Top 10 quốc gia có du khách đến huế năm 2024

[VOV2] - Nhằm kết nối các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước để phát triển du lịch Huế, sáng 17/9, tại thành phố Huế, Hiệp hội Du lịch phối hợp với Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội nghị “Kết nối Du lịch Huế 2023”.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định, những năm qua, ngành du lịch Thừa Thiên-Huế đã từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những điều kiện khách quan để đạt được kết quả khả quan. Trong 8 tháng đầu năm 2023, Thừa Thiên-Huế đón khoảng 2,4 triệu lượt khách, đóng góp lớn vào bức tranh phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

“Thừa Thiên-Huế mong muốn đẩy mạnh hợp tác với các ngành, địa phương, doanh nghiệp trong cả nước để phát triển du lịch. Thông qua việc liên kết này sẽ cho phép khai thác, phát huy được những lợi thế về tài nguyên du lịch, hạ tầng, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương; góp phần giải quyết những vấn đề đang còn trăn trở của du lịch Thừa Thiên-Huế. Về phía lãnh đạo tỉnh, chúng tôi sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp để góp phần thúc đẩy du lịch”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế

Ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế cho biết, Huế là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch: văn hóa, kiến trúc, làng nghề, rừng núi, đồng bằng, đầm phá, biển... Đặc biệt, Huế là địa phương duy nhất trên cả nước có 7 Di sản được UNESCO vinh danh.

Trong những năm qua, Huế đã và đang phát triển du lịch theo hướng bền vững, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu và xu hướng mới của du khách; phát huy được giá trị di sản, văn hóa, lịch sử, xây dựng các khu, điểm du lịch tại các khu vực biển và đầm phá, các nghề và làng nghề truyền thống; phát triển dịch vụ du lịch tại Quần thể di tích Cố đô Huế, xây dựng Đề án phát triển kinh tế đêm tại Thừa Thiên - Huế… "Tuy nhiên, lượng khách du lịch đến với Huế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành du lịch tỉnh sẽ cùng các doanh nghiệp tìm giải pháp khắc phục, xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ có tính độc đáo, đẳng cấp, khác biệt cũng như các hình thức hiệu quả tiếp cận, quảng bá truyền thông đến các thị trường, cộng đồng du khách và các đơn vị lữ hành trong và ngoài nước".

Toàn cảnh Hội nghị Kết nối du lịch Huế 2023. Ảnh: Hữu Phúc

Tại hội nghị, ông Nguyễn Trùng Khánh - Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho rằng, để du lịch Thừa Thiên-Huế phát triển nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa trong thời gian tới, cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác đi vào thực chất với các tỉnh lân cận, đặc biệt là liên kết 5 địa phương: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, có sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành, các nhà đầu tư để hình thành các tour, tuyến hấp dẫn phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, 5 địa phương nên xem xét khôi phục, làm mới và bổ sung thêm sản phẩm, dịch vụ để tăng tính độc đáo, phù hợp trong bối cảnh mới tuyến du lịch “Con đường Di sản miền Trung” - một sản phẩm đã từng tạo nên thương hiệu của du lịch miền Trung, đã được khởi động từ cách đây 20 năm.

Bên cạnh đó, Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh cũng cho rằng, Thừa Thiên-Huế cần cơ cấu lại thị trường khách, đa dạng hóa sản phẩm để thu hút du khách nhằm phát huy lợi thế của địa phương vì Thừa Thiên-Huế có nhiều tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông thuận lợi… "Tôi hy vọng, những nỗ lực kết nối, hợp tác du lịch sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về du lịch: Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”.

Trong 9 tháng năm 2023, khách du lịch đến Thừa Thiên-Huế ước đạt 2,4 triệu lượt, tăng 61% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 745 nghìn lượt, tăng 629,4% so với cùng kỳ.

Tổng thu từ du lịch ước đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ.

Top 10 thị trường khách quốc tế đến Huế gồm: Thái Lan, Mỹ, Malaysia, Đài Loan (TQ), Pháp, Anh, Úc, Đức, Hàn Quốc và Hà Lan.

Huế xếp thứ ba trong 8 thành phố có giá phòng khách sạn tốt nhất châu Á tháng 4 và 5, thời điểm các quốc gia có nhiều lễ hội và kỳ nghỉ.

Theo Agoda, tháng 4 và tháng 5 diễn ra nhiều sự kiện, lễ hội lớn thu hút khách ở khu vực châu Á như Tết Songkran, Hari Raya và Tuần lễ Vàng, Giỗ Tổ Hùng Vương hay nghỉ lễ 30/4-1/5 tại Việt Nam. Trong giai đoạn cao điểm này, thành phố Huế là nơi có mức giá phòng tốt nhất Việt Nam, xếp thứ 3 ở châu Á, trung bình khoảng 43 USD mỗi đêm. Năm ngoái, Ninh Bình là địa phương đứng đầu.

Đại diện đơn vị nhận xét Huế là thành phố nổi tiếng giàu lịch sử, văn hóa, nhiều di tích đồ sộ, tiêu biểu là Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Dòng sông Hương (ảnh) uốn lượn quanh thành phố và du khách có thể trải nghiệm đi du thuyền sông Hương, chiêm ngưỡng toàn cảnh kiến trúc cổ kính bên bờ. Ảnh: Võ Thạnh

Udon Thani ở Thái Lan dẫn đầu danh sách 8 điểm có chi phí tiết kiệm nhất châu Á, giá phòng trung bình 28 USD. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, thành phố này nổi tiếng nhờ những kỳ quan khảo cổ học, nổi bật nhất là thôn Ban Chiang - một trong những nơi có sự xuất hiện sớm nhất của con người. Du khách đến đây hầu như không gặp khó khăn gì nhờ sự thân thiện, giản dị từ người dân bản địa. Trong ảnh là hồ Sen Đỏ, điểm du lịch thiên nhiên nhiên cách Udon Thani 45 km về phía đông nam. Ảnh: Unsplash

Surabaya ở Indonesia xếp thứ hai với mức giá phòng trung bình khoảng 39 USD. Agoda nhận xét thành phố cảng này như một viên ngọc quý, hội tụ những điều hấp dẫn du khách từ kiến trúc cổ đến các tòa nhà chọc trời mang hơi thở tương lai.

Trong ảnh là núi lửa Bromo, điểm du lịch nổi tiếng vùng Surabaya. Ảnh: Expedia

Xếp thứ tư trong danh sách là Kuching của Malaysia, mức giá phòng trung bình khoảng 49 USD. Blogger Leave Your Daily Hell từng đến đây vào năm 2022, cho biết Kuching mang đến cảm giác bình yên, là một trong những thành phố "chưa được đánh giá đúng tầm". Anh ấn tượng nhất trải nghiệm thăm Khu bảo tồn Thiên nhiên Semenggoh, ngắm đười ươi và nhiều loài động vật khác. Ảnh: Leave Your Daily Hell

Iloilo - thành phố ở Philippines - xếp thứ năm với mức giá thuê phòng trung bình khoảng 50 USD. Nơi này nổi bật với những điểm tham quan mang tính lịch sử, văn hóa và tự nhiên. Ảnh: Guide To The Philippines

Bengaluru ở Ấn Độ xếp thứ 6 với chi phí thuê phòng trung bình khoảng 55 USD. Nơi đây còn được biết đến là "thung lũng Silicon của Ấn Độ". Tinh thần đổi mới của Bengaluru không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa địa phương bởi thành phố vẫn giữ được nhiều di tích lịch sử quý giá, điển hình là cung điện Bangalore, đền thờ Nandi. Các món ngon vùng Nam Ấn Độ hội tụ cũng là lý do nhiều khách thích thành phố này. Ảnh: Britannica

Narita của Nhật Bản xếp thứ 7 với chi phí thuê phòng trung bình khoảng 71 USD. Đại diện Agoda nhận xét Narita quy tụ nhiều nét đẹp mang đậm dấu ấn Nhật Bản, có thể kể đến chùa Shinshoji, con đường Naritasan Omotesando mang màu sắc truyền thống hay vẻ đẹp của hoa anh đào nở rộ theo mùa. Theo Cơ quan xúc tiến du lịch Nhật Bản JNTO, Narita là "cửa ngõ của Nhật Bản" nhờ sân bay quốc tế bận rộn, nhưng nơi này ẩn chứa nhiều điều thú vị để khám phá. Ảnh: Time Out

Cao Hùng ở Đài Loan là cái tên cuối cùng trong danh sách với chi phí thuê phòng trung bình 101 USD. Đây là thành phố lớn thứ hai của Đài Loan, dễ dàng tiếp cận với sân bay quốc tế cùng tuyến đường sắt cao tốc nối với Đài Bắc, Đào Viên. Một trong những điểm Agoda khuyên du khách không bỏ lỡ là quận Diêm Thành với không gian nghệ thuật đường phố rực rỡ, kết hợp trải nghiệm mua sắm bên bến tàu. Kaohsiung Arena cũng là điểm nổi tiếng với những sự kiện lớn, tiêu biểu như buổi diễn của Coldplay hay Blackpink. Ảnh: Agoda

Chủ đề