Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Các bằng chứng hóa thạch cho thấy Trái Đất hình thành cách đây khoảng 3,5 tỷ năm, nhưng câu hỏi đặt ra là nó sẽ còn tồn tại trong bao lâu và những yếu tố nào có thể xóa bỏ toàn bộ sự sống.

Sự sống trên Trái đất

Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Dung nham núi lửa có thể bao phủ một bề mặt rất rộng. (Ảnh:Jabruson/NPL)

Núi lửa

Cách đây khoảng 250 triệu năm, trong thời kỳ cuối kỷ Permi, sự sống được cho là đã gần như bị hủy diệt hoàn toàn. 85% sinh vật sống trên đất liền và 95% sinh vật sống dưới đại dương tuyệt chủng. Dù không ai dám chắc điều đã xảy ra, có sự trùng hợp giữa hoạt động quy mô lớn mang tính huỷ diệt của các núi lửa và sự tuyệt chủng.

So với chúng, sức tàn phá của siêu núi lửa như Yellowstone cũng không sánh bằng. Ở Siberia vào thời điểm đó, dung nham ước tính bao phủ khu vực có diện tích gấp 8 lần diện tích nước Mỹ ngày nay. Theo chuyên gia Henrik Svensen, Đại học Oslo của Na Uy, chắc chắn hiện tượng này sẽ lặp lại như nó từng xảy ra vào các thời điểm cách đây 200 triệu năm, 180 triệu năm và 65 triệu năm trước, tuy nhiên không thể dự đoán thời gian và địa điểm.

Svensen cho rằng, khả năng hủy diệt sự sống của các hoạt động núi lửa này phụ thuộc vào địa chất nơi xảy ra. Phun trào núi lửa 250 triệu năm trước có thể không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tuyệt chủng hàng loạt, mà thủ phạm thực sự là muối. Siberia là một vùng đất có nhiều mỏ muối. Khi mỏ muối bị hoạt động núi lửa đun nóng, một lượng lớn hóa chất phá hủy tầng ozone sinh ra, toả vào bầu khí quyển. Các sinh vật không chịu được bức xạ có hại từ Mặt Trời và chết dần chết mòn.

Ngày nay, nhiều mỏ muối vẫn đang tồn tại trên Trái Đất, như ở ngoài khơi Brazil hay đông Siberia. Nếu những vụ phun trào tương tự xảy ra ở những khu vực này, nhiều loài sẽ chết. Tuy nhiên, cũng giống như thời điểm đó, sự sống sẽ không biến mất. Các sinh vật đơn bào như vi khuẩn sẽ sống sót, gần như không bị tổn hại gì.

Va chạm với thiên thạch

Một vụ va chạm giữa thiên thạch cỡ lớn với Trái Đất đã dẫn đến sự kiện tuyệt chủng của loài khủng long. Tuy nhiên, việc sự sống có bị hủy diệt hay không phụ thuộc vào nơi va chạm và thành phần cấu tạo của thiên thạch. Theo các bằng chứng hóa thạch thu được, một vụ va chạm rất lớn từng xảy ra 125 triệu năm trước và tạo thành miệng núi lửa nổi tiếng Manicouagan. Tuy nhiên, vụ va chạm không khiến khủng long tuyệt chủng hàng loạt, do thành phần của thiên thạch khi đó là đá kết tinh, tương đối "trơ" về mặt hóa học. Ngược lại, nếu thành phần của thiên thạch là đá trầm tích không ổn định, dễ bay hơi, nó có thể tạo ra những đám mây khí làm thay đổi khí hậu trong bầu khí quyển, gây tuyệt diệt quy mô toàn cầu.

Theo giới chuyên gia, may mắn cho con người là chu kỳ lặp lại của một vụ va chạm tương tự là khoảng 500 triệu năm. Ngay cả khi điều đó xảy ra, sự sống trên Trái Đất chỉ bị hủy diệt hoàn toàn khi thiên thạch có kích thước cỡ ngang một hành tinh "mồ côi".

Trái Đất bị đóng băng

Một số nhà khoa học cho rằng, từ trường Trái Đất làm chệch hướng các hạt mang điện phóng tới từ Mặt Trời, giúp bảo vệ bầu khí quyển. Nếu nhân Trái Đất nguội đi, từ trường không còn, bầu khí quyển cũng sẽ biến mất, đồng nghĩa rằng sẽ không còn sự sống. Đây có thể là vấn đề từng xảy ra với sao Hỏa.

Giới nghiên cứu chứng minh được rằng cách đây 3,7 tỷ năm, sao Hỏa từng có từ trường rồi mất đi, khiến hành tinh trở nên khô cằn và lạnh lẽo như ngày nay. Tuy nhiên, theo chuyên gia Richard Harrison, thuộc Đại học Cambridge, Anh điều này nếu có cũng không xảy ra trong tương lai gần. Từ trường Trái Đất chỉ biến mất khi nhân của nó đông đặc hoàn toàn. Hiện chỉ có phần nhân bên trong là rắn, phần nhân ngoài ở thể lỏng. Nhân bên trong tăng khoảng 1 mm/năm, trong khi phần nhân nóng chảy có bề dày khoảng 2.300 km.

Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Nếu nhân Trái Đất nguội đi, từ trường không còn, bầu khí quyển cũng sẽ biến mất. (Ảnh: Alamy)

Vụ nổ bức xạ Gamma

Các vụ nổ bức xạ Gamma (GRBs) cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây tuyệt chủng. Đây được coi là nguyên nhân của sự kiện tuyệt chủng lớn thứ hai trong lịch sử Trái Đất (Ordovician), xảy ra khoảng 450 triệu năm trước. GRBs được tạo ra khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ, hoặc khi hai ngôi sao va chạm.

Theo tính toán lý thuyết, GRBs có thể phá hủy toàn bộ tầng ozone và không còn gì ngăn cản các tia tử ngoại chết chóc từ Mặt Trời nữa. Tuy nhiên, Trái Đất ở vị trí tương đối an toàn. "Nếu Trái Đất ở vị trí gần tâm thiên hà hơn hai lần nữa, sự sống sẽ không còn", BBC dẫn lời Giáo sư Raul Jimenez, Đại học Barcelona, Tây Ban Nha, nói. Ngôi sao đôi WR104, ở gần chúng ta nhất và có khả năng gây ra một vụ GRBs trong vòng 500 nghìn năm tới cũng không có khả năng gây hại tới Trái Đất.

Ngay cả khi Trái Đất chịu ảnh hưởng của GRBs, nó cũng không thể xóa sổ toàn bộ sự sống. Các đại dương sẽ là tấm lá chắn bức xạ cho các sinh vật. Con người có thể không còn, nhưng các dạng sống mới sẽ bắt đầu.

Các ngôi sao đi lạc

Khoảng 70.000 năm trước, một sao lùn đỏ mang tên Scholz đã bay lướt qua vòng ngoài của hệ Mặt Trời, sau khi xuyên qua vùng mây băng Oort. Theo các nhà thiên văn học, đó không phải lần đầu tiên và cũng không phải lần cuối. Tuy nhiên, khả năng gây hại của nó rất thấp. Xác suất một ngôi sao "mồ côi" lớn hơn Scholz trở thành siêu tân tinh (supernova) sau khi đi qua vùng Oort phát tán bức xạ Gamma tới hủy diệt sự sống Trái Đất là rất nhỏ.

Mặt Trời

Trong khoảng một tỷ năm tới, Mặt Trời sẽ nóng đến mức làm khô cạn toàn bộ các đại dương trên Trái Đất. Nhiệt độ tăng cao sẽ giết chết toàn bộ các sinh vật và không có ngoại lệ.

Trong vòng 5 tỷ năm tới, Mặt Trời sẽ mở rộng và trở thành một sao khổng lồ đỏ. Sau 7,5 tỷ năm, bề mặt nó sẽ chạm tới quỹ đạo và nuốt chửng Trái Đất. Nếu muốn sống sót, con người sẽ phải tìm cách rời khỏi hành tinh này.

Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Mặt Trời có thể nở ra và nuốt chửng Trái Đất. (Ảnh: Alamy)

Sự sống tự hủy diệt

Theo giả thuyết Medea của giáo sư Peter Ward, Đại học Washington, Mỹ, quá trình tự hủy diệt đã diễn ra hai lần. Lần đầu xảy ra cách đây khoảng 2,3 tỷ năm, rất nhiều khí oxy được sinh ra khi các dạng sống thực vật quang hợp. Trước đó không có oxy tự do, dẫn tới việc các vi sinh vật chết hàng loạt.

Khoảng 450 triệu năm trước, thực vật trên cạn lần đầu xuất hiện. Rễ cây đâm xuống đất, tăng tốc độ phản ứng hóa học giữa các khoáng chất trong đá và khí CO2 trong khí quyển. Điều này làm giảm mạnh nồng độ CO2, giảm hiệu ứng nhà kính và đẩy Trái Đất bước vào thời kỳ băng hà chết chóc.

Dự đoán trong tương lai, Mặt Trời ngày càng nóng lên. Hệ quả là nhiệt độ của Trái Đất cũng tăng, dẫn tới phản ứng mạnh mẽ giữa các khoáng chất trong đá và CO2. Khi không còn đủ CO2 cho thực vật quang hợp, chúng sẽ tuyệt chủng trước, kéo theo sự biến mất của toàn bộ hệ động vật. Theo Ward, quá trình này sẽ xảy ra trong vòng 500 triệu năm tới.

Theo VnExpress

Là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt trời, Trái Đất đang là hành tinh duy nhất được ghi nhận là có sự sống. Kể từ khi hình thành đến nay, có rất nhiều sự thay đổi trên hành tinh của chúng ta. Bạn có bao giờ thắc mắc Trái Đất hình thành như thế nào không?

Bài viết nổi bật:

Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá sự hình thành Trái Đất. Cùng theo dõi lịch sử tạo nên địa cầu  nhé!

Lịch sử hình thành Trái Đất có gì đặc biệt?

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng địa cầu đã tồn tại gần 4,6 tỷ năm. Vậy thực sự Trái Đất được hình thành như thế nào? Đây là câu hỏi đang được nghiên cứu làm sáng tỏ.

Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Trái Đất hình thành như thế nào: sự thật sẽ khiến bạn bất ngờ

Các nhà khoa học giả sử, nếu Mặt trời hình thành trong 24 giờ thì Trái Đất của chúng ta chỉ mất vỏn vẹn 1 phút 30 giây để thành hình. Và quá trình hình thành Trái Đất đã được ghi nhận như sau:

Sự hình thành Trái Đất bắt nguồn từ gần 4,6 tỷ năm trước đây

Địa cầu được cho là hình thành cùng với Mặt trời. Ban đầu, Trái Đất tồn tại như một đám mây bụi và khí lớn. Đám mây này quay tròn và có dạng đĩa do Mặt trời tạo ra . Nó được tạo ra bởi hydro và heli từ một Big Bang (một vụ nổ lớn). Bên cạnh đó, nó còn chứa các nguyên tố hóa học từ các ngôi sao đã chết khác.

Đám mây đó quay và khiến cho phần khối lượng tập trung ở giữa bắt đầu nóng lên. Nó làm cho vật chất xung quanh các hạt bụi bị cô đặc lại. Những mảnh nằm trong vòng khoảng 150 triệu kilomet từ trung tâm đám mây tạo thành Trái Đất của chúng ta.

Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Trước đây, người ta cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng

Quá trình hình thành Trái Đất được tính toán là khoảng từ 10 đến 20 triệu năm. Ban đầu, địa cầu là dạng nóng chảy. Sau đó, phần vỏ ngoài nguội và trở thành chất rắn. Cùng với quá trình đó là sự hình thành nước trong khí quyển.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng Mặt Trăng cũng là “đứa con” được tách ra từ Trái Đất sau một va chạm của địa cầu với một tiểu hành tinh khác. Mặt trăng được hình thành khoảng 4,53 tỷ năm trước. Nó có các thành phần hóa học gần tương tự như ở Trái Đất.

Mầm sống trên Trái Đất hình thành như thế nào?

Song song với việc tìm hiểu Trái Đất hình thành cách đây bao nhiêu năm, người ta còn quan tâm xem sự sống bắt đầu trên hành tinh từ khi nào.

Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Sự tiến hóa của sinh vật trên địa cầu diễn ra trong hàng trăm triệu năm

Những mẫu hóa thạch lâu đời nhất được các nhà khảo cổ tìm ra có tuổi thọ khoảng 3,5 tỷ năm. Điều này chứng tỏ mầm sống đầu tiên sẽ xuất hiện từ trước đó. Sau đó, cách ngày nay khoảng 3,4 tỷ năm, các vi sinh vật đầu tiên đã bắt đầu tiến hóa. Chúng tổng hợp đường từ nguồn năng lượng từ ánh sáng Mặt trời. Đó là sự quang hợp đầu tiên trên Trái Đất.

Những vi khuẩn đầu tiên có Mặt trên địa cầu đã thực hiện quang hợp. Nhưng thứ mà chúng tạo ra chỉ là đường chứ không có khí Oxy. Điều này khiến cho bầu khí quyển của Trái Đất còn khá nguy hiểm. Nó không phù hợp với con người hoặc các loài sinh vật khác.

Về sau, các vi khuẩn đã “học” được cách tổng hợp đường từ CO2, nước và ánh sáng Mặt trời. Và kết quả của quá trình, chúng thải Oxy ra ngoài khí quyển.

>>> Xem thêm: Cách tính giờ trên Trái Đất có gì đặc biệt? Công thức tính giờ

Các tế bào và sinh vật đa bào trên Trái Đất hình thành như thế nào?

Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Sự sống trên Trái Đất hình thành dưới đại dương

Từ 2,1 tỷ năm trước, sự xuất hiện của các tế bào phức hợp đã đánh dấu cho sự phát triển của sinh vật trên Trái Đất. Thời gian này, sự sống trên địa cầu vẫn còn rất đơn giản. Tuy nhiên, chúng có cấu trúc rất đơn giản. Sau đó, nhờ sự tiến hóa, các vi khuẩn đã có cấu trúc phức tạp hơn. Chúng đã xuất hiện các cơ quan chuyên biệt bên trong. Nhân tế bào đã có màng riêng để tách biệt nó với phần còn lại của tế bào.

Các vi khuẩn tiến hóa này bắt đầu quá trình tìm “cộng sự”. Những cộng sự này sẽ giúp chúng chuyển hóa năng lượng từ các chất hữu cơ trở thành ATP. Đây là mầm mống đầu tiên cho sự cộng sinh sau này. Điều này giúp chúng có thể tạo ra  năng lượng cho quá trình phát triển của mình. Mọi động vật và thực vật ngày nay đều có các tế bào nhân thực (eukaryote).

Cá hóa thạch niên đại 2,1 tỷ năm trước đều tồn tại dưới dạng đơn bào. Cho đến tận 1 tỷ  năm trước, các sinh vật đa bào đầu tiên mới xuất hiện. Các nhóm sinh vật đã tiến hóa theo những hướng đa bào một cách độc lập.

Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Lớp vỏ Trái Đất là những mảng kiến tạo trượt trên phần manga nóng chảy

>>> Xem thêm: Lõi Trái Đất hay Mặt trời nóng hơn? Mất bao lâu để lõi Trái Đất nguội?

Sự trôi dạt của các lục địa trên Trái Đất hình thành như thế nào?

Người ta nghiên cứu, bề mặt lục địa của hành tinh bắt đầu thay đổi vào khoảng 3 tỷ năm trước. Vỏ Trái Đất thực tế là các mảnh địa chất trôi trên phần manga nóng chảy. Khi những mảng địa chất này va chạm nhau, một phần của mảnh này sẽ bị đè xuống bên dưới mảng còn lại.

Khoảng 260 triệu năm trước đây chỉ có một lục địa lớn nhất tồn tại. Sau đó, nó bị “vỡ” ra và di chuyển về nhiều hướng khác nhau. Quá trình này diễn ra và tạo nên các lục địa như hiện nay. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, hiện nay quá trình kiến tạo mảng này vẫn đang diễn ra. Chỉ là nó chậm và không rõ ràng để con người có thể cảm nhận trực tiếp.

Sự trôi dạt lục địa là lý do tại sao người ta tìm thấy các hóa thạch ở rìa Brazil và Nam Phi lại có nét tương đồng. Hoặc khi ghép các rìa lục địa hai bên Đại Tây Dương chúng ta lại thu được một phần tương đối khớp với nhau.

Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Trước khi tách nhau, các lục địa của Trái Đất từng “thuộc về một mối”

Sự sống tiến hóa trên Trái Đất hình thành như thế nào?

Từ 630 đến 850 triệu năm trước, hành tinh bị đóng băng

Trái Đất đã từng bị đóng băng trong suốt 200 triệu năm. Băng đã phủ kín lục địa từ hai cực cho đến Xích đạo. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân của lần hành tinh lại “hóa đá” này. Kỳ băng gia  này đã ảnh hưởng rất lớn đến những loài sinh vật có cấu tạo phức tạp, đa bào đầu tiên.

Đồng thời, nó cũng mở ra một kỷ mới cho sự phát triển của Trái Đất. Đó là kỷ Ediacara.

Thời kỳ kỷ Cambri

Kỷ Cambri diễn ra vào khoảng 535 triệu năm trước. Đây là thời kỳ “bùng nổ dân số” của các loài sinh vật trên Trái Đất. Theo thống kê, cứ 10 triệu năm lại có sự xuất hiện của một nhóm loài mới trên hành tinh. Các loài động vật trong kỷ Cambri đều có vỏ cứng. Điều này giúp cho việc hình thành hóa thạch dễ dàng hơn trước đó rất nhiều.

Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Người ta mô phỏng các loài sinh vật phong phú kỷ Cambri

Sau đó khoảng 45 triệu năm, Trái Đất xảy ra sự kiện Phân hóa Sinh giới  kỷ Ordovic. Giai đoạn này ghi nhận sự bùng nổ số loài trong từng nhóm động vật trên địa cầu.

Đến những cư dân đầu tiên trên đất liền

Kể từ khi hình thành, nước tại các đại dương chính là cái nôi của sự sống đầu tiên. Khoảng 500 triệu năm trước, một số loài động vật mới tìm đến đất liền. Sự tiến hóa này giúp chúng tránh xa một số kẻ thù trước đó dưới biển. Trong khi đó, thực vật lại là những cư dân đầu tiên của đất liền. Tảo chính là loài thực vật đầu tiên trên đất liền. Sau đó, chúng tiến hóa và phân nhánh thành các loài khác nhau.

Giai đoạn kỷ băng hà Andean-Saharan trên Trái Đất hình thành như thế nào?

Sau khi kỷ Ordovic kết thúc, hành tin của chúng ta lại đứng trước một thời kỳ tuyệt chủng. Nó đã làm giảm đi đáng kể số lượng các loài. Con số này gần bằng các loài đã được sinh ra trước đó.

Trái đất có cách đây bao nhiêu năm

Các kỷ băng hà dù ngắn hay dài cũng đánh dấu sự biến mất của rất nhiều loài sinh vật

Kỷ băng hà Andean-Saharan bắt đầu khoảng 430 đến 460 triệu năm trước. Cuối kỷ Ordovic – Silur nhiệt độ của Trái Đất bị giảm xuống nhanh chóng. Băng từ hai cực bao phủ phần lớn diện tích bề mặt lục địa. Điều này đã làm cho kỷ băng hà ngắn Andean-Saharan diễn ra. Tên này được các nhà khoa học đặt theo hai địa danh phát hiện dấu tích của thời kỳ này là núi Andes (châu Mỹ) và sa mạc Sahara (châu Phi).

Đây là giai đoạn đánh dấu đợt tuyệt chủng “diện rộng” hàng loạt lớn thứ 2 trong các đợt tuyệt chủng được ghi nhận trong lịch sử hình thành Trái Đất. Người ta thống kê có khoảng 85% loài sinh vật biển đã bị gạch tên khỏi Trái Đất. Sau kỷ này, tốc độ phát triển của các loài trên Trái Đất tăng một cách chóng mặt.

Sau đó là sự phát triển của khủng long. Loài động vật to lớn này xuất hiện khoảng 231 triệu năm trước. Chúng thống trị Trái Đất trước khi bị tuyệt chủng vào kỷ Phấn trắng – cũng là thời gian kết thúc của Đại Trung sinh. 

Sau rất  nhiều kỷ băng hà, sự tuyệt chủng và mở rộng của các loài, sự kiến tạo của các mảng địa chất đã tạo nên một Trái Đất như hiện tại. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã có thể hình dung ra Trái Đất hình thành như thế nào. Hãy theo dõi kienthuctonghop.vn để có thể tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về hành tinh của chúng ta.

Bài viết liên quan khác: