Tước quân tịch công an nhân dân là gì năm 2024

Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).

Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.

Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.

Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.

Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.

Ngày 26-9, nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho biết Công an tỉnh Bình Thuận đã thi hành kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu công an nhân dân đối với thượng úy Lê Hữu Tùng - công tác tại đội cảnh sát hình sự Công an huyện Đức Linh.

Công an tỉnh Bình Thuận trưng cầu khám nghiệm tử thi nạn nhân để làm rõ nguyên nhân tử vong sau khi làm việc với công an huyện - Ảnh: MAI THỨC

Lý do thi hành kỷ luật vì thượng úy Tùng đã có hành vi vi phạm kỷ luật được quy định tại điểm c, khoản 11, mục V phụ lục ban hành kèm thông tư 38/2022 của Bộ Công an.

Nguồn tin cho biết thượng úy Tùng có liên quan đến vụ một người đàn ông tử vong khi làm việc tại trụ sở Công an huyện Đức Linh.

Liên quan đến vụ trên, theo báo cáo của Công an tỉnh Bình Thuận, trước đó vào rạng sáng 2-9 lực lượng tuần tra của Công an huyện Đức Linh phát hiện hai người đàn ông nghi trộm chó.

Tổ tuần tra yêu cầu dừng xe để kiểm tra, tuy nhiên cả hai tăng ga bỏ chạy hướng vào xã Vũ Hòa, vứt lại hai con chó.

Quá trình truy đuổi, đại úy Nguyễn Đức Phương (thành viên tổ liên quân 506) và trung úy Đoàn Ngọc Quảng (cán bộ Công an thị trấn Võ Xu) bị thương do hai người bỏ trốn bắn điện ngược lại.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an huyện Đức Linh chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự phối hợp lập biên bản, khám nghiệm hiện trường, xác minh và truy bắt hai người đã tẩu thoát.

Lực lượng công an xác định hai người trên là Bùi Văn H. (28 tuổi) và Lưu Công Mạnh (38 tuổi, cùng trú xã Vũ Hòa).

Công an huyện Đức Linh mời anh Bùi Văn H. đến trụ sở Công an xã Vũ Hòa làm việc, đến tối cùng ngày thì cho gia đình bảo lãnh về. Riêng Lưu Công Mạnh bỏ trốn khỏi địa phương.

Sau khi xác định Mạnh đang trốn tại TP Đồng Xoài (Bình Phước), Công an huyện Đức Linh đã cử tổ công tác đưa Mạnh lên cơ quan công an làm việc. Bước đầu Mạnh thừa nhận hành vi cùng H. trộm chó và chống người thi hành công vụ như trên.

Đến tối 3-9, H. tiếp tục được mời về trụ sở công an huyện làm việc để củng cố hồ sơ, chứng cứ. Công an huyện Đức Linh cho biết tại đây H. đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

"Khi đang làm việc, đến khoảng 21h cùng ngày, H. có biểu hiện mệt, khó thở nên công an huyện đã đưa H. đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận khám. Trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện thì H. chết", trích báo cáo của Công an tỉnh Bình Thuận.

Ngay khi xảy ra vụ việc, đại diện Công an tỉnh Bình Thuận đã thăm hỏi, chia buồn với thân nhân anh H.. Công an tỉnh cũng trưng cầu giám định tử thi để điều tra làm rõ vụ việc.

Tước quân tịch (hay còn gọi là tước danh hiệu quân nhân) là việc quân nhân bị xóa tên khỏi danh sách quân nhân và tước quyền lợi mà bản thân quân nhân và gia đình được hưởng do có danh hiệu quân nhân đó.

Theo đó, tại Điều 11 Thông tư 143/2023/TT-BQP, tước danh hiệu quân nhân là một trong các hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (gọi chung là quân nhân).

2. Những trường hợp nào quân nhân bị tước quân tịch?

Theo Chương III Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch như sau:

(1) Chống mệnh lệnh (Điều 15)

Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là chỉ huy;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Trong sẵn sàng chiến đấu;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Gây hậu quả nghiêm trọng.

(2) Làm nhục đồng đội (Điều 18)

Người nào xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của đồng đội trong quan hệ công tác và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là chỉ huy hoặc cấp trên;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Gây tổn hại sức khỏe.

(3) Hành hung đồng đội (Điều 19)

Người nào trong quan hệ công tác có hành động hành hung, xúc phạm đến thân thể của đồng đội và thuộc một trong các trường hợp:

- Là chỉ huy hoặc cấp trên;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe.

(4) Vắng mặt trái phép (Điều 20)

Vắng mặt trái phép và thuộc một trong những trường hợp như:

- Là chỉ huy;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Trong sẵn sàng chiến đấu;

- Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

(5) Đào ngũ (Điều 21)

Người nào đào ngũ nếu thuộc các trường hợp:

- Là chỉ huy;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;

- Khi đang làm nhiệm vụ.

(6) Trốn tránh nhiệm vụ (Điều 22)

Tự gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe của mình, giả bị bệnh hoặc dùng các hình thức gian dối khác để trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là chỉ huy;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia.

(7) Vi phạm các quy định đối với lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu (Điều 23)

Lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu về nước chậm từ 90 ngày trở lên so với thời gian quy định thì bị kỷ luật tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

(8) Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước (Điều 24)

Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước và thuộc một trong các trường hợp:

- Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

(9) Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật (Điều 29)

Để xảy ra mất an toàn về người, vũ khí, trang bị, phương tiện, tài sản và thuộc một trong các trường hợp:

- Là chỉ huy;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự.

(10) Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 30)

Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự và thuộc một trong các trường hợp như:

- Là chỉ huy;

- Trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu;

- Không có biện pháp tích cực ngăn chặn.

(11) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm (Điều 31)

Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm và thuộc một trong các trường hợp:

- Là chỉ huy;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị.

(12) Quấy nhiễu Nhân dân (Điều 32)

Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của Nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của Nhân dân và thuộc một trong các trường hợp:

- Là chỉ huy;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp;

- Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.

(13) Chiếm đoạt tài sản (Điều 35)

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân có giá trị dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là chỉ huy;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

(14) Vi phạm liên quan đến ma túy (Điều 40)

Người có các hành vi vi phạm liên quan đến ma túy như: Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng, sử dụng trái phép chất ma túy thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

(15) Vi phạm các quy định trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng (Điều 41)

- Vi phạm các một trong các trường hợp dưới đây đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm:

+ Quản lý, sử dụng trang bị, hạ tầng công nghệ thông tin sai quy định để xảy ra mất mát, hư hỏng hoặc làm các hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị không hoạt động, mất an toàn thông tin, an ninh mạng;

+ Sử dụng các trang thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị di động thông minh có truy cập vào Internet để tạo lập, xử lý, lưu trữ hoặc cung cấp, trao đổi các tài liệu quân sự có nội dung chưa được phép phổ biến trên mạng Internet và các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin kích động bạo lực, đồi trụy, mê tín dị đoan;

+ Vi phạm quy định về kết nối liên thông giữa mạng máy tính quân sự và mạng Internet;

+ Sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet hoặc sử dụng máy tính Internet để kết nối vào mạng máy tính quân sự gây ra hậu quả làm lộ lọt thông tin, mất an toàn thông tin, an ninh mạng;

+ Không chấp hành hoặc có hành vi cản trở các cơ quan chức năng trong việc, triển khai các giải pháp để quản lý bảo đảm công nghệ thông tin, an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật và Quân đội;

+ Tự ý sửa chữa, thay thế, lắp mới, tráo đổi thành phần cứng hoặc tự ý cài đặt, cập nhật, nâng cấp, gỡ bỏ, thay đổi tính năng, vô hiệu hóa hoạt động các phần mềm, ứng dụng, dịch vụ trên các trang bị công nghệ thông tin, hệ thống thông tin làm mất an toàn thông tin, an ninh mạng.

- Sử dụng các trang thông tin điện tử, các mạng xã hội để thực hiện hành vi đăng tải, phát tán, bình luận, chia sẻ những thông tin trái quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật quân sự; tin có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm danh dự cá nhân, uy tín tổ chức làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh quân nhân, đơn vị; tham gia các diễn đàn, nhóm liên quan đến tội phạm, tổ chức phản động, chống đối chính trị;

- Cố tình phát tán mã độc hoặc thực hiện các hoạt động tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin.

(16) Các hành vi vi phạm khác (Điều 43)

Ngoài các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư 143/2023/TT-BQP, nếu người vi phạm có hành vi vi phạm khác, vi phạm kỷ luật Quân đội hoặc pháp luật Nhà nước tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản đối với hành vi vi phạm thì căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

(17) Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo (Điều 45)

Người nào vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù có thời hạn và phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ hoặc tù chung thân, tử hình thì đương nhiên bị tước danh hiệu quân nhân (đối với quân nhân), buộc thôi việc (đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Tước Công an nhân dân là gì?

Từ đó, có thể hiểu, tước danh hiệu công an nhân dân là việc chiến sĩ công an vi phạm điều lệnh nên bị xóa bỏ, không còn được sử dụng danh hiệu công an nhân dân nữa. Trong đó, công an nhân dân là lực lượng vũ trang nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Bị tước quân tịch có ảnh hưởng gì không?

Tước quân tịch là việc quân nhân bị xóa tên khỏi danh sách quân nhân và tước mọi quyền lợi mà bản thân quân nhân và gia đình được hưởng do có danh hiệu quân nhân đó. Đây được coi là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất đối với quân nhân. Ngoài ra, quân nhân bị tước quân tịch cũng sẽ bị hạn chế một số quyền lợi khác.

Danh hiệu quân nhân là gì?

Theo đó, tại Điều 11 Thông tư 143/2023/TT-BQP, tước danh hiệu quân nhân là một trong các hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (gọi chung là quân nhân).

Công an an ninh nhân dân là gì?

Công an an ninh là một lực lượng nghiệp vụ thuộc Công an nhân dân Việt Nam. Theo đó, công an an ninh thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: - Bảo vệ an ninh quốc gia: Phòng chống các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ bí mật quốc gia, an ninh nội bộ và an ninh mạng.

Chủ đề