Trẻ sơ sinh bị mất nước phải làm sao

Trẻ mệt mỏi, cáu gắt, đi tiểu ít hơn so với bình thường, khóc không ra nước mắt, nhịp tim tăng là dấu hiệu cho thấy bị mất nước.

Nước là thành phần quan trọng của mọi tế bào, kiểm soát nhiệt độ, duy trì sức khỏe của các cơ quan, mô, đồng thời giúp hệ thống cơ thể hoạt động tối ưu. Mất nước kéo dài khiến trẻ đối diện với tình trạng mất các chất điện giải quan trọng như clorua, kali và natri. Nếu không khắc phục, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, theo Very Well Family.

Nắng nóng dễ mất nước. Ảnh: Freepik

Mức độ nhẹ đến trung bình

Theo Tiến sĩ Kelly Fradin, bác sĩ nhi khoa ở Mỹ, một đứa trẻ bị mất nước thường bị mệt mỏi, nhức đầu, giảm lượng nước tiểu, nhịp tim tăng cao. Bạn có thể kiểm tra tình trạng mất nước của bé bằng cách ấn vào móng tay của trẻ cho đến khi móng tay trắng. Khi thả ra, nếu mất hơn 2 giây để móng trở lại màu hồng bình thường, tức là trẻ đang bị mất nước.

Dấu hiệu mất nước từ nhẹ đến trung bình, gồm: miệng và lưỡi khô; trẻ không đi tiểu thường xuyên như bình thường; nhịp thở, nhịp tim của trẻ hơi tăng so với bình thường; tay và chân cảm thấy mát khi chạm vào.

Ngoài ra, bé có dấu hiệu mệt mỏi, bơ phờ, cáu kỉnh bất thường hoặc ít năng lượng hơn bình thường. Đôi mắt của trũng sâu hoặc không tiết ra nhiều nước mắt khi khóc cũng là dấu hiệu trẻ mất nước. Riêng với trẻ sơ sinh, khi mất nước thóp của bé thỏm sâu hơn, khóc không có nước mắt, số bỉm thay ít hơn so với bình thường, da nhăn.

Mức độ nghiêm trọng

Khi trẻ bị sốt, tiêu chảy, nôn ói, tiếp xúc với nhiệt độ cao gây đổ nhiều mồ hôi... có thể dẫn đến mất nước ở mức độ nặng hơn. Mất nước ở mức độ nghiêm trọng thường biểu hiện qua việc trẻ gặp khó khăn khi uống nước, hoặc không thể uống được, miệng lưỡi khô, hiếm khi đi tiểu trong ngày, nhịp tim sẽ tăng nhanh, mạch trở nên yếu. Trẻ thở nặng nhọc, cánh tay và chân mát mẻ, làn da trông lốm đốm. Khi kiểm tra bằng cách ấn vào mao mạch, ngón tay mất nhiều thời gian mới hồng hào trở lại.

Để ngăn ngừa tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh, phụ huynh hãy cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên. Bé bú bình từ 30-90 ml sữa công thức hoặc sữa mẹ vắt ra mỗi cử. Các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ ít nhất 2-3 giờ một lần vào.

Bạn nên tiếp tục cho bé ăn ngay cả khi con bị tiêu chảy hoặc nôn mửa vì những chất lỏng bổ sung đó là cần thiết để thay thế lượng nước đã mất.

Đối với trẻ lớn hơn, Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo phụ huynh nên thường xuyên cho trẻ uống từng ngụm nước hoặc dung dịch bù nước điện giải khi bé bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Nếu trời quá nóng hoặc ẩm ướt, cha mẹ nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài trời. Nếu buộc phải cho trẻ ra ngoài những ngày nắng nóng, phụ huynh nên chọn nơi có bóng râm để giữ mát, không bịt, quấn bé quá kín vì dễ mất nước do toát mồ hôi. Đồng thời cha mẹ nên đảm bảo nhiệt độ phòng, nhiệt độ trong xe ôtô vừa đủ mát.

Anh Chi (Theo Very Well Family)

Mùa Hè, nên cho trẻ uống nhiều nước hơn để phòng tránh mất nước

Nguyên nhân khiến trẻ bị mất nước

- Tiêu chảy: Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây mất nước. 

- Nôn mửa: Nôn cũng nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn dự trữ chất lỏng của cơ thể trẻ. 

- Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng dễ khiến trẻ bị mất nước, đặc biệt là sau khi trẻ bị toát mồ hôi. 

- Đổ mồ hôi nhiều: Trời nóng, đi chơi ngoài trời... đều có thể khiến trẻ bị toát mồ hôi nhiều, dẫn đến mất nước. 

Trẻ nhỏ có thể không nói cho bạn biết rằng chúng bị khát nước hay cảm thấy khó chịu như thế nào, nhưng bạn hoàn toàn có thể nhận ra nhờ những dấu hiệu của cơ thể trẻ. 

Dấu hiệu mất nước dễ nhận biết

1. Khô miệng

Khô miệng là dấu hiệu mất nước dễ nhận biết ở trẻ nhỏ. Bạn có thể thấy bé tiết ít nước bọt hơn, miệng dính và đôi môi khô. 

2. Không đi tiểu trong ít nhất 3 tiếng.

3. Có ít nước mắt hơn bình thường khi bé khóc.

4. Đôi mắt dường như trũng xuống. 

5. Da khô, nứt nẻ hơn bình thường. 

6. Độ tập trung kém. 

7. Đi tiêu khó khăn hơn, có thể trẻ sẽ bị táo bón (nếu mất nước không phải là do tiêu chảy). 

Khi nào cần đưa trẻ đi khám? 

- Trẻ có vẻ mệt, lả người;
- Nôn mửa và tiêu chảy trong 24 giờ.

Trẻ bị sốt cao dễ mất nước

Điều trị mất nước cho trẻ như thế nào?

Uống bù nước

Để bù nước cho trẻ, bạn có thể cho trẻ uống oresol. Quá trình bù nước qua đường miệng kéo dài hơn 4 tiếng. Liều lượng oresol phụ thuộc vào trọng lượng của trẻ. Tốt nhất, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sỹ, thầy thuốc. Sau 4 tiếng, đánh giá xem tình trạng mất nước của trẻ có khá hơn không. 

Truyền nước

Các trường hợp mất nước nghiêm trọng phải được truyền nước, đặc biệt là khi trẻ bị mệt lả, lừ đừ. Bố mẹ lưu ý, chỉ nên cho trẻ truyền nước dưới sự giám sát của bác sỹ, y tá.

Thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt

Thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus không điều trị được mất nước nhưng giúp chữa khỏi nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa. 

Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể thực hiện các bước sau để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục:

- Ăn thức ăn lỏng: Cho trẻ uống nước ép trái cây, sinh tố có chứa nhiều nước, như dưa hấu, chuối. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước dừa. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, loãng. Sữa chua cũng là lựa chọn tốt để chống mất nước. 

- Uống nhiều nước: Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ, nhiều lần, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Đừng cho trẻ uống nước trái cây và đồ uống thể thao bán sẵn trên thị trường, vì chúng có chứa đường và natri cao, có thể làm tăng mức độ mất nước. Nếu trẻ bị tiêu chảy, có thể cắt giảm sữa vì nó dễ gây phân lỏng. 

Phòng ngừa mất nước ở trẻ thế nào? 

- Cho trẻ uống đủ nước: Hãy chắc chắn là cho trẻ uống đủ nước, phù hợp với lối sống và thời tiết. Trẻ ở ngoài trời nhiều, đổ nhiều mồ hôi cần uống nước nhiều hơn và thường xuyên hơn. Bạn có thể thêm vài lá bạc hà hoặc một chút nước cốt chanh vào nước để tăng thêm hương vị. 

- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa vì chúng dễ gây tiêu chảy và nôn mửa. Vệ sinh cho trẻ thật sạch và dạy trẻ rửa tay trước và sau bữa ăn, sau khi ở bên ngoài về nhà. Phòng ngừa nhiễm trùng cũng giảm thiểu nguy cơ bị sốt - một nguyên nhân khác gây mất nước. 

- Nên mặc cho trẻ loại quần áo mỏng, màu sáng, thoáng khi thời tiết nóng ẩm. Loại quần áo này dễ tản nhiệt, giúp bé không bị quá nóng, đổ mồ hôi gây mất nước. 

An An H+ (Theo momjunction)

Lượng dịch và chất điện giải cần cho sự trao đổi chất cơ bản cũng phải được tính đến. Việc duy trì có liên quan tới tốc độ chuyển hoá và ảnh hưởng bởi nhiệt độ cơ thể. Lượng dịch mất khó nhận biết (mất dịch do bay hơi từ da và đường hô hấp) chiếm khoảng một phần ba tổng lượng nước duy trì (ở trẻ nhỏ nhiều hơn một chút và ít hơn ở trẻ vị thành niên và người lớn).

Lượng dịch duy trì có thể được thêm vào như một sự truyền dịch cùng lúc riêng biệt, để tốc độ dịch truyền bù cho lượng dịch mất và dịch tiếp tục mất đi có thể được thiết lập và điều chỉ riêng rẽ với tốc độ dịch duy trì.

Các ước tính cơ bản bị ảnh hưởg bởi sốt (tăng 12% mỗi độ > 37,8°C), hạ thân nhiệt, và hoạt động (ví dụ, tăng trong cường giáp hoặc trạng thái động kinh, giảm trong hôn mê).

Cách tiếp cận truyền thống để tính toán thành phần của dịch duy trì cũng dựa trên công thức Holliday-Segar. Theo công thức đó, bệnh nhân cần

  • Natri: 3 mEq/100 kcal/24 h (3 mEq/100 mL/24 giờ)

  • Kali: 2 mEq/100 kcal/24 giờ (2 mEq/100 mL/24 giờ)

(Lưu ý: 2 đến 3 mEq/100 mL tương đương 20 đến 30 mEq/L [20 to 30 mmol/L].)

Do khả năng giảm natri huyết phát sinh trong điều trị, nhiều trung tâm hiện đang sử dụng dung dịch đẳng trương hơn như nước muối 0,45% hoặc 0,9% để duy trì ở trẻ bị mất nước. Hướng dẫn thực hành lâm sàng gần đây nhất của Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (2018) khuyến cáo tất cả bệnh nhân từ 28 ngày đến 18 tuổi nên dùng các dung dịch đẳng trương cùng với kali clorua và dextrose thích hợp dưới dạng dịch truyền tĩnh mạch duy trì. Sự thay đổi này cũng có lợi cho phép sử dụng dung dịch tương tự để thay thế lượng dịch tiếp tục mất và cung cấp lượng dịch để duy trì, giúp đơn giản hóa việc điều trị. Mặc dù vẫn tồn tại sự khác biệt trong thực hành trong việc lựa chọn dịch truyền tĩnh mạch duy trì thích hợp, nhưng tất cả các bác sĩ lâm sàng đều đồng ý điểm quan trọng là theo dõi chặt chẽ bệnh nhân mất nước được truyền dịch tĩnh mạch, bao gồm theo dõi nồng độ điện giải trong huyết thanh.

Video liên quan

Chủ đề