Trung bình một ngày thận lọc bao nhêu l máu năm 2024

Có sức khỏe là có cả gia tài, nhưng trong cuộc sống bận rộn này, mọi người thường không chú ý đến sức khỏe của mình cho đến khi nó phát ra những tín hiệu báo động. Đặc biệt là thận, đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Tại sao nó quan trọng và nó hoạt động như thế nào, mọi người cần biết rõ để tránh dẫn tới tình trạng suy thận.

Khối lượng công việc của thận mỗi ngày là gì?

Bác sĩ Trần Di, trưởng khoa Thận tại bệnh viện Đại học Bắc Kinh và là phó viện trưởng Viện thận học chia sẻ:

Trung bình một ngày thận lọc bao nhêu l máu năm 2024

Con người có 2 quả thận, có chức năng lọc máu và độc tố của cơ thể (Ảnh : Istock)

Con người có 2 quả thận, có chức năng lọc máu và độc tố của cơ thể. Mỗi phút thận lọc 1,2 lít máu, khi máu đi vào thận, cầu thận sẽ lọc nước và các chất trong huyết tương, những thành phần dinh dưỡng sẽ được tái hấp thu, còn các chất không có hại sẽ được đào thải vào nước tiểu.

Thận lọc máu từ 40 đến 50 lần liên tục mỗi ngày, để đảm bảo các chất thải từ quá trình trao đổi chất được thải ra ngoài cơ thể kịp thời.

Ngoài ra, thận còn tham gia vào quá trình điều hòa nội tiết. Nó giải phóng nhiều loại hormone như renin, prostaglandin và erythropoietin, có thể giúp điều hòa huyết áp, thúc đẩy quá trình chuyển hóa vitamin D, duy trì sự trao đổi chất của tế bào hồng cầu.

4 điều không nên làm để ngăn ngừa suy thận

Bác sĩ Trần cho biết, những dấu hiệu khởi phát của bệnh thận rất khó để nhận biết. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giảm đáng kể các biến chứng và kéo dài được sự sống cho bệnh nhân. Những người bị tiểu đường và cao huyết áp càng cần phải chú ý đến chức năng của thận. Ngoài ra, người khỏe mạnh không nên làm những điều sau để tránh bị suy thận.

- Ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều thực phẩm một lúc không chỉ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa trong thời gian ngắn, mà còn khiến cho việc trao đổi chất diễn ra quá mức, gây áp lực cho thận. Nếu duy trì thói quen ăn quá no trong thời gian dài có thể gây tăng huyết áp, tiểu đường... dẫn tới bệnh thận thứ phát.

Trung bình một ngày thận lọc bao nhêu l máu năm 2024

Đừng để cơ thể bị mất nước, nếu không nó sẽ dẫn tới suy thận. (Ảnh : Atlantamagazine)

- Để cơ thể bị mất nước

Mất nước do nhiệt độ cao có liên quan tới nguy cơ làm tổn thương thận mãn tính. Khi bị mất nước, các mạch máu ở thận bị co lại, nước tiểu cô đặc. Nếu không được bổ sung nước kịp thời, lượng máu không đủ dẫn tới thận bị thiếu oxy, cuối cùng dẫn tới thận bị tổn thương.

- Không chú ý đến nước tiểu

Việc chú ý đến màu sắc nước tiểu như sắc nâu rõ rệt, nổi bọt khí, tiểu đêm thường xuyên đều có liên quan tới thận. Trong những trường hợp này, mọi người cần đến bệnh viện kiểm tra, đặc biệt là những người đang bị tăng cân và bị phù.

- Không đi khám sức khỏe tổng quát thường xuyên

Những người trên 45 tuổi nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hàng năm, nhất là đối với những người có tiền sử mắc bệnh thận, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh gút.

Trung bình một ngày thận lọc bao nhêu l máu năm 2024

Đối với người từ 45 tuổi trở lên nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh thận, hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, protein niệu (dư thừa protein trong nước tiểu), bệnh gút và người dùng thuốc kháng sinh nhiều, tốt nhất nên kiểm tra sức khỏe 6 tháng một lần để sớm phát hiện ra bệnh thận.

8 dấu hiệu cho thấy thận đang bị suy yếu

Bác sĩ Luân Lập Đức, trưởng khoa Thận, Bệnh viện Đa khoa không quân, cho biết có một số dấu hiệu rất dễ nhận biết thận đang bị suy yếu như:

1. Phù mí mắt hoặc chi dưới

Thận sẽ làm suy yếu sự điều tiết nước và chất điện giải, gây tăng nước và natri trong cơ thể. Nước thường sẽ tích tụ ở một số phần thấp nhất cơ thể như chân hoặc phần mô ở mí mắt.

2. Nhức đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, ngủ kém

Những biểu hiện này chủ yếu là do tăng huyết áp. Đối với những người trẻ tuổi từng bị tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, cần nên cảnh giác với bệnh thận.

3. Nước tiểu có bọt

Khi protein và đường trong nước tiểu tăng lên, nó sẽ khiến bọt khí xuất hiện. Những lớp bọt nhỏ nổi trên bề mặt nước tiểu khó biến mất, mọi người cần nghĩ ngay đến protein niệu. Ngoài ra, nếu có lớp bọt khí lớn và biến nhất nhanh thì cũng cần chú ý.

4. Thay đổi lượng nước tiểu

Sự trao đổi chất của người bình thường diễn ra chậm sau khi ngủ, lượng nước tiểu vào ban đêm thường ít hơn ban ngày. Nếu tiểu đêm nhiều hơn 2 lần thì đó có nghĩa là bệnh suy thận đã xuất hiện.

Trung bình một ngày thận lọc bao nhêu l máu năm 2024

Hãy chú ý đến màu sắc và những dấu hiệu lạ xuất hiện cùng với nước tiểu như bọt khí. (Ảnh: Heho)

5. Nước tiểu bất thường

Nếu thỉnh thoảng nước tiểu có màu sắc hơi đỏ, xét nghiệm nước tiểu thông thường dương tính với protein, đó có thể là protein niệu hoặc tiểu máu không triệu chứng.

6. Mắc các bệnh lý nghiêm trọng

Một số căn bệnh thường khiến thận dễ bị tổn thương hơn như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gút, bệnh thận đa nang.

7. Thiếu máu

Bệnh nhân suy thận ở mức trung bình hoặc cao thường có triệu chứng như thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao... Điều này thường do suy thận, dẫn đến giảm bài tiết erythropoietin ở thận. Do đó, trong trường hợp thiếu máu không rõ nguồn gốc, ngoài việc xem xét các bệnh liên quan tới máu, cần kiểm tra thêm về bệnh thận.

8. Mất cảm giác ngon miệng

Bệnh nhân mắc bệnh urê huyết thường có dấu hiệu chán ăn, buồn nôn và ngứa da. Do đó, nếu thấy các triệu chứng này, đặc biệt là những người bị tăng huyết áp và thiếu máu cần sớm đến bệnh viện kiểm tra chức năng thận.

Phương pháp ngâm chân vào lúc 9 giờ tối giúp bảo vệ thận

Bác sĩ Khương Hải Đào, phó trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện liên kết thứ 2 của Đại học Y cổ truyền Thiên Tân, Trung Quốc cho biết có một phương pháp cực kỳ đơn giản để bảo vệ thận tối đa đó là ngâm chân bằng nước ấm vào lúc 9 giờ tối.

Trung bình một ngày thận lọc bao nhêu l máu năm 2024

Cách ngâm chân bảo vệ thận như sau:

- Thời gian: Từ 9 giờ đến 11 giờ tối, đây là thời điểm thích hợp nhất để ngâm chân. Đối với một số người làm việc trí óc, sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, việc ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp họ thư giãn, khí lưu và máu sẽ lưu thông lại bình thường.

- Lưu ý: Nhiệt độ nước ngâm chân không được quá nóng hoặc quá lạnh, chỉ nên ở mức ấm vừa đủ thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất cho thận.

- Công dụng: Bàn chân là nơi có nhiều huyết mạch quan trọng của cơ thể, có liên quan tới thận. Tại đây, kinh thận (huyệt đạo tập trung kinh khí quan trọng của thận) đóng vai trò trong việc nuôi dưỡng thận. Nếu không có biện pháp nào tác động phía trên thận thì có thể thực hiện ở khu vực này.

Lọc máu bao lâu 1 lần?

Thông thường, bệnh nhân sẽ cần lọc máu khoảng 2 đến 3 lần/tuần. Mỗi lần thực hiện lọc máu sẽ kéo dài khoảng 4 tiếng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ bệnh, chức năng thận, lượng máu hay lượng chất thải trong những lần điều trị mà thời gian chạy thận nhân tạo có thể được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.

Tốc độ lọc cầu thận giảm bao nhiêu sau tuổi 40?

Theo độ tuổi, độ lọc cầu thận sẽ giảm dần ở cả người không mắc bệnh thận mạn tính như sau: Từ 20 - 29 tuổi: trên 116 ml/phút/1.73 m2. Từ 30 - 39 tuổi: trên 107 ml/phút/1.73 m2. Từ 40 - 49 tuổi: trên 99 ml/phút/1.73 m2.

Mỗi ngày thận lọc được bao nhiêu lít máu?

Mỗi người khỏe mạnh bình thường có 2 quả thận, đủ khả năng lọc khoảng 200 lít máu mỗi ngày và đào thải sản phẩm thải qua khoảng 2 lít nước tiểu. Mức lọc cầu thận là chỉ số đánh giá khả năng lọc máu của thận, cụ thể chỉ số này thể hiện lượng máu được lọc qua thận trong một đơn vị thời gian, được tính bằng đơn vị phút.

Chỉ số lọc cầu thận của một người bình thường là bao nhiêu?

Độ lọc cầu thận ước tính ở người trưởng thành khỏe mạnh \> 90 ml/ph/1,73m2. Giá trị eGRF nằm trong khoảng 60-89 tức là độ lọc cầu thận bình thường hoặc giảm nhẹ (tùy theo độ tuổi), có thể không mắc bệnh thận, cần kiểm tra thường xuyên.