Trạng ngữ chỉ sự so sánh năm 2024

Trong cuốn " Thành phần câu tiếng Việt " xuất bản năm 1998, các tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp đã phân trạng ngữ thành các loại sau [31, 316-320]:

  1. Phân loại theo đặc điểm cấu tạo

Trạng ngữ trong tiếng Việt có cấu tạo rất đa dạng về mặt hình thức, nó có thể là các ngữ đoạn có quan hệ tƣờng thuật, chi phối hay tiếp liên, và tuỳ trƣờng hợp cụ thể mà có giới từ hay không có giới từ. Các tác giả này gọi trạng ngữ có giới từ đứng trƣớc là trạng ngữ đƣợc đánh dấu, các trạng ngữ không có giới từ đứng đầu là trạng ngữ không đƣợc đánh dấu. Nhƣ vậy, có thể phân loại trạng ngữ theo đặc điểm cấu tạo nhƣ sau:

+ Trạng ngữ đƣợc đánh dấu

(261) “Ở ngoài ngõ, mẹ con chị chuột vừa kêu khóc, vừa van lạy” (Nam Cao) (262) “Hộ đã cúi xuống và đã đƣa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của

Từ, giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến” (Nam Cao)

(263) Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ” (Nam Cao) + Trạng ngữ không đƣợc đánh dấu

(264) “Mùa nước lớn muộn này, cái giống sen nhạt trôi lang thang mặt nƣớc vẩn vơ nhƣ chim vỡ tổ” (Tô Hoài)

(265) “Những kỷ niệm ấy, biết bao nhiêu lần, đã trở về trí óc y.” (Nam Cao) (266) Đại hội năm năm họp một lần.

  1. Phân loại trạng ngữ theo nội dung biểu hiện (trạng ngữ xét trên bình diện nghĩa học)

Trên bình diện cú pháp hình thức, trạng ngữ đƣợc nhận diện bằng những tiêu chí hình thức, tức là chúng đƣợc nhận diện căn cứ vào mối quan hệ ngữ pháp giữa chúng với nòng cốt và sự khác biệt giữa chúng với các thành phần khác về đặc điểm hình thức.

Trong nghiên cứu cú pháp, bình diện nghĩa học thƣờng đƣợc hiểu là bình diện của những “sự tình” với một vị trí trung tâm và những “vai nghĩa” tham gia sự tình ấy. Những vai nghĩa này là những tham tố của sự tình, gồm các diễn tố (actants) và các chu tố (circumstants). Các diễn tố là những vai nghĩa tất yếu, đƣợc giả định trong khung ý nghĩa từ vựng-ngữ pháp của vị từ làm vị ngữ. Còn các chu tố chỉ đóng vai cảnh trí xung quanh, không đƣợc giả định một cách tất nhiên trong khung vị ngữ. Chu tố thƣờng là những điều kiện về thời gian, không gian, là cách thức, phƣơng tiện, nguyên nhân, mục đích ... liên quan đến sự tình đƣợc diễn đạt.

Trên bình diện nghĩa học, trạng ngữ đƣợc chia thành mấy loại sau: 1) Trạng ngữ chỉ thời gian.

Định vị sự tình ở một thời điểm hay một phiến đoạn thời gian nào đó

(267) “Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhƣng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi” (Nguyễn Minh Châu)

(268) “Bao giờ cũng vậy, sự quẫn hay khiến ngƣời ta nghĩ ngợi và giận dữ”

(Tô Hoài) (269) Cuối buổi chiều, Huế thƣờng trở về trong một nỗi yên tĩnh lạ lùng.

  1. Trạng ngữ chỉ không gian nơi chốn.

Biểu thị không gian hiện thực hoặc một không gian tƣởng tƣợng, với tƣ cách là nơi diễn ra sự tình.

(270) “Trên mu bàn tay, những đƣờng gân xanh bóng ra làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc.” (Nam Cao)

(271) “Khắp người, nóng ran ran, nóng rừn rợt” (Tô Hoài)

(272) Trong lòng hắn, những nỗi niềm không rõ rệt cũng rối bời. 3) Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Biểu thị nguyên nhân, nguyên cớ của sự tình.

(273) “Thị không thể sợ hắn có thể phạm đến thị bởi cái lẽ rất giản dị là thị chưa thấy ai phạm đến thị bao giờ” (Nam Cao)

(274) “Nhƣng mới đầu, hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm, ngƣời ta vẫn còn đủ cả cơm lẫn rƣợu” (Nam Cao)

(275) “Nàng ghét họ, không phải vì họ không tốt hay vì họ kém lễ phép đối với nàng” (Nhất Linh)

  1. Trạng ngữ chỉ mục đích.

Biểu thị mục đích mà hành động thể hiện ở vị ngữ hƣớng tới hay trạng thái mà chủ thể hành động mong muốn đạt đến

(276) "Dũng phải đƣa ít tiền đến giúp Thái để Thái có cách trốn đi nơi khác xa, đợi dịp đi ngoại quốc lần nữa" (Nhất Linh)

(277) Để đền cho thằng bé sau khi xức thuốc, chị Ngò cho nó bú" (Bùi Hiển)

(278) "Bà bếp thì làm bộ không tin để cho bà kia tức mình, phải nói cả quyết hơn, đem những chứng cớ rõ rệt ra" (Nam Cao)

  1. Trạng ngữ chỉ hạn định.

Theo một nghĩa nào đó, biểu thị phạm vi, giới hạn mà sự tình của câu có hiệu lực, biểu thị điều kiện để hành động mà vị ngữ biểu thị có thể diễn ra.

(279) "Vả lại Hộ, đối với Từ, còn là một ân nhân nữa" (Nam Cao)

(280) "Nếu chị ấy đẻ con gái, thế nào anh chị cũng phải gả cho thằng Bình nhà tôi đấy nhé" (Bùi Hiển)

(281) "Qua câu chuyện, tôi chỉ có nhận xét cái tính lão cũng hệt bọn côn đồ Cóc đã dốt lại hay khoe chữ" (Tô Hoài)

  1. Trạng ngữ chỉ phương thức.

Biểu thị cách thức, cung cách biểu diễn của sự tình hoặc phƣơng tiện mà chủ thể dùng để thực hiện hành động.

(282) "Hắn thừ mặt ra, như một kẻ đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương" (Nam Cao)

(283) Bất thình lình trời đổ mƣa.

Có thể xếp vào đây các trạng ngữ chỉ ý nhƣợng bộ: (284) Dù đau khổ, anh ta cũng sẽ rời xa chị.

(285) Tuy biết vậy, nó vẫn làm bộ vui vẻ.

(286) "Chùa xây từ thời cách đây một nghìn sáu trăm năm bởi một nhà sư Ấn Độ" (Chế Lan Viên)

Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn" Ngữ pháp tiếng Việt - tập 2 " tái bản năm 2001 đã chia trạng ngữ thành mấy loại sau[1, 166-169]:

  1. Trạng ngữ chỉ không gian và thời gian

(287) Đỉnh đồi, một anh đứng giữa đƣờng, tu bi đông nƣớc ừng ực ... (Nguyễn Đình Thi)

(288) Mấy năm ở Sài Gòn, y đã cố tạo cho y một cá tính khác hẳn cá tính của y. (Nam Cao)

  1. Trạng ngữ chỉ tình hình (gồm trạng ngữ chỉ tình huống và trạng ngữ chỉ phƣơng tiện cách thức)

+ Trạng ngữ chỉ tình huống

(289) Cả công cuộc dân tộc giải phóng Việt Nam (...), tuần tự tiến tới con đƣờng tranh thủ độc lập cho nƣớc, tự do, hạnh phúc cho dân, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch. (Phạm Văn Đồng)

(290) Dứt lời lí trưởng, quan phủ giƣơng đôi mắt trắng dã nhìn vào mặt anh Dậu (...) (Ngô Tất Tố)

(291) Trông từ xa, con đƣờng trắng leo lên ngoằn ngoèo. (Nguyễn Đình Thi) + Trạng ngữ chỉ phương tiện - cách thức

(292) Hồ Chủ tịch, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. (Võ Nguyên Giáp)

(293) Sấp ngửa, chị chạy vào cổng, quẳng cả rổ, mẹt, mê nón xuống sân, rồi vội vàng, chị vào trong nhà. (Ngô Tất Tố)

  1. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân (liên từ thƣờng dùng là: do, vì, tại, bởi ...) (294) Con gà tốt mã vì lông,

Răng đen vì thuốc, rƣợu nồng vì men. (Ca dao) (295) Tôi vất vả vì ông. (Nguyễn Công Hoan)

(296) Chiến sĩ Việt Nam (...) hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập. (Hồ Chí Minh)

(297) Để mở rộng việc tuyên truyền (...) ông Nguyễn và những đồng chí của ông ra tờ báo "Ngƣời cùng khổ". (Trần Dân Tiên)

  1. Trạng ngữ chỉ điều kiện/ giả thiết (liên từ thƣờng dùng là: nếu, hễ, giá mà, giá nhƣ)

(298) Bài này nếu hát nhanh thì hay. (299) Cá này ngon, nếu rán kĩ.

  1. Trạng ngữ chỉ ý nhượng bộ (liên từ thƣờng dùng là tuy, dù, mặc dù)

(300) Tuy nghèo, nhƣng họ rất tốt bụng. (301) Họ rất tốt bụng, tuy nghèo.

(302) Họ, tuy nghèo, nhƣng rất tốt bụng.

Trong cuốn “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” (tập 2) tác giả Nguyễn Kim Thản đã liệt kê một loạt các trạng ngữ nhƣ sau [26, 212-221]:

  1. Trạng ngữ thời gian

(303) " Tôi đi ngay bây giờ" 2) Trạng ngữ địa điểm

(304) "Ở đây âm khí nặng nề" (Nguyễn Du) 3) Trạng ngữ nguyên nhân:

(305) "Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công" 4) Trạng ngữ chỉ mục đích

(306) Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả dòng máu mình. 5) Trạng ngữ phương tiện

(307) " Khách toàn đến bằng xe hơi" 6) Trạng ngữ tình thái

(308) "Bước lên sàn điếm, lý trƣởng quăng tạch cuốn sổ xuống bàn"

  1. Trạng ngữ chuyển tiếp (làm nhiệm vụ chuyển câu nọ sang câu kia) (309) "Tóm lại, việc đã giải quyết xong"

Các tác giả cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam dùng tên gọi “thành phần tình huống” thay cho “trạng ngữ” và quan niệm “Thành phần tình huống có thể bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, hay về phƣơng tiện, mục đích, hay về cách thức, trạng thái ... nói chung là nghĩa tình huống” [32, 193]. Các tác giả này đã chia thành phần tình huống thành các loại sau:

  1. Thành phần tình huống chỉ thời gian, nơi chốn. (311) Năm nay, thời tiết không bình thƣờng.

(312) Ở xã tôi, năng suất lúa chƣa cao.

  1. Thành phần tình huống chỉ phương tiện, nguyên nhân, mục đích, đối tượng so sánh, đối tượng liên hệ...

(313) Vì nhân dân, quân đội ta không ngại bất cứ khó khăn nào. (314) Máy bay địch, do gờm lưới lửa phòng không, bay rất cao. (315) Bắn trật là điều xấu hổ, đối với ngƣời chiến sĩ du kích.

(316) Một cây súng Mát với ba viên đạn, Kơ Lơng bám gót giặc từ tờ mờ sáng đến trƣa. (Nguyễn Trung Thành)

  1. Thành phần tình huống chỉ cách thức, trạng thái.

(317) Nhìn ánh đèn ở phía chân trời, các chiến sĩ bồn chồn nghĩ đến thành phố thân yêu.

(318) Ngạc nhiên, tôi nhìn đồng hồ.

Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở trên, các tác giả tuy có xem xét trạng ngữ trong tiếng Việt với các góc độ khác nhau, nhƣng nhìn chung đều thống nhất phân loại trạng ngữ trong tiếng Việt thành các loại sau:

[1] Trạng ngữ chỉ thời gian

[2] Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn [3] Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

[4] Trạng ngữ chỉ mục đích [5] Trạng ngữ chỉ hạn định [6] Trạng ngữ chỉ phƣơng thức

1.8. Tiểu kết

Trong chƣơng này, chúng tôi chủ yếu trình bày quan niệm về trạng ngữ và các loại trạng ngữ cả hai ngôn ngữ Anh - Việt. Nhìn chung, trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, trạng ngữ đƣợc coi là thành phần phụ trong câu và tuy không phải lúc nào trạng ngữ cũng đƣợc cho là cần thiết, song sự có mặt của nó đôi lúc có ảnh hƣởng đến nghĩa của câu và vị trí của nó có thể đứng ở: đầu câu, giữa câu và cuối câu.

Trong tiếng Anh, chúng tôi thấy rằng tuy trạng ngữ có thể ở 3 vị trí: đầu câu, giữa câu và cuối câu nhƣng trƣờng hợp trạng ngữ ở giữa câu ít xảy ra hơn.

Nhận xét về trạng ngữ trong tiếng Việt, tác giả Nguyễn Văn Hiệp viết: "Chúng tôi xác định trạng ngữ là thành phần phụ của câu có khả năng tham gia cải biến vị trí: đứng trƣớc, đứng sau nòng cốt hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ." Quan niệm của hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp đƣợc coi là quan điểm mới nhất về trạng ngữ trong tiếng Việt. Do đó, về phƣơng diện hình thức, chúng tôi chấp nhận quan điểm của hai tác giả này làm cơ sở xác định trạng ngữ tiếng Việt trong khi tiến hành đối chiếu với tiếng Anh.

Trong luận văn này, để không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trƣớc, chúng tôi tiến hành đối chiếu 3 loại trạng ngữ: Trạng ngữ phƣơng thức, trạng ngữ điều kiện và trạng ngữ so sánh. Sau này, nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp, chúng tôi sẽ đi sâu đề cập tới các vấn đề phức tạp hơn của trạng ngữ.

Chương 2: TRẠNG NGỮ PHƢƠNG THỨC TRONG TIẾNG ANH

( có đối chiếu với tiếng Việt ) 2.1. Trạng ngữ phƣơng thức trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, thông thƣờng trạng ngữ phƣơng thức dùng để nói lên tính cách hay hoàn cảnh của một sự kiện hoặc của một tình huống . Các trạng ngữ phƣơng thức cung cấp thêm thông tin về cách thức mà một sự kiện hay tình huống

(1) He may do as he chooses now with his life. [64, 368]

(Bây giờ anh ta có thể làm nhƣ anh ta đã lựa chọn với cuộc đời của mình.)

(2) The word maize comes from the American Indian, as do many other words which describe American flora and fauna. [49, 268]

(Từ ngô bắt nguồn từ tiếng Anh điêng, nhƣ nhiều từ khác miêu tả động thực vật của châu Mỹ)

2.1.1. Trạng ngữ phƣơng thức miêu tả cách thức mà một sự việc nào đó thực hiện. Chẳng hạn trong câu "He did it carefully" (Anh ta làm việc đó một cách cẩn thận) thì "carefully" ở đây có nghĩa là "in a careful way".

(3) She plays with him as a cat (plays) with a mouse. [49, 268] (Cô ấy chơi với thằng bé nhƣ mèo vờn chuột)

(4) Do as I say and sit down. [33,78] (Hãy làm nhƣ tôi bảo và ngồi xuống.) (5) Leave the table as it is. [33,78]

(Hãy để nguyên cái bàn nhƣ thế tức là đừng làm xáo trộn các thứ trên bàn.) (6) "Come here," he said in a low voice. [41, 291]

("Lại đây," anh ta hạ giọng nói.)

(7) I know I have to do it this way. [41, 291]

(Tôi biết tôi phải làm chuyện đó theo cách này.)

2.1.2. Các trạng ngữ phƣơng thức đƣợc cấu tạo từ các trạng từ mô tả cảm xúc của con ngƣời nhƣ "happily" hay "nervously". Các trạng ngữ này biểu thị cách thức mà một sự việc đƣợc thực hiện lẫn cả cảm xúc của ngƣời thực hiện sự việc ấy.

Ví dụ: trong câu "She laughed happily" có nghĩa là she laughed in a happy way and she was feeling happy. (cô ta cƣời phấn khởi)

(8) We laughed and chatted happily together. [41, 292] (Chúng tôi cƣời đùa và tán ngẫu vui vẻ với nhau.)

(9) Gaskell got up wearily and headed for the stairs. [41, 292] (Gaskell uể oải đứng dậy và đi về hƣớng cầu thang.) (10) They looked anxiously at each other. [41, 292]

(Họ nhìn nhau lo lắng.)

2.1.3. Các trạng ngữ phƣơng phức cũng có thể cho biết hoàn cảnh mà các sự việc đƣợc thực hiện thay vì cách thức thực hiện chúng. Chẳng hạn trong câu "He spoke to me privately" (Hắn nói riêng với tôi) thì "privately" ở đây có nghĩa là "không có sự hiện diện của ai khác " hơn là "theo một cách riêng tƣ".

(11) After the dinner she got hold of the President and spoke to him privately. [41,292]

(Sau bữa ăn tối, cô ta bám lấy ông chủ tịch và nói chuyện riêng với ông ta.) (12) He had publicly called for an investigation of the entire school system.

[41,292]

(Ông ta công khai kêu gọi một cuộc thanh tra toàn bộ hệ thống trƣờng học.) (13) Few political issues have captured young Europeans' attention as the peace

movement has. [63, 362]

(Không có vấn đề chính trị nào thu hút sự chú ý của thanh niên châu Âu bằng phong trào hoà bình.)

2.1.4. Khi ta muốn nói về lối cƣ xử của ai đó hay cách thức để thực hiện một việc gì đó, ta dùng mệnh đề phƣơng thức.

(14) We have to make it work in the way that we want it to. [49, 361] (Chúng ta phải làm cho nó hoạt động theo cách ta muốn.)