Trường Tiểu học Khương Đình có tốt không

Vừa qua, Báo Thương hiệu và Công luận nhận được phản ánh của một số phụ huynh có con đang học tại Trường tiểu học Khương Đình thắc mắc về một số khoản thu được cho là quá cao và vô lý. Ngoài ra phụ huynh học sinh cho rằng phía nhà trường không công khai minh bạch các khoản thu chi.

Cụ thể, phụ huynh học sinh băn khoăn khi vừa vào năm học 2018-2019 họ đã phải đóng nhiều khoản, như: Tiền quỹ trường (100.000 đồng/học sinh), tiền học phẩm (320.000 đồng/kỳ/học sinh), quỹ lớp (350.000 đồng/học sinh), tiền sổ liên lạc điện tử (30.000 đồng/tháng), tiền bảo hiểm thân thể hay việc lựa chọn các môn học tự chọn... Những khoản thu này, đại diện Ban phụ huynh chỉ đọc lướt rất nhanh, khiến cho các phụ huynh không kịp nhớ hết. Khi phụ huynh đề nghị ghi lên bảng thì Trưởng Ban phụ huynh trả lời: Nhà trường yêu cầu không viết vì sợ cha mẹ chụp lại đăng lên mạng xã hội ảnh hưởng đến nhà trường?.

Trường Tiểu học Khương Đình có tốt không

Trường tiểu học Khương Đình

Để làm rõ thông tin nêu trên, phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận đã có buổi làm việc với Ban Giám hiệu nhà trường. Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Lệ Hằng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Ngay khi có thông tin phụ huynh phản ánh, tôi đã kiểm tra và phát hiện ra một số lớp Ban phụ huynh đã thu. Tôi đã triệu tập cuộc họp gấp cùng với Ban phụ huynh và yêu cầu những lớp đã thu phải hoàn trả ngay số tiền và phải đề nghị phụ huynh ký đã nhận lại đủ số tiền”

Bà Nguyễn Lệ Hằng chia sẻ thêm: “Trong buổi họp đầu năm học, Ban Giám hiệu nhà trường đã quán triệt tới Ban phụ huynh là thu chi đầu năm theo đúng quy định và chưa được thu bất kỳ khoản gì ngoài tiền mua Bảo hiểm vì chưa có chủ trương. Nhưng thật đáng tiếc, một số lớp Ban phụ huynh quá “năng động” tự ý thu khiến phụ huynh bức xúc, cũng may sự việc được phát hiện và xử lý kịp thời”.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện Ban phụ huynh của khối lớp 5 cho biết: “Sở dĩ chúng tôi thu khoản tiền học phẩm vì một số cha mẹ học sinh bận rộn không có thời gian mua sắm học phẩm phục vụ yêu cầu học tập của con em mình, nên đã nhờ Đại diện Ban phụ huynh mua giúp. Điều này đã gây hiểu lầm cho một số phụ huynh. Trước sự việc trên, Ban giám hiệu nhà trường đã yêu cầu Ban phụ huynh của các lớp đã thu tiền học phẩm trả lại cho phụ huynh và nghiêm khắc nhắc nhở chúng tôi không tự ý thu các khoản tiền để tránh hiểu lầm trong dư luận”.

Khi phóng viên đặt câu hỏi: Số tiền mà Ban phụ huynh tự ý thu đã được hoàn trả cho phụ huynh chưa? Đại diện ban phụ huynh trả lời: “Chúng tôi đã hoàn trả đầy đủ”. Điều này cũng đã được các phụ huynh khẳng định họ đã nhận đủ số tiền mà Ban phụ huynh thu để mua học phẩm cho học sinh.

Sự việc xảy ra tại Trường tiểu học Khương Đình đã phần nào làm xáo trộn hoạt động và uy tín của nhà trường, nhưng rất may sự việc được Ban giám hiệu phát hiện và xử lý kịp thời. Đây cũng là bài học đối với các trường trên địa bàn rút kinh nghiệm phải sát sao hơn với Ban phụ huynh tránh tình trạng “bộc phát” khiến nhà trường không kịp kiểm soát.

  Nhóm PV

2.3.1.Thực trạng dạy và học

2.3.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên

Kết quả khảo sát về hoạt động dạy học của giáo viên được phản ánh qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên

TT Hoạt động dạy học Mức độ thực hiện (%) Thứ

Tốt Trung bình Chưa tốt bậc

1 Về việc thực hiện mục tiêu, 65,5 24,3 10,2 4

2 Về việc soạn bài và chuẩn bị giờ 70,3 20,4 9,4 3 lên lớp

3 Về thực hiện giờ lên lớp 80,6 14,2 5,2 1

4 Về hồ sơ chuyên môn của giáo 78,1 11,5 10,4 2

viên

Chung 73,6 17,6 8,8

Nhìn chung, hoạt động dạy học của nhà trường được đánh giá ở mức tốt. Đa số cán bộ quản lý và giáo viên được khảo sát đánh giá hoạt động này ở mức tốt với 73,6%. chỉ có 8,8% đánh giá ở mức chưa tốt.

Trong các hoạt động của hoạt động dạy học thì hoạt động thực hiện giờ lên lớp của giáo viên được đánh giá cao nhất; Tiếp đến là hoạt động chuẩn bị hồ sơ chuyên môn. Cụ thể như sau:

- Về việc thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục Tiểu học.

Giáo viên nắm vững chương trình dạy học mới ở khối mình dạy học và tồn cấp Tiểu học, nắm vững được nội dung, kiến thức cơ bản của môn học ở từng lớp học, cấu trúc chương trình, mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, phân phối thời gian dạy học theo yêu cầu đổi mới. Hàng năm, GV đã lập kế hoạch dạy học của mình trong đó có phần thực hiện chương trình dạy học.

-Về việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp.

Những năm gần đây, GV đã biết cách thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới. HS với vai trò chủ động được hoạt động và thể hiện mình nhiều hơn. GV với vai trị là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động nhận thức của HS, là người cung cấp thông tin, là trọng tài các giờ thảo luận. Kết cấu giáo án đã đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với logic nhận thức của học sinh. Giáo án đã chú ý đến mục tiêu của bài học không những về kiến thức, kỹ năng thái độ mà còn hướng tới bồi dưỡng, tiếp cận năng lực HS, rèn luyện cho HS về kỹ năng, vận dụng kỹ năng vào thực tiễn.

Giáo án thể hiện rõ việc chuẩn bị các tài liệu, đồ dùng, phương tiện dạy học, thiết kế được các hoạt động của thày, trị, có chú ý đổi mới phương pháp kiểm tra,

đánh giá, khơi dậy niềm hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS. Giáo án đã xác định được các đơn vị kiến thức mới, xây dựng các vấn đề tích hợp, các kiến thức trọng tâm, xác định các kỹ năng cần hình thành và rèn luyện, xác định phần tự học cho HS, xây dựng câu hỏi phù hợp trong đó có những câu hỏi then chốt, câu hỏi nâng cao năng lực để phân loại HS, chuẩn bị các phiếu học tập, đề kiểm tra. Giáo án xác định rõ các hình thức học tập, các phương pháp dạy học phù hợp, dự kiến thời gian cho các hoạt động, cách trình bày: Kẻ cột, nội dung ghi trong giáo án.

-Về thực hiện giờ lên lớp

Giáo viên đã thực hiện tốt đổi mới khi lên lớp, đảm bảo theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng, đảm bảo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại một giò lên lớp theo Bộ

GD&ĐT và những yêu cầu của đổi mới phương pháp.

Nhiều GV vào bài một cách tự nhiên, hấp dẫn, tập trung sự chú ý, đưa HS vào vấn đề một cách tự nhiên và hiệu quả. GV đã chủ động giả quyết các tình huống có vấn đề, khâu điều khiển các hoạt động nhận thức của HS đã được đổi mới. GV đã chủ động giải quyết các tình huống học tập hợp lý, tế nhị, tôn trọng HS. Các phương tiện dạy học được sử dụng một cách hợp lý và thường xuyên khiến cho giờ học trở nên sinh động và hiệu quả.

- Về hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Hồ sơ chuyên môn được quy định trong “Điều lệ trường Tiểu học” và quy định của phòng GD&ĐT được GV thực hiện tương đối tốt và được Ban giám hiệu kiểm tra định kỳ theo kế hoạch.

2.3.1.2.Thực trạng hoạt động học của học sinh

Kết quả đánh giá chất lượng giáo dục của HS trong 2 năm học 2017- 2018 và 2018 - 2019 như sau:

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá các môn học và hoạt động giáo dục của học sinh Mức độ hoàn thành

TT Năm Tổng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn

học số HS thành SL % SL % SL % 1 2017 - 1799 705 39,28 1079 59,98 15 0,83 2018 2 2018 - 1989 1533 77,07 446 22,42 10 0,51 2019

Nguồn: Số liệu của Trường tiểu học Khương Đình

Đa số học sinh hồn thành tốt các mơn học, nhất là năm học 2018 – 2019 với 77,07%. Học sinh có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn, nhận thức đầy đủ nhiệm vụ học tập của mình, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nền nếp học sinh duy trì tương đối tốt, có ý thức tốt trong học tập và các hoạt động trong nhà trường. Bước đầu được hình thành phương pháp tự học, tự tìm tịi, sáng tạo. HS biết sử dụng các phương pháp, phương tiện hiện đại dưới sự hướng dẫn của GV.

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh

Năng lực Phẩm chất T Năm TS Tốt Đạt Cần cố Tốt Đạt Cần cố gắng gắng T học HS SL % SL % S % SL % SL % SL % L 1 2017 - 179 15 85, 262 14,5 0 0 153 85, 262 14, 0 0 2018 9 37 4 7 4 5 2 2018- 198 16 80, 383 19,2 1 0,0 160 80, 383 19, 1 0,0 2019 9 05 6 5 5 6 2 5

Về phẩm chất của HS cũng cho kết quả tương tự, đa số những cán bộ và giáo viên được khảo sát cho rằng HS có năng lực tốt (80,6%), chỉ có 0,05% HS cần cố gắng và 19,2% đạt.

2.3.2. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Bảng 2.10 . Tổng hợp về CSVC tại nhà trường

TT Số Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phịng

lớp học thiết thư Tin Ngoại Nghệ Y tế Đồn Tài

bị viện học ngữ thuật Đội chính

1 33 33 01 01 01 0 0 01 01 01

Nguồn: Số liệu của Trường tiểu học Khương Đình

Trong những năm học qua, UBND quận Thanh Xuân đặc biệt quan tâm đến đầu tư cho giáo dục, trong đó việc đầu tư CSVC cho nhà trường được

quan tâm lớn. Do đó, CSVC phục vụ cho lớp học, các trang thiết bị được đầu tư đầy đủ và tăng cường.