Trình tự logiểm tra lỗi logic của người nghiên cứu năm 2024

Trình tự logiểm tra lỗi logic của người nghiên cứu năm 2024

Bài 1. Nhập môn lôgíc học

1. Trình bày các nghĩa khác nhau của thuật ngữ lôgíc? Lôgíc học quan

tâm đến nghĩa nào của thuật ngữ đó?

Trả lời: thuật ngữ “lôgíc” có gốc từ một từ Hy Lạp cổ là “lôgôs” có

nghĩa, thứ nhất, là từ, lời nói, câu, quy tắc viết; và việc nghiên cứu chúng ngay

từ thời cổ đại đã làm nảy sinh môn khoa học là ngôn ngữ học

Thứ hai, là dùng để chỉ tư tưởng, ý nghĩ, sự suy tư; và việc nghiên cứu

chúng tạo tiền đề cho sự ra đời về sau này của lôgíc học.

Ngoài ra, chúng ta còn thường dùng thuật ngữ trên để chỉ những mối

liên hệ bản chất, tất yếu và khách quan giữa 1/ các đối tượng hoặc giữa các

bộ phận trong cùng một đối tượng, và nói chung để chỉ trình tự sắp xếp, thứ

tự diễn ra của chúng; ở nghĩa này nó được gọi là lôgíc khách quan. 2/ các ý

nghĩ, các tư tưởng diễn ra trong đầu óc con người vốn phản ánh các đối tượng

của hiện thực khách quan; ở nghĩa này nó được gọi là lôgíc chủ quan. Lôgíc

học quan tâm đến nghĩa cuối cùng này của thuật ngữ lôgíc.

2. Tư duy và tư duy đúng đắn là gì? Thế nào là lôgíc của tư duy, thế

nào lôgíc của tư duy hình thức?

Trả lời: Nói chung: Tư duy là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện

thực khách quan vào đầu óc con người, được thực hiện bởi con người xã hội

trong quá trình hoạt động thực tiễn cải biến thế giới xung quanh.

Thứ nhất, định nghĩa trên cho biết, tư tưởng sinh ra trong đầu óc con

người không phải một cách tuỳ ý và tồn tại không phải tự nó, mà phải có thế

giới hiện thực làm cơ sở tất yếu, phụ thuộc vào thế giới ấy, được xác định bởi

hiện thực ấy.

Thứ hai, định nghĩa nêu trên đã vạch ra tính chất phụ thuộc đặc thù của

tư duy vào hiện thực. Tư duy là phản ánh của hiện thực, tức là sự tái tạo cái

vật chất trong cái tư tưởng. C. Mác chỉ rõ: “cái ý niệm chẳng qua chỉ là cái

vật chất được đem chuyển vào đầu óc con người và được cải biến đi trong