

THỞ THIỀN TỰ CỨU MẠNG !

Cách đây vài năm, khi tôi đang còn chủ trương một chương trình có tính cách thiện nguyện và phải trang trải và chi tiêu rất nhiều cho chương trình này, trong khi không có sự trợ giúp nào từ phía chính phủ cả, tôi đã suýt bị “stroke” và chấm dứt cuộc đời ở

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

BÀN & GHẾ.

Cái ghế nó luận cái bàn Anh thì to xác nhưng làm kém tôi Anh toàn chứa đựng lôi thôi Mặt tôi, họ đặt mông ngồi, đúng không?

Tổ đình và chùa khác nhau thế nào năm 2024
Tin tức mới

Gia nhập TPP Việt Nam “sợ” gì và cần gì?

Lợi ích to lớn nhất mà Việt Nam sẽ có được khi là thành viên của TPP đó là tìm được một đối trọng đủ nặng để có thể tái cân bằng được quan hệ thương mại với các thị trường truyền thống trọng điểm hiện nay.