Trong bài văn núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa tia nắng được miêu tả bằng cách nào

 Tiếng Việt từ nghĩa của từ tả cảnh mùa xuân

          1. Đối với mỗi từ in đậm, em lần lượt đối chiếu với từng lời giải nghĩa. Nếu có sự phù hợp, tương ứng giữa từ và nghĩa của từ thì được. Cụ thể, có thể nối như sau :

          (1) – b                               (2) – a

          (3) – d                               (4) – c

           2. Dựa vào câu mẫu đã cho, em đặt câu để phân biệt các từ đồng âm. VD :

           a) Nghé

           – Nghé con luôn quấn quýt bên trâu mẹ, không rời mẹ nửa bước.

           – Đứa bé nghé mắt rihìn qua khe cửa.

           b) Sáo

           – Con sáo lông đen, mỏ vàng bay loạn xạ trong lồng tre.

           – Đinh Thìn là một nghệ sĩ sáo tài ba.

           – Câu văn này viết sáo quá.

          3. Tham khảo :

          Khi con thuyền lướt nhẹ trên Ba Bể, nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bóng trên mặt nước, tác giả cảm thấy mình được đi trên con thuyền đang trôi trên bầu trời và ngọn núi cao, mái chèo khua nước làm cho bóng núi rung rinh, cảnh vật thêm kì ảo, nên thơ. Đó là những cảm xúc trước cảnh hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với thiên nhiên đất nước tươi đẹp.

          4.

          1. Xác định yêu cầu : Tả cảnh vật nơi em ở (hoặc nơi em đã đến) trong hoặc sau cơn mưa xuân (hoặc mưa rào mùa hạ).

          Chú ý : Cần tả rõ những nét nổi bật của cảnh vật trong (hoặc sau) cơn mưa gắn với đặc điểm mùa xuân (mùa hạ) ở địa phương em hoặc nơi em đã đến.

          2. Tìm ý, lập dàn bài. (Tương tự cách làm đã gợi ý ở Đề 1.)

          3. Tham khảo (một số đoạn văn tả cảnh vật trong và sau cơn mưa) ;

          * Mưa xuân

           Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới… Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ôi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đât đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa âm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ…

(Nguyễn Thị Như Trang)

          * Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa

           Mưa ngớt hạt rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn. tăn, luồn lỏi chảy thành hàng ngàn vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nồi tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phạch… Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn…

(Tiếng Việt 5 , tập một, 1998)

Xem thêm Đề 10 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 tại đây

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỊNH KỲ LẦN 1lớp 5 năm học 2007 - 2008I. Đọc hiểuBài: NÚI RỪNG TRƯỜNG SƠN SAU CƠN MƯAMưa ngớt hạt, rồi dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, nhữngcon dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu giang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch. Cất lên những tiếng kêu khô sắc, chúng nhún chân bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm núi mầu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến bịn rịn.Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vậtthêm sức sống mới.Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.Câu 1. Câu văn nào nêu được ý chính của bài ?A. Mưa ngớt hạt, rồi dần tạnh hẳn.B. Xa xa, những chỏm núi mầu tím biếc cắt chéo nền trời.C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rưng Trường Sơn như bừng tỉnh,cảnh vật thêm sức sống mới.Câu 2 :Câu văn "Một dải mây mỏng mềm mại như một dải lụa trắng dàivô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn" có sửdụng biện pháp nghệ thuật nào?A. Nhân hoá B. so sánh C. So sánh và nhân hoá.Câu 3: Dòng nào toàn từ láy?A. Thấp thóang, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lách, luồn lỏi.B. Thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mây mỏng.C. Thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mỏng manh.Câu 4: Trong câu nào dưới đây "Rừng" được dùng với nghĩa gốc ?.A. Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.B. Ngày 02-9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa.C. Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương.Câu 5: Tập làm văn:Mưa mang lại cho cây cối sức sống mới. Em hãy viết đoạn văn tả vẻđẹp đầy sức sống của một vườn cây sau cơn mưa. ĐÁP ÁNCâu 1: 1 điểm ý - CCâu 2: 1 điểm ý - CCâu 3: 2 điểm ý - A và CCâu 4: 1 điểm ý - ACâu 5: 5 điểmĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỊNH KÌ LÂN IILớp 5 năm học 2007 - 2008* Đọc hiểu Bài : QUÊ HƯƠNGChị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này ,nơi chị đã oa oa cất tiếngkhóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơiđây, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con nhữngcâu hát ngày xưa.Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chịthương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc cầu thang ,nưi mà bất cứ lúc nàođứng đó chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trongvườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổichiều hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng óng.Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong ánh nắng đó. Sứnhìn thấy những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làngbiển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng vàng phất phơbên cạnh những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi .Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắmmượt mái tóc, phủ đầu đôi bờ vai tròn trịa của chị. Dựa vào nội dung bài học, khoanh vào câu trả lời đúng. Câu1:Cách nói nào thể hiện sâu sắc tình yêu của chị Sứ với quê hương ?A. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này. B. Nắng sớm chiếu đến người chị. C. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt .Câu 2: Chi tiết " Nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị " ý nói gì ?A. Hòn Đất là nơi sinh ra chị .B. Hòn Đất đã nuôi chị lớn lên .C. Hòn Đất là nơi chị làm mẹ Câu 3: Trong bài từ nào tượng trưng cho tình yêu thương của ngườimẹ ? A. tiếng khóc B. trái sai C .hát ruCâu 4:Vật nào không được tác giả miêu tả trong bài ?A.nhà sàn B.xóm lưới C.cánh cò D.sóng biển E.núi cao I.Mái nhà chen chúcG.vườn cây H. Quả đồi, đồng ruộngCâu 5: Trong những câu nào ánh nắng được nhân hoá ?A. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị. B. Ánh nắng tắm mượt mái tóc chị.C. Ánh nắng phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.Câu 6: Tập làm văn: Em hãy tả lại một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất (Viếtphần mở bài và phần kết luận). ĐÁP ÁN:Câu1: C 1 điểm Câu2: B 1 điểm Câu3: C 1 điểm Câu 4: H 1 điểm Câu 5 : 5 điểm ( Học sinh có thể viết mở bài trực tiếp hay gián tiếp, kết bàimở rộng hay không mở rộng )ĐÒ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỊNH KÌ LÂN IIILớp 5 năm học 2007 - 2008I. Đọc hiểu:Bài: CÁNH DIỀU TUỔI THƠTuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thảdiều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phátdại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáobè, như gọi thấp xuống những vì sao xuống. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không có gì huyền ảo hơn. Có cảmgiác thuyền đang trôi trên bãi Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảmnhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi.Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớnđể chờ đợi một làng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọngkhi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi ! Bay đi !" Cánh diều tuổi ngọc ngà bayđi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Dòng nào nêu ý đúng câu văn: Tuổi thơ tôi được nâng lên từ nhữngcánh diều.A. Thuở nhỏ, tác giả rất thích chơi diều.B. Thời nhỏ tác giả rất hay chơi thả diều và diều đã chắp cánh cho ướcmơ tuổi thơ của tác giả.C. Hồi bé tác giả thường nâng cho diều bay lên cao.Câu 2: Để gợi tả một tuổi niên thiêú đẹp đẽ tác giả đã dùng từ nào?A. tuổi thần tiên B. tuổi ngọc ngà C. tuổi măng nonCâu 3: Chi tiết nào trong bài miêu tả niềm vui thích được thả diều của bọntrẻ một cách mạnh mẽ nhất?A. Chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.B. Chúng tôi vui sướng đến phát dại.C. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.Câu 4 Những câu văn nào được sử dụng nghệ thuật nhân hoá ?A .Cánh diều mềm mại như cánh bướm .B . Ban đêm ,trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn .C . Bầu trời tự do đẹp như một tấm nhung khổng lồ .D .Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng .Câu 5: Hai câu "Bay đi diều ơi !Bay đi !" thuộc kiểu câu gì ? A. Hai câu kể . B. Hai câu hỏi . C. Hai câu khiến. C. Hai câu cảm .Câu 6 : Tập làm văn . Em hãy viết đoạn văn tả hình dáng và tính tình của một bạn trong lớp em ĐÁP ÁNCâu 1 : B 1 điểm Câu 2 : B 1 điểm Câu 3 : B 1 điểm Câu 4 : A, C 1 điểm Câu 5 : C 1 điểm Câu 6 : Tập làm văn 5 điểm ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỊNH K Ì LẦN IVLớp 5 năm học 2007 - 2008I. Đọc hiểu Bài : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNGNgày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi.Vua ralệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thuđược nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, không có thóc nộp sẽ bị trừngphạt. Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sócmà thóc vẫn chẳng nảy mầm.Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức trở thóc về kinh thành nộp chonhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua quỳ tâu :- Tâu bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc này nảy mầm được.Mọi người đều sững sờ về lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡchú bé dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không ? Không ai trả lời. Lúcđó nhà vua mới ôn tồn nói :- Trước khi phát thóc giống ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy cònmọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống củata!Rồi vua dõng dạc nói tiếp :- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôicho chú bé trung thực và dũng cảm này. Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1 :Tại sao thóc của chú bé Chôm không nảy mầm được ?A . Vì chú bé không chăm sóc chu đáo .B .Vì thóc giống đã được nhà vua luộc kĩ.C .Vì mảnh ruộng của chú bé không tốt.Câu 2 : Trong chuyện, chú bé Chôm có hành động nào đáng khen ?A .Chú bé Chôm đối đáp thông minh.B . Chú bé Chôm nộp cho vua nhiều thóc nhất .C . Chú bé Chôm nói :" Con không làm sao cho thóc nảy mầm được ".Câu 3 : Dòng nào đánh giá đúng nhất về người nộp thóc cho nhà vua ?A . Thích quyền lực, tiền tài, địa vị.B . Hèn nhát, sợ bị trừng phạt .C , Thiếu trung thực và thiếu lòng dũng cảm.Câu 4 : Vì sao nhà vua chọn chú bé Chôm để truyền ngôi ? A. Vì Chôm là người giỏi võ.B. Vì Chôm là người giỏi văn.C. Vì Chôm là người trung thực và dũng cảm.- 2 -Câu 5: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ?A. Vì người trung thực bao giờ cũng nói sự thật, không vì lợi ích củamình mà nói dối, làm hỏng việc chung.B. Vì người trung thực bao giờ cũng nghe sự thật, nhờ đó mà nhiều việc có lợi cho mọi người, cho dân cho nước.Câu 6: Từ trái nghĩa với từ "dũng cảm" là từ nào?A. Bất khuất B. Hiên ngang C. Hèn nhátCâu 7: Thành ngữ nào nói lên tính trung thực?A. Đồng sức đồng lòng.B. Cây ngay không sợ chết đứng.C. Tay đứt ruột xót.Câu 8: Câu "Ngài hỏi ai còn để chết thóc giống không" là:A. Câu kể B. Câu hỏi C. Hèn nhátCâu 9: Dòng nào dưới đây dùng dấu câu sai ?.A. Tâu bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.B. Tâu bệ hạ: con không làm sao cho thóc nảy mầm được.C. Tâu bệ hạ, con không làm sao cho thóc nảy mầm được.Câu 10: Tập làm văn:Em bị sốt, người luôn bên em, chăm sóc lo cho em uống từng viênthuốc, ăn từng thìa cháo, mất ăn mất ngủ vì em là mẹ.Hãy hình dung và viết một đoạn văn tả lại mẹ kính yêu của em lúcchăm sóc em bị ốm. ĐÁP ÁN:Câu 1: B 0,5 điểmCâu 2: C 0,5 điểmCâu 3: C 0,5 điểmCâu 4: C 0,5 điểmCâu 5: C 0,5 điểmCâu 6: C 0,5 điểmCâu 7: B 0,5 điểmCâu 8: A 0,5 điểmCâu 9: B 1 điểmCâu 10: Tập làm văn: 5 điểm