Top số tác dụng của cao hổ cốt năm 2024

Đây là khẳng định của bác sỹ Nguyễn Văn Thế, Bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an) tại Lễ phát động Dự án marketing xã hội giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam.

Các chuyên gia tham gia buổi lễ phát động

Lễ Phát động Dự án nhận được sự tham gia của 60 lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các thầy thuốc y học cổ truyền (YHCT) và lãnh đạo đại diện các đối tác chiến lược của Dự án.

Tiến sỹ Trần Xuân Nguyên, Trưởng Ban Chuyên môn, Trung ương Hội Đông Y Việt Nam cho biết: “Chúng tôi ủng hộ Dự án này như một nỗ lực tích cực nhằm bảo vệ danh tiếng, uy tín và sự phát triển bền vững của nền YHCT vì sự phát triển của Việt Nam”.

Top số tác dụng của cao hổ cốt năm 2024
Nhiều người vẫn coi cao hổ cốt là thần dược chữa bệnh

Hiện nay, các hành vi buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm từ hổ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thoái loài và trái với quy định của pháp luật nhưng tại Việt Nam các sản phẩm từ hổ vẫn được sử dụng.

Tuy nhiên, theo bác sỹ Nguyễn Văn Thế, các bài thuốc có sử dụng sản phẩm từ động vật, sản phẩm động vật như mật gấu, tê giác, cao hổ… không có tác dụng như lâu nay người ta vẫn đồn đoán. Nhiều bệnh nhân vẫn mơ hồ về công dụng thực sự của những sản phẩm này.

“Cao hổ cốt bản chất chủ yếu là canxi mà canxi để vào xương phụ thuộc vào 3 vấn đề. Để hấp thụ được canxi, bác sĩ phải kê đến 3 loại thuốc. Nếu chỉ dùng cao hổ cốt mà xương hấp thụ được canxi thì hơi khó khăn, do đó, hiệu quả rất thấp so với số tiền bỏ ra. Hơn nữa ngày nay cao hổ bị làm giả rất nhiều”, bác sỹ Thế cho biết và thông tin trong đông y có rất nhiều vị thuốc chuyên dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả như đỗ trọng, tục đoạn, cốt toái bổ, thiên niên kiện, cẩu tích… Các vị thuốc này giá cả bình dân và có thể dùng thay thế cao hổ cốt.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương cho rằng để truyền thông nâng cao nhận thức và giảm hành vi tiêu dùng các sản phẩm từ hổ thì chúng ta phải làm một cách quyết liệt hơn và mạnh mẽ hơn, phải khẳng định cao hổ cốt không phải là sản phẩm thật và chủ yếu là giả. Tiếp theo là việc dùng sản phẩm này dù có thật đi chăng nữa thì cũng không có tác dụng nhiều, không như mong muốn và không xứng với số tiền bỏ ra.

Theo các bác sĩ Trung tâm Dị ứng- Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tác dụng giải độc hoặc chữa bệnh của những sản phẩm như sừng tê, cao hổ... được đồn thổi trong dân gian.

Tuy nhiên, các phản ứng dị ứng và nhiễm độc do các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như sừng tê giác, mật gấu, cao hổ... thường khá nặng và diễn biến dai dẳng, ít đáp ứng với điều trị.

Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền Bệnh viện Quân đội 108, kẻ xấu thường dùng các loại cao xương động vật khác như trâu, bò, lợn, gà… mạo danh là cao hổ để bán với giá tương đương. Nguy hiểm nhất, chúng thường trộn một số thuốc Tây dạng chống viêm, giảm đau mạnh để lừa những người đang bị hành hạ bởi chứng đau khớp.

Hổ là loài có thể ăn thịt sống hay thịt thối mà vẫn có thể tiêu hóa được, nhưng những chất này sẽ đọng lại trong cơ thể chúng. Khi người sử dụng cao từ xương hổ sẽ có nguy cơ bị cấp tính hoặc tích độc gây suy gan, hỏng thận.

Đồng quan điểm này, trao đổi với phóng viên Lao Động, thầy thuốc nhân dân, lương y Nguyễn Hồng Siêm- Nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Hà Nội cho biết: Ngày xưa, cao hổ cốt là một trong những vị thuốc của y học cổ truyền, dùng để chữa xương khớp. Chính vì lẽ đó đã góp phần làm nên tình trạng hổ tự nhiên đã biến mất trong rừng Việt Nam.

Trên thực tế, cho đến nay cũng chưa có bất kỳ một công trình khoa học nghiêm túc nào nghiên cứu về hiệu quả của cao hổ trong điều trị các bệnh lý xương khớp cả về lâm sàng và thực nghiệm. Các tác dụng “thần kỳ” của cao hổ cốt chỉ là lời đồn đại, huyền thoại và lâu dần trở thành niềm tin.

Top số tác dụng của cao hổ cốt năm 2024
Cao hổ được quảng cáo và rao bán trên mạng xã hội. Ảnh: PV

Cao hổ "lành ít dữ nhiều", người dân tuyệt đối không nên sử dụng

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm cho rằng xuất phát từ nhiều lý do như:

Thứ nhất, hổ là loài động vật quý hiếm được pháp luật bảo vệ. Sử dụng các sản phẩm từ hổ là hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ hai, để chữa bệnh xương khớp, có nhiều vị thuốc khác có tính năng tương tự cao hổ cốt, có tác dụng chữa các bệnh lý về xương khớp, không nhất thiết phải sử dụng cao hổ cốt để chữa bệnh này.

Thứ ba, đáng lo ngại hơn cả, hiện nay họ làm giả cao hổ rất nhiều, dùng đủ thứ trên đời, dùng các loại xương động vật khác để nấu lên thành cao, gắn mác cao hổ cốt vào bán kiếm lời.

"Theo tôi được biết, còn một nguồn cao hổ nữa, đó là cao hổ được nấu từ hổ mang từ nước ngoài về. Hổ đã chết, họ sẽ ướp phoocmon (Formol-dung dịch ướp xác), để có thể bảo quản được lâu dài. Đây là loại chất cực độc, nếu sử dụng cao hổ có loại chất này, sẽ cực kỳ nguy hiểm"- ông nói.

Top số tác dụng của cao hổ cốt năm 2024
Hình ảnh các loại xương chi, xương bánh chè hổ được quảng cáo dùng để nấu cao hổ, nhưng đó chỉ là cách làm hình ảnh, trên thực tế, các đối tượng sẽ sử dụng các loại xương động vật khác, sau đó thêm phụ gia là các loại thuốc tây để nấu thành cao hổ. Ảnh: Chuyên gia cung cấp

Nếu người dân sử dụng cao hổ, sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm cho rằng, vì thế người dân tuyệt đối không nên sử dụng cao hổ. Không những cao hổ hay cao nấu từ con vật gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không nên dùng, vì thực tế là chúng ta không thể biết được họ cho thứ gì vào trong đó. Chúng ta sử dụng các loại cao động vật là "lành ít dữ nhiều", bệnh thì không khỏi mà còn đối mặt nguy cơ ngộ độc rất cao, mà còn không biết ngộ độc vì cái gì.

Thống kê từ đầu năm 2019 đến tháng 6 năm nay, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã ghi nhận 720 hành vi vi phạm, xâm phạm loài hổ trong thực tế và 652 hành vi vi phạm quy định về bảo vệ hổ trên các trang mạng xã hội. Qua các vụ việc, cơ quan chức năng đã bắt giữ và tịch thu 26 cá thể hổ, trong đó có 3 cá thể còn sống, còn lại là hổ đông lạnh hoặc sản phẩm từ hổ.

Cũng theo ước tính của ENV, thực tế hiện nay vẫn còn 306 cá thể hổ đang bị nuôi nhốt trong các trang trại, rạp xiếc.