Trong đoạn văn tác giả ca ngợi vẻ đẹp nào của cây tre

Trong bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn:

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay núi tre gần nhau thêm.

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

Trong đọan thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay ở chỗ nào?

Gợi ý

– Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng cách nói nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hoá ở đây nghĩa là gán cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau; tay tre ôm núi nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sốngquây quần, ấm cúng bên nhau…

– Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sang động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người. Cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

[Tổng: 11 Trung bình: 4.4]

*Vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây tre:

-Sức sống mãnh liệt: Vào đâu cây tre cũng sống, ở đâu cây tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trôngthanh cao, giản dị, chí khí như người.-Tre làm nên nét đẹp trong đời sống tình cảm và văn hoá của con người: Tre đi vào những câu hát giaoduyên, tiếng sáo diều vi vu, tiếng sáo trúc ngân nga khúc nhạc của đồng quê...- Hiên ngang: Tre cũng bất khuất như người nên đã cùng người chiến đấu chống quân thù, giữ làng giữnước.* Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vì cây tre mang đầy đủ những đức tínhtốt đẹp của con người Việt Nam: giản dị, thanh cao, ngay thẳng, thuỷ chung, cần cù, dũng cảm và kiên

cường, bất khuất.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu 5 : Nêu những phẩm chất cao đẹp của cây tre trong bài văn

Các câu hỏi tương tự

Đọc kĩ văn bản Cây tre Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau :

1, Tác giả Thép Mới đã có nhận định chung như thế nào về Cây tre Việt Nam? Vì sao có thể nói, cây tre là người bạn thân của nông dân và nhân dân Việt Nam?

2, Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong cuộc sống đời thường?

3, Văn bản đã miêu tả cây tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

4, Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều trong văn bản? Hãy chỉ ra những câu văn có sử dụng biện pháp đó?

5, Qua cách kể, tả, bộc lộ cảm xúc trong văn bản, em hiểu được tình cảm gì của tác giả đối với cây tre?

6, Bằng những hiểu biết trong thực tế kết hợp với việc đọc văn bản, em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 8 - 12 câu) trình bày cảm nhận của em về cây tre Việt Nam?

Các bạn ơi giúp mình với!

Cho đoạn trích sau và tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện phẩm chất đáng quý của cây tre:

"Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng te vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người."

1. Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?

2.Những từ ngữ nào trong văn bản biểu đạt rõ nhất hình ảnh của cây tre?

1. Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh: 

 "Bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam" . 

 "Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa".

 "Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn".

 "Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân".

 "Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất".

 "Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!".

 "Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi."

2. Những từ ngữ nào trong văn bản biểu đạt rõ nhất hình ảnh của cây tre: mọc thẳng, không chịu khuất, thanh cao, giản dị, chí khí,..

Soạn bài Cây tre Việt Nam. Trả lời câu 1 trang 99 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức. 

Câu hỏi: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Trả lời: 

Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh:

“Bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” .

“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”.

Quảng cáo

“Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”.

“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân”.

“Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”.

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”.

“Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”

Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)

Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

Soạn cách 1

Vẻ đẹp: mầm non măng mọc thẳng, dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn

Phẩm chất: cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, giản dị, chí khí như người, thẳng thắn, bất khuất, cùng ta làm ăn, cùng ta đánh giặc, cùng ta xây dựng đất nước

→ Tre trở thành một biểu tượng sáng giá qua phép nhân hóa, điệp từ tre, hệ thống các tính từ đã nhấn mạnh phẩm chất của tre: sự kì diệu trong sức sống, với những vẻ đẹp riêng biệt, chứa những giá trị cao. Thanh cao, giản dị, chí khí là những phẩm chất tốt đẹp của chính con người Việt Nam trên chặng đường vẻ vang của dân tộc qua nghìn năm lịch sử. Nói tre là biểu tượng của dân tộc đúng chẳng sai, bởi lẽ tre gắn bó người dân Việt Nam, đồng hành trong mọi giây phút của lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước, tre bất khuất như chính con người dân tộc ta vậy.

Soạn cách 2

- Bài văn miêu tả cây tre với những phẩm chất đáng quý: Thanh cao, giản dị, ngay thẳng, thủy chung, chí khí, bất khuất.

- Tre là biểu tượng cho người dân Việt Nam, ca ngợi phẩm chất của tre cũng chính là ca ngợi về con người, dân tộc Việt Nam.

Soạn cách 3

Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp,khỏe mạnh, thủy chung, son sắt. Cây tre góp phần vào xây dựng quê hương và bảo vệ tổ quốc. Tre như tấm gương phản ánh những đức tính tốt của con người. Vì vậy có thể nói tre là biểu tượng tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.