Trống cơm hợp xướng sheet

LỜI MỞ ĐẦU
Dân ca là sáng tạo nghệ thuật của nhân loại. Qua nhiều thế hệ, các làn điệu dân
ca được tương truyền và tồn tại trong đời sống tinh thần của nhân dân lao động.
Dân ca là những hạt ngọc quý giá, là hồn cốt của mỗi dân tộc. Việt Nam là một đất
nước có nền âm nhạc truyền thống vô cùng phong phú, nét đẹp truyền thống ấy vẫn
được giữ gìn cho đến ngày nay.
Âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại phương Tây là thủ pháp
sáng tác khá phổ biến của các nhạc sĩ trong những ngày đầu của nền tân nhạc Việt
Nam. Thời kỳ này, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã viết một tiểu phẩm cho Piano
có tiêu đề “Trống Tràng Thành”. Trong tác phẩm này, ông không sử dụng hợp âm
theo kiểu châu Âu, mà thực hiện lối chồng âm theo điệu thức ngũ cung Việt Nam
1
.
Nhạc sĩ Thái Thị Lang, một trong những nghệ sĩ Piano đầu tiên của Việt Nam cũng
đã sáng tác “Tuyển tập cho Piano”, chủ đề âm nhạc trong các tác phẩm ở tuyển tập
này hầu hết được phát triển từ chất liệu âm nhạc cổ truyền và các làn điệu dân ca
đặc trưng của Việt Nam.
Với 88 phím, Piano có khả năng thể hiện các sắc thái trong tác phẩm âm nhạc
khá linh hoạt và nhạy bén, kể cả hệ thống bảy âm cơ bản trong âm nhạc phương
Tây đến điệu thức năm âm trong âm nhạc dân tộc Việt. Từ đó, các nhạc sỹ bắt đầu
kết hợp những tính năng trên của Piano để viết phần đệm cho các bài dân ca Việt
Nam.
Tuyển tập “Trống Cơm” là một trong số nhiều các tuyển tập bài hát dân ca Việt
Nam có sử dụng phần đệm Piano, được biên soạn bởi hai nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc
và nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng. Tuyển tập gồm 10 bài dân ca của dân tộc các vùng
miền được nhiều người biết đến.
Trong khuôn khổ của một tiểu luận trung cấp năm thứ 3, được sự đồng ý của
giảng viên hướng dẫn, chúng tôi chọn đề tài: “Phần đệm Piano trong tuyển tập
Trống Cơm” với mong muốn tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển Piano, thân thế
sự nghiệp của hai nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc; Nguyễn Đình Bảng cùng thủ pháp biên
soạn phần đệm Piano cho dân ca Việt Nam.

1 Trích “Âm nhạc mói Việt Nam – Tiến trình và thành tựu” (Viện Âm nhạc – 2000).
1
Tiểu luận của chúng tôi ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục gồm 3 mục:
Mục 1: Đàn Piano trong nền âm nhạc hiện đại Việt Nam.
Mục 2: Giới thiệu thân thế sự nghiệp của nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc và Nguyễn
Đình Bảng.
Mục 3: Tìm hiểu phần đệm Piano trong tuyển tập “Trống Cơm”.
Tiểu luận của chúng tôi chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu và cảm nhận về phần đệm
Piano trong tuyển tập “Trống Cơm” chứ không đi sâu phân tích hay so sánh phẩn
đệm của các bài dân ca.
Do trình độ viết và kiến thức học thuật còn giới hạn nên tiểu luận học kỳ này của
chúng tôi khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô chỉ bảo để những
bài tiểu luận sau được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô khoa Sáng tác – Chỉ huy – Âm nhạc học,
đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Hà, người đã giảng dạy và
hướng dẫn tôi hoàn thành bài tiểu luận này.

MỤC I: ĐÀN PIANO
TRONG NỀN ÂM NHẠC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
2
1. Giới thiệu đàn Piano:
Piano là tên một nhạc khí phương Tây thuộc loại có bàn phím (keyboard), nhạc
cụ gõ (percussion) hay nhạc cụ dây (string), tùy thuộc vào cách thức phân loại. Ra
đời vào năm 1700, Piano được xây dựng và phát triển dựa trên tiền thân của nó, đó
là đàn Clavico Clavecin (harpsichord) bởi Bartolomeo Cristofori. Trong thời gian
đó, những thiết kế mới cho Piano của ông vẫn chưa được quan tâm chú ý, mãi đến
những năm cuối 1700 khi ông xuất bản thiết kế của mình, nhà sản xuất người Đức
Gottfried Silbermann cùng hai học trò bắt đầu phát triển cây đàn Piano với vai trò
là một nhạc khí độc lập với Clavecin. Sau những lần nâng cấp và hoàn thiện, Piano
cổ điển bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào những năm 1800.

Đàn Piano tạo ra âm thanh bằng cách gõ những chiếc búa bọc nỉ vào các sợi dây
đồng. Âm vực của Piano ban đầu chỉ có bốn, hay nhiều nhất là năm quãng tám
giống như ở đàn harpsichord, nhưng dần dần nó đã được mở rộng tới nay là chín
quãng tám với 88 phím đàn vì những thay đổi cấu trúc đàn đã cho phép lực căng
tăng lên tới vài tấn.
Bộ phận búa gõ và dây đàn bên trong
2
Hiện nay trên thế giới vẫn còn tồn tại ba trong số hai mươi đàn Piano do
Cristofori tạo nên: một được thực hiện vào năm 1720; có bốn quãng tám; đặt tại
Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, (New York), một được thực hiện năm
1722; tại Rome (Ý) và một được thực hiện năm 1726; bốn quãng tám rưỡi, tại
Leipzig (Đức).
2 Ảnh từ Internet: http://translate.google.com.vn/translate
3
Lyre Piano (Berlin, khoảng 1840) tại Bảo tàng Dụng cụ âm nhạc Berlin
3
Đàn piano được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc phương Tây cho biểu diễn độc
tấu, âm nhạc thính phòng và nhạc đệm. Nó cũng rất phổ biến với vai trò một
phương tiện trợ giúp cho sáng tác và diễn tập. Mặc dù không thể mang vác và giá
thành đắt đỏ, sự đa dụng và hiện diện khắp nơi của nó đã khiến nó nằm trong số
những nhạc cụ quen thuộc nhất.
3 Ảnh từ Interner: http://translate.google.com.vn/translate
4
2. Vai trò của Piano trong nền âm nhạc hiện đại Việt Nam:
Những năm đầu thế kỷ XX, Piano đã xuất hiện ở Việt Nam chủ yếu ở các thành
phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… Là một nhạc cụ được cho là của giới “quý tộc” nên
Piano thường phổ biến ở những tầng lớp thượng lưu, giàu có ở Việt Nam. Những
nghệ sĩ đầu tiên tiếp cận được với nhạc cụ này đó là hai chị em nghệ sĩ Piano nổi
tiếng Thái Thị Lang và Thái Thị Liên. Các nhạc sĩ của nền tân nhạc Việt Nam thời
kỳ này cũng được làm quen với Piano, đến khi trường âm nhạc Việt Nam (nay là

Học Viện âm nhạc quốc gia Việt Nam) ra đời, Piano là một trong những bộ môn
đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở ngôi trường này. Là một nhạc cụ không mang
tính phổ biến như các nhạc cụ phương Tây khác như Guitare, Mandoline…nhưng
Piano luôn được đánh giá cao bởi những tính năng đa dạng cũng như hiệu quả âm
thanh phong phú của nó. Bởi vậy, ngoài việc là một nhạc cụ độc tấu, Piano còn
tham gia biểu diễn trong dàn nhạc và thể hiện phần đệm cho các tác phẩm âm nhạc
từ thanh nhạc cho đến khí nhạc.
Có thể nói, các nhạc sĩ Việt Nam đã biết khai thác và tận dụng tối đa đàn Piano
trong quá trình sáng tác của mình, từ việc viết các tác phẩm cho cây đàn này đến
sử dụng nó cho phần đệm. Piano như là một nhạc khí không thể thiếu cho một nền
âm nhạc chuyên nghiệp và nó thực sự là một nhạc cụ đóng vai trò rất quan trọng
trong nền âm nhạc hiện đại Việt Nam.
Đã có rất nhiều tác phẩm khí nhạc thành công được viết riêng cho Piano của các
nhạc sĩ như: Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Hữu Tuấn, Ca Lê
Thuần… hoặc các tác phẩm viết cho Violin và Piano, Cello và Piano, Concerto cho
Piano và dàn nhạc… của các nhạc sĩ như: Đàm Linh với “Bài ca chim ưng”, Hoàng
Đạm “Vũ khúc Tây Nguyên”, Huy Du “Miền Nam quê hương ta ơi”, “Trở về đất
mẹ” của Nguyễn Văn Thương, Concerto cho Piano và dàn nhạc của Quang Hải…
Ngoài các tác phẩm khí nhạc thì các tác phẩm thanh nhạc cũng luôn luôn có sự
hiện hữu của Piano ở vai trò phần đệm. Có những tác phẩm thanh nhạc của Việt
Nam khi vang lên cùng với tiếng đàn Piano đã đi vào lòng của đông đảo công
chúng, nó đã trở thành một mối gắn kết mang tính hữu cơ không thể thiếu bởi tính
hiệu quả của sự kết hợp này. Điều đó thể hiện rất rõ qua các bài hát mà khán giả
vẫn còn nhớ mãi như: “Xa khơi” (Nguyễn Tài Tuệ), “Việt Nam trên đường chúng
ta đi” (Huy Du), “Bài ca hy vọng” (Văn Ký), “Ta tự hào đi lên” (Chu Minh)…
5
Trong nền âm nhạc hiện đại Việt Nam, Piano còn được sử dụng trong việc thể
hiện phần đệm cho các bài dân ca. Đây là một sự sáng tạo của các nhạc sĩ Việt
Nam thể hiện hướng đi với tiêu chí “dân tộc - hiện đại”, một sự kết hợp giữa âm
nhạc phương Tây và âm nhạc dân tộc Việt Nam. Với sự kết hợp này, Piano đã làm

cho các bài dân ca Việt Nam trở nên mới mẽ, gần gũi, dễ phổ cập hơn, là một sự
thể nghiệm để các nhạc sĩ Việt Nam hướng đến một lối hòa âm mới cho nền âm
nhạc hiện đại Việt Nam.
MỤC II: GIỚI THIỆU THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA NHẠC SỸ
ĐẶNG HỮU PHÚC VÀ NGUYỄN ĐÌNH BẢNG.
♦ Sơ lược về nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc.
6
Ảnh nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc
4
1. Giới thiệu tác giả:
Nhạc Sỹ Đặng Hữu Phúc sinh ngày 1 tháng 7 năm 1953. Nguyên quán: Phú
Thọ. Hiện là giảng viên bộ môn sáng tác tại nhạc viện Hà Nội.
Ông được học nhạc từ năm lên mười tuổi tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt
Nam và được đào tạo chính quy cả hai chuyên nghành: sáng tác và biểu diễn Piano.
Ông đã chơi nhiều tác phẩm lớn viết chopiano như : Concerto No1 của
P.Tchaikovsi, Concerto No.2 của S.Rakhmaninoff, Concerto No1 G-dur của
M.Ravel, Concerto Cis moll của N.Rimsky-Korsakov, Sonate No23
(Appassionata) của L.V.Beethoven, Sonate No2 B-moll và Ballade No1 g-moll của
F.Chopin, v.v
Nhạc sĩ đã từng đi tu nghiệp ở Paris (Pháp) năm 1991-1992. Ông là nghệ sỹ
dương cầm của Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam trong hơn hai mươi năm
(1979-2002). Ông cũng đã từng độc tấu piano bản Sonate polyphonique (mà ông là
tác giả) tại Liên Xô cũ năm 1988 (Liên hoan các nhạc sỹ trẻ các nước Xã hội Chủ
nghĩa lần thứ nhất), và thu thanh bản nhạc này tại Đài phát thanh tiếng nói Việt
Nam (1978).
Hiện nay, Đặng Hữu Phúc giảng dạy bộ môn sáng tác ở Học viện âm nhạc quốc
gia Hà Nội.
4 Ảnh từ Internet: https://www.google.com.vn/search
7
2/ Giới thiệu tác phẩm:

Nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc chuyên sáng tác các tác phẩm của mình ở hai mảng
chính là: Thanh nhạc và Khí nhạc.
Một số tác phẩm ông viết cho piano như Suite và Sonate poly phonique đã được
nghệ sĩ Đặng Thái Sơn biểu diễn cả trong và ngoài nước. Phong cánh sáng tác ở
nhạc sĩ được thể hiện ở nhiều cách khác nhau. Từ Cổ điển cho tới nhạc Tiền phong
(Avant-Garde).
Ở mảng khí nhạc, ông đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: bản Overture “Ngày
hội” viết cho dàn nhạc giao hưởng; Tổ khúc (Suite) cho dàn nhạc giao hưởng “Ba
bức tranh dân gian Việt Nam”; “Tuyển tập tác phẩm cho piano solo”; “Chùm hoa
Việt Nam” cho piano solo; “Pizzicato Việt Nam” cho dàn nhạc dây, cùng các Tam
tấu, Tứ tấu…
Ngoài mảng viết cho giao hưởng - thính phòng, ông còn viết hàng trăm ca khúc
và Romances, đặc biệt là tập “Tuyển chọn 60 ca khúc Romances và ca khúc cho
giọng hát và piano” là một tuyển tập viết cho thanh nhạc có đầy đủ cả phần piano
(trong đó có nhiều ca khúc nổi tiếng được phổ biến rộng rãi như “Trăng chiều”,
“Ru con mùa đông”, “Tôi vẫn hát” ) và tập mười bài viết cho hợp xướng không
nhạc đệm Acapella. Ngoài ra, ông còn viết những tác phẩm với hình thức lớn hơn
như hợp xướng và dàn nhạc. Tiêu biểu như bản giao hưởng - hợp xướng lớn “Đất
nước” (thơ Nguyễn Đình Thi) (1973), tác phẩm “Ba bức tranh” (1974), “Tuyển
chọn 20 bài Dân ca Việt Nam với phần đệm piano”, “Tác phẩm cho Hợp xướng
không nhạc đệm” (10 bài), “Ba bức tranh” cho giọng Soprano và 2 piano…
Ông cũng đã tham gia viết nhạc cho nhiều phim truyện và nhiều vở diễn sân
khấu như các phim nhựa: “Ngõ hẹp”, “Người đàn bà nghịch cát”, “Tưởng về hưu”,
“Đêm Bến Tre” Tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ mười ba tháng 12/2001,
ông đã được trao hai giải âm nhạc xuất sắc nhất cho phim nhựa “Mùa ổi” và phim
video “Nắng chiều”. Đặc biệt ông là người giành giải “Kim Tước” cho nhạc phim
xuất sắc nhất tại liên hoan phim quốc tế Thượng Hải lần thứ tám tháng 6/2005.
Nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc là một nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên được vinh danh với
giải thưởng cho nhạc phim “Một thời xa vắng” ở Thượng Hải và một số giải
thưởng khác ở Cộng Hòa Pháp.

8
♦ Sơ lược về nhạc sỹ Nguyễn Đình Bảng.
Ảnh nhạc sỹ Nguyễn Đình Bảng
5
1/ Giới thiệu tác giả:
Nhạc sỹ Nguyễn Đình Bảng sinh ngày 27 tháng 12 năm 1942 ở Đạo Lý, Lý
Nhân, Hà Nam. Trước đây, ông công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc và Băng đĩa
(DIHAVINA). Trú quán tại Khu tập thể Nhà hát Chèo Việt Nam, Mai Dịch, Hà
Nội.
Nguyễn Đình Bảng nguyên là nhạc công Đoàn Chèo Trung ương, tham gia
biểu diễn phục vụ ở Trường Sơn, trên các sân khấu trong và ngoài nước. Sau khỏ
tốt nghiệp Khoa Sáng tác Nhạc viện Hà Nội, ông về làm biên tập âm nhạc cho
DIHAVINA đến khi nghỉ hưu.
2/ Giới thiệu tác phẩm:
Tuy trăn trở nhiều cho sáng tác, nhưng mãi đến năm 1987, sau khi bài hát
Cơn mưa em bất chợt được quần chúng rộng rãi yêu thích, Nguyễn Đình Bảng mới
được biết đến như một nhạc sĩ có phong cách của thời kỳ đổi mới. Từ đó, ông liên
tục có những tác phẩm đáng chú ý như: Thời hoa đỏ (phỏng thơ Thanh Tùng), Hai
nửa vầng trăng (phỏng thơ Hoàng Hữu), Mùa xuân về, Tuổi mới yêu, Khỏa trần
5 Ảnh từ Internet: https://www.google.com.vn/search
9
Trường Sơn… Đã có Album Audio Thời hoa đỏ, Khỏa trần Trường Sơn và Tuyển
chọn ca khúc Nguyển Đình Bảng (Nxb Âm nhạc, 1995).
Nguyễn Đình Bảng đoạt nhiều giải thưởng âm nhạc: Giải Nhất và Giải Ba Hội
Nhạc sĩ Việt Nam, 1994: Khỏa trần Trường Sơn và Tình quê (thơ Hàn Mặc Tử);
Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1995: Du thuyền sông Lam; Giải Ba ca khúc và
khí nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996: Ngôi sao biển và Ballade giao hưởng Thị
Kính – Thị Màu.
Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật đợt II năm
2007.

MỤC III: TÌM HIỂU PHẦN ĐỆM PIANO TRONG TUYỂN TẬP
“TRỐNG CƠM”
I. Một số vấn đề khi viết phần đệm Piano cho các bài dân ca Việt Nam:
10
Piano là một nhạc cụ xuất xứ từ phương Tây và cũng tiêu biểu là loại nhạc cụ có
âm thanh chuẩn mực và ổn định nhất, thể hiện rõ nét các âm diatonique và
chromatique của âm nhạc phương Tây. Trong khi đó, âm nhạc dân tộc Việt Nam
âm thanh không mang tính cố định, được thể hiện bằng cách nhấn nhá, luyến láy
tạo nên hiệu quả riêng biệt thể hiện qua các thang âm, điệu thức của các vùng miền
khác nhau.
Khi so sánh những đặc điểm và tính chất trên giữa cây đàn Piano với nền âm
nhạc dân tộc Việt Nam chúng ta đều thấy sự không tương đồng đó. Chính vì vậy,
viết phần đệm Piano cho các bài dân ca Việt Nam là một công việc không hề đơn
giản!
Tuy nhiên, các nhạc sỹ Việt Nam vẫn biết kết hợp nhạc cụ này với phần đệm
cho các bài dân ca Việt Nam bởi vì Piano là một nhạc cụ thể hiện một cách hoàn
hảo nhất về mặt hòa âm cũng như tiết tấu. Việc viết phần đệm Piano cho dân ca
Việt Nam là một cơ hội cũng như thử thách để các nhạc sỹ có thể thể nghiệm nhằm
tạo nên hiệu quả mới mẽ, độc đáo và thú vị khi xây dựng một cầu nối giữa sự hòa
quyện hơi thở của âm nhạc dân tộc Việt trên nền hòa âm của một nhạc cụ phương
Tây. Đây có lẽ chưa phải là mẫu mực cho một mô hình tiêu biểu nhưng nó chính là
sự khám phá, tìm tòi, hay xa hơn nữa là bước đệm trong việc tạo ra những quy luật
cơ bản về mặt hòa âm cho các bài dân ca Việt Nam bởi đến nay, chúng ta vẫn chưa
có một nền hòa âm cho âm nhạc dân tộc Việt. Bên cạnh đó, việc soạn phần đệm
cho các bài dân ca Việt Nam cũng là một cơ sở để từ đó ta có thể lấy phần hòa âm
của Piano để phối cho các dàn tộc khi biểu diễn…
Như trên đã nói,viết phần đệm cho dân ca Việt Nam là một công việc không hể
đơn giản bởi như chúng ta đã biết, âm nhạc dân tộc Việt Nam được xây dưng
không tuân theo bất kỳ một nguyên lý nào của âm nhạc phương Tây cả về hòa âm,
khúc thức, giọng điệu. Chính vì vậy, người viết phần đệm Piano cho các bài dân ca

Việt Nam cần phải có một kiến thức khá đầy đủ về âm nhạc truyền thống Việt
Nam, hiểu rõ được thang âm điệu thức của mỗi vùng dân ca trong cả nước. Đây là
sự kết hợp của âm nhạc phương Đông và phương Tây, một sự kết hợp đòi hỏi tính
sáng tạo đồng thời phải đảm bảo được yếu tố bản sắc và cả sự kế thừa. Nói đến
phần đệm cho các tác phẩm thanh nhạc là phải nói đến hòa âm, trong khi đó hòa
âm của phương Tây là hòa âm theo chiều dọc, còn âm nhạc truyền thống của Việt
Nam, hòa âm được tính theo chiều ngang với những thang âm điệu thức ngũ cung.
Chính vì vậy, các nhạc sỹ Việt Nam đã biết kết hợp hai yếu tố trên một cách khá
11
sáng tạo bằng cách dựa trên nền tảng của hòa âm cổ điển phương Tây, mặt khác
cũng tạo nên những nét hòa âm mới mang màu sắc của âm nhạc dân tộc bằng cách
sử dụng các chồng âm theo các quãng đặc trưng.
Với những nét cơ bản như vậy, khi tìm hiểu về phần đệm cho Piano của các bài
dân ca Việt Nam cũng là một sự tìm tòi và khám phá được một vài nét khá mới lạ,
một sự sáng tạo của các nhạc sỹ Việt Nam khi biết kết hợp giữa tính hiện đại và
dân tộc để làm phong phú cho nền âm nhạc của nước nhà.
II. Hòa âm phần đệm Piano:
Khi soạn phần đệm cho Piano, nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc và Nguyễn Đình Bảng
đã kết hợp lối chồng âm của hòa âm cổ điển phương Tây và một lối chồng âm theo
các điệu thức ngũ cung của Việt Nam, đặc trưng là các lối chổng âm theo quãng 2,
quãng 4, quãng 5…
Bài “Mưa Rơi” (dân ca Xá) được xây dựng theo thang âm:
Bài hát này ở giọng mi giáng trưởng (Es – dur). Đối với phần đệm trong bài, các
nhạc sĩ đã kết hợp hợp âm ba mi giáng trưởng: mi giáng – sol – si giáng cùng với
các thể đảo của nó. Một hợp âm khác cũng theo lối chồng âm đặc trưng của quãng
2 trưởng: si giáng – do, đó là các hợp âm fa – si giáng – do. Trong bài này, với lối
sử dụng hợp âm như trên dẫu hòa âm vẫn chưa phong phú nhưng vẫn tạo được một
màu sắc đặc trưng của phần đệm mà người nghe không cảm thấy chán.
Ví dụ 1: Mưa rơi (Dân ca Xá)
12

Lối chồng âm với quãng 2 trưởng, 2 thứ kết hợp với quãng 3 cũng được các
nhạc sĩ sử dụng ở rất nhiều bài dân ca khác như bài “Trống Cơm”, “Đi Cấy”…
Ví dụ 2: Trống Cơm (Dân ca Quan họ Bắc Ninh)

Với 3 dấu thăng, “Trống Cơm” xem như viết ở giọng la trưởng (A – dur). Bài
hát được xây dựng dựa trên thang âm như sau:
Có thể nói quãng 4 đúng, quãng 5 đúng là những quãng đặc trưng cho âm nhạc
dân tộc Việt Nam. Dựa trên tính đặc trưng đó, các nhạc sĩ đã viết phần đệm sử
dụng rất nhiều quãng 4, quãng 5 trong việc cấu tạo hợp âm cũng như sử dụng các
nét giai điệu. Ví dụ ở bài “Trống Cơm”, giai điệu ở phần đệm tay trái là sự kết hợp
quãng 4, quãng 5 tạo thành các hợp âm rải: la – mi – si – mi – la – mi, la – mi – fa
– mi – si – mi hay các quãng: do – sol, si – mi…
Ví dụ 3: Trống Cơm (Dân ca Quan họ Bắc Ninh)

13
Với thang âm trên nhưng vào đầu bài tác giả viết phần đệm lại sử dụng một hợp
âm không theo màu sắc của giai điệu trưởng, đó là hợp âm với các chồng âm: fa –
la – si – do – mi đảo 1.
Chính sự sáng tạo này đã tạo nên cảm giác mới lạ về mặt hòa âm của phần đệm
mà đáng lẽ như thông thường người viết phần đệm có thể sử dụng đây là hợp âm la
trưởng (A).
Ví dụ 4: Trống Cơm (Dân ca Quan họ Bắc Ninh)
14
Một cách viết phần đệm khác dành cho các bài dân ca đó là sử dụng mối tương
quan giữa các quãng chồng lên nhau gồm quãng 2, quãng 3, quãng 4, quãng 5 thay
vì sử dụng hợp âm theo lối “cột đèn” đặc trưng, điều này thể hiện rõ qua bài “Xe
Chỉ Luồn Kim” (Dân ca quan họ Bắc Ninh). Vào đầu bài ở đoạn a, tác giả không
sử dụng hợp âm làm phần đệm mà tạo nên các quãng nối tiếp nhau thành các nét

giai điệu khá thú vị. Chuyển sang đoạn b, bằng lối sử dụng hợp âm rải dựa trên
mối quan hệ giữa các quãng 2, quãng 3, quãng 4, quãng 5…
Ví dụ 5: Xe Chỉ Luồn Kim (Dân ca Quan họ Bắc Ninh): đoạn a
15
Xe Chỉ Luồn Kim (Dân ca Quan họ Bắc Ninh): đoạn b
Đối với bài “Đi Cấy” (Dân ca Thanh Hóa), cách viết phần đệm cũng tương tự
như bài “Xe chỉ luồn kim”, đó là các kiểu chồng theo quãng 2 trưởng, quãng 3
trưởng, quãng 3 thứ…
Ví dụ 6: Đi Cấy (Dân ca Thanh Hóa)
16
Ở bài “Lý Con Sáo Sang Sông” (Dân ca Nam Bộ), cũng với cách viết phần đệm
như trên, tuy nhiên sử dụng các lối chồng quãng ở hai bè tay phải và tay trái. Bên
cạnh đó, các quãng 4, quãng 5 cũng được tác giả sử dụng hầu hết trong bài.
Ví dụ 7: Lý Con Sáo Sang Sông (Dân ca Nam Bộ)
17
“Bắt Kim Thang” là một bài dân ca Nam Bộ khá phổ biến bởi tính chất tươi vui,
hồn nhiên. Bài dân ca được xây dựng ở điệu thức 5 âm: re – mi – sol – la – si.
Ở bài này, dấu fa thăng được xem như ở giọng sol trưởng (G – dur). Các hợp âm
đệm ở trong bài cũng được sử dụng phần lớn là hợp âm sol trưởng (G), nhưng để
phù hợp với điệu thức 5 âm của Việt Nam, tác giả đã thêm vào phần đệm các
quãng 2 thứ, quãng 4, quãng 5.
Ví dụ 8: Bắt Kim Thang (Dân ca Nam Bộ)
18
Bên cạnh việc sử dụng hợp âm ở phần đệm, các nhạc sĩ còn dùng hợp âm rải ở
phần đệm tay trái. Các hợp âm rải cũng đi theo lối kết hợp quãng 4, quãng 5, quãng
2 như: sol – re – mi – sol – si.
Ví dụ 9: Bắt Kim Thang (Dân ca Nam Bộ)

III. Tiết tấu phần đệm Piano:
Có thể nói Piano thể hiện rất phong phú về mặt âm hình cũng như tiết tấu phần

đệm. Phần đệm Piano cho các bài dân ca được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc và Nguyễn
19
Đình Bảng thể hiện khá đa dạng trong tuyển tập “Trống Cơm”. Có những bài phần
đệm là những hợp âm theo tiết tấu của bài hát, có những bài phần đệm lại đóng vai
trò tạo nên một không khí; một hình ảnh thể hiện nội dung của lời ca.
Ở bài “Trống Cơm”, nhạc sĩ đã thể hiện phần đệm là âm hình của những nốt
móc kép và móc đơn. Với những hợp âm tạo nên một sữ mô phỏng của tiếng trống
đầy rộn rã và sôi động.
Ví dụ 10: Trống Cơm (Dân ca Quan họ Bắc Ninh)
Ngược lại, bài “Xe Chỉ Luồn Kim” với tính chất âm nhạc dàn trải; trữ tình, phần
đệm lại là âm hình của những nốt móc đơn và âm hình của hợp âm rải nốt móc
kép.
Ví dụ 11: Xe Chỉ Luồn Kim (Dân ca Quan họ Bắc Ninh): (a)
20
Xe Chỉ Luồn Kim (Dân ca Quan họ Bắc Ninh): (b)
Ở bài “Đi Cấy”, tính chất âm nhạc duyên dáng; trẻ trung, âm hình phần đệm là
những tiết tấu móc đơn có ngắt bởi dấu lặng cùng với nhiều quãng 2 thứ thể hiện
được khá hiệu quả tính chất trên của bài hát.
Ví dụ 12: Đi Cấy (Dân ca Thanh Hóa)
21
Bài “Bắt Kim Thang” mang tính chất âm nhạc hồn nhiên; nhí nhảnh nên phần
đệm là những hợp âm nốt móc đơn cùng với các quãng 2 thứ và các dấu lặng ngắt
Ví dụ 13: Bắt Kim Thang (Dân ca Nam Bộ)
Phần đệm cũng có khi là những nét nhạc chạy âm rải của hai bè tay phải và tay
trái mang tính phức điệu như ở bài “Đi Cắt Lúa” (Dân ca Hơ Rê). Với cách viết
phần đệm này, các tác giả đã tạo nên sự mô phỏng tiếng đàn T-rưng của dân tộc
Tây Nguyên qua âm thanh của cây đàn Piano khá thú vị.
Ví dụ 14: Đi Cắt Lúa (Dân ca Hơ Rê)
22

KẾT LUẬN
Tuyển tập “Trống Cơm” của hai nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc và Nguyễn Đình Bảng,
xuất bản năm 1980, nằm trong bộ “Tuyển tập các bài dân ca Việt Nam có phần
23
đệm Piano”. Những phân tích của chúng tôi chưa phải là những khám phá, tìm tòi
mới mẽ về những thủ pháp sáng tác, biên soạn phần đệm Piano cho dân ca Việt
Nam của hai nhạc sỹ trong tuyển tập này, đây chỉ là những phát hiện nhỏ để góp
phần vào việc mở mang kiến thức, nâng cao sự hiểu biết đối với bản thân.
Đây là một sự kết hợp khá thú vị tạo nên những hiệu quả mới của âm nhạc dân
tộc và âm hạc phương Tây. Sự sáng tạo này luôn chứng tỏ hướng đi đúng đắn của
các nhạc sĩ Việt Nam, đó là tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại để làm
giàu cho nền âm nhạc của dân tộc.
Mỗi nền văn hóa có những giá trị riêng, âm nhạc là một bộ phận của văn hóa
nhân loại, việc bảo tồn văn hóa truyền thống và tiếp nhận có chọn lọc những cái
mới để làm phong phú thêm cho nền âm nhạc nước nhà cũng là quy luật tiếp biến
tự nhiên. Sự kết hợp giữa văn hóa Đông - Tây nhằm tạo ra những sản phẩm âm
nhạc mới đã và luôn là một xu hướng của mọi thời đại. Với cách làm này chúng ta
phải biết “gạn đục, khơi trong” vừa có sự kế thừa, vừa có tính sáng tạo. Việc viết
phần đệm Piano cho các bài dân ca của các nhạc sỹ Việt Nam là một cách làm thể
hiện được phần nào tinh thần trên.
Âm nhạc dân tộc của Việt Nam bên cạnh việc bảo tồn và giữ gìn cũng cần có
những sáng tạo mới để được phong phú thêm, hấp dẫn thêm với người nghe, bởi
tinh hoa nghệ thuật luôn không ngừng vận động và sáng tạo. Tuyển tập “Trống
cơm” với phần đệm Piano là sáng tạo, góp phần làm phong phú thêm giá trị nghệ
thuật của dân ca Việt Nam.
24