Tổng số tiền bị phong tỏa là gì hd bank năm 2024

Số tiền phong tỏa trong thẻ tín dụng là gì? Làm thế nào để lấy được tiền phong tỏa? Là những thắc mắc của nhiều người dùng khi sử dụng thẻ tín dụng.

Có thể bạn đã từng nghe đến những cụm từ như tiền gửi phong tỏa, tài khoản tiền gửi phong tỏa, hay gần nhất là tài khoản thẻ tín dụng phong toả. Các nội dung này khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu cụ thể về chúng. Vậy số tiền phong tỏa thẻ tín dụng là gì? Tiền bị phong tỏa có dùng được không?

Số tiền phong tỏa trong thẻ tín dụng là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm số tiền bị phong tỏa trong thẻ tín dụng là gì, chúng ta phải hiểu được khái niệm phong tỏa là gì? Phong tỏa ở đây được hiểu là bao vây, khóa giữ một khu vực hay một bộ phận nào đó để cô lập, cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài. Cụm từ này được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhất là trước tình hình dịch bệnh covid 19, chúng ta thường nghe như khu phố kia bị phong tỏa, nhà đó bị phong tỏa…

Tổng số tiền bị phong tỏa là gì hd bank năm 2024

Số tiền phong tỏa trong thẻ tín dụng

Dựa vào khái niệm trên, chúng ta có thể suy ra khái niệm số tiền bị phong tỏa trong thẻ tín dụng gì? Nó là số tiền sẽ bị khóa một phần hoặc toàn bộ trong thẻ tín dụng. Việc phong tỏa số tiền trong thẻ sẽ làm cho chủ thẻ không thể sử dụng được nữa, có thể làm tạm thời hoặc vĩnh viễn (trường hợp bị đóng luôn tài khoản). Việc phong tỏa tài khoản được thực hiện bởi các tổ chức tài chính có thẩm quyền, nếu phát hiện người dùng có những dấu hiệu vi phạm.

Tại sao tiền trong thẻ tín dụng bị phong tỏa

Như đã nói ở trên, tiền trong thẻ tín dụng sẽ bị phong tỏa nếu phát hiện người dùng có những dấu hiệu vi phạm. Các vi phạm ở đây được quy định rõ tại khoản 2 điều 12 của nghị định chính phủ bao gồm:

  • Khách hàng vi phạm quy định của nhà nước về tài chính, tín dụng
  • Có dấu hiệu gian lận, không minh bạch trong hoạt động thanh toán
  • Các chủ tài khoản thanh toán chung có phát sinh tranh chấp tài khoản
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn
  • Khách hàng bị mất thẻ tín dụng hoặc bị lộ thông tin tài khoản thẻ

Như vậy, tài khoản thẻ tín dụng của bạn sẽ bị phong tỏa nếu thuộc một trong những trường hợp trên. Vậy nên, trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ nên cẩn thận, trau dồi những kiến thức về sử dụng thẻ để tránh tài khoản bị phong tỏa do lỗi của mình.

Ai là người có thẩm quyền phong tỏa thẻ tín dụng?

Ngân hàng sẽ tiến hành phong tỏa một tài khoản thẻ tín dụng khi nhận được lệnh từ:

  • Trưởng đoàn thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra hành chính
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành

Điều này được quy định tại Điều 5, thông tư liên tịch 07/2015/TTLT – TTCP -NHNN: “Điều 5. Thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản.

Như vậy, người có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản là Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành và người ra quyết định thanh tra. Còn Ngân hàng chỉ có quyền từ chối yêu cầu phong tỏa tài khoản của ngân hàng đối với các trường hợp không thuộc khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 80/2016/NĐ-CP)

Tổng số tiền bị phong tỏa là gì hd bank năm 2024

Người nào có thẩm quyền phong tỏa

Quy trình phong tỏa tài khoản thẻ tín dụng sẽ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Khi khách hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ phát hiện vấn đề, yêu cầu phong tỏa tài khoản.
  • Bước 2: Ngân hàng sẽ tiến hành báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền cao hơn về những yêu phong tỏa tài khoản thẻ tín dụng.
  • Bước 3: Các cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét và quyết định phong tỏa tiền trong tài khoản thẻ tín dụng đó hay không.
  • Bước 4: Quyết định phong tỏa tài khoản nếu vi phạm những quy định trên. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định phong tỏa và ngân hàng sẽ thực hiện lệnh phong tỏa tiền trong thẻ tín dụng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tài khoản thẻ tín dụng bị phong tỏa?

Ngay khi phong tỏa số tiền trong thẻ tín dụng thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gửi văn bản thông báo cho chủ tài khoản về lý do và phạm vi phong tỏa cũng như số tiền sẽ bị phong tỏa trong tài khoản.

Nếu trong trường hợp tiền bị phong tỏa 1 phần thì chủ thẻ vẫn có thể sử dụng phần còn lại bình thường. Còn phong tỏa toàn bộ thì không thể tiếp tục sử dụng nữa. Số tiền bị phong tỏa trên thẻ không vượt quá với số tiền trên lệnh chuyển tiền bị sai sót, nhầm lẫn.

Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, ngân hàng đang quản lý tài khoản sẽ phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về vụ việc này.

Ngân hàng đang quản lý tài khoản của người vi phạm pháp luật lập biên bản về việc đã phong tỏa. Biên bản sẽ được lập thành 5 bản gồm: 1 bản của biên bản được giao cho chủ thẻ, 1 bản giao cho người có liên quan, 1 bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, 1 bản đưa vào hồ sơ vụ án và 1 bản lưu tại Kho bạc nhà nước.

Thời hạn phong tỏa thẻ tín dụng?

Thông thường khi thẻ tín dụng bị phong tỏa 1 phần hoặc toàn bộ số tiền thì vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm đó là thời hạn phong tỏa thẻ tín dụng là bao lâu, khi nào sẽ chấm dứt việc phong tỏa này? Theo đó, vấn đề này đã được quy định rất rõ tại điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Điều 1 như sau:

Tổng số tiền bị phong tỏa là gì hd bank năm 2024

Thời hạn phong tỏa thẻ tín dụng

Kết thúc phong tỏa tiền trong thẻ tín dụng khi có 1 trong các điều kiện sau:

  • Thời hạn phong tỏa của số tiền đã kết thúc (thời hạn được quy định từ ban đầu khi bắt đầu phong tỏa) theo thỏa thuận phong tỏa tài khoản giữa chủ tài khoản/các đồng chủ tài khoản và ngân hàng.
  • Cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản yêu cầu chấm dứt phong tỏa tài khoản thẻ tín dụng.
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã khắc phục sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán trước đó.
  • Tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung đã có văn bản thông báo chấm dứt tranh chấp về tài khoản chung.

Việc phong tỏa tài khoản nếu trái pháp luật, gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa phải chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.

Cách để tài khoản thẻ tín dụng không bị phong tỏa

Tài khoản thẻ tín dụng bị phong tỏa là điều không ai mong muốn xảy ra với mình. Việc phong tỏa tài khoản sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giao dịch, thanh toán trong cuộc sống của chủ thẻ, thậm chí nó có thể gây tổn thất lớn về kinh tế. Vậy nên, để hạn chế nguy cơ bị phong tỏa tiền trong thẻ tín dụng, chủ thẻ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không để tài khoản bị rơi vào tình huống vi phạm quy định của nhà nước ban hành
  • Hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp với người chủ thanh toán chung thẻ tín dụng
  • Không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để tài khoản của mình bị quyết định phong tỏa

Tuy nhiên trong một số trường hợp như mất thẻ hoặc bị lộ thông tin thẻ tín dụng thì chủ thẻ nên phong tỏa tài khoản thẻ tín dụng càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho thẻ, tránh kẻ xấu lợi dụng, sử dụng thẻ trái phép.

Thẻ tín dụng bị phong tỏa có lấy lại được tiền không?

Thông thường nếu thẻ tín dụng bị phong tỏa toàn phần, chủ thẻ sẽ không thể lấy lại được tiền hoặc sử dụng để giao dịch. Trong một số ít trường hợp nếu bên đề nghị phong tỏa thực hiện sai pháp luật gây tổn hại cho chủ thẻ hoặc ngân hàng từ chối phong tỏa thì khách hàng có thể lấy lại được tiền.

Còn chủ thẻ muốn tiền bị phong tỏa được quay về trạng thái bình thường, có thể sử dụng được, thì phải đợi đến khi:

  • Hết thời hạn phong tỏa quy văn bản quy định
  • Bên yêu cầu phong tỏa có lệnh kết thúc phong tỏa
  • Văn bản thỏa thuận của bạn với bên cung ứng dịch vụ thanh toán được thông qua.

Trên đây là tất cả những kiến thức liên quan đến tài khoản phong tỏa. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về thế nào là tài khoản phong tỏa cũng như những nguyên nhân cần mở tài khoản phong tỏa và thời hạn phong tỏa tài khoản.

Số dư bị phong tỏa trên Eximbank là gì?

Số tiền bị phong tỏa: Là số tiền của khách hàng nhưng bị ngân hàng phong tỏa hoặc giữ lại trong tài khoản của khách hàng dựa trên yêu cầu khách hàng hoặc bằng văn bản của cấp có thẩm quyền trong một số trường hợp: số tiền sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ, tài khoản bị truy đòi do chuyển nhầm, số tiền đang trong ...

Số tiền bị phong tỏa HDBank là gì?

HDBank thực hiện phong tỏa tài khoản một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản của khách hàng khi có văn bản của chủ thể đã nộp/chuyển tiền vào tài khoản của Khách hàng yêu cầu phong tỏa, hoàn trảlại số tiền đã nộp, đã chuyển vào tài khoản của khách hàng do bị nhầm lẫn (nhầm lẫn, sai sót vềsố hiệu tài khoản, số tiền ...

Số dư thức trong tài khoản là gì?

Số dư thực tế: Là số tiền bạn hiện đang có trong tài khoản ngân hàng. Hạn mức thấu chi: Là số tiền được ngân hàng cho phép sử dụng khi tài khoản bạn còn 0 đồng. Khi đó bạn sẽ được ngân hàng cho vay một hạn mức nhất định để có thể tiêu xài khi không còn tiền trong thẻ và được cam kết khi ký hợp đồng.

Số tiền khả dụng thẻ tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng khả dụng là gì? Hạn mức tín dụng khả dụng được hiểu là số tiền còn lại trong thẻ tín dụng mà bạn có thể chi tiêu và mua sắm. Ví dụ như thẻ của bạn có hạn mức tín dụng là 60 triệu đồng và bạn đã chi tiêu trên thẻ hết 20 triệu đồng với giả định bạn không bị phát sinh thêm lãi hoặc chi phí khác.