Tỷ lệ dự trữ thực tế là gì năm 2024

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc (tiếng Anh: Required reserve ratio) là một qui định của ngân hàng trung ương về tỉ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản.

Tỷ lệ dự trữ thực tế là gì năm 2024

Hình minh họa. Nguồn: creentrepreneur

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc là gì (Required reserve ratio)

Định nghĩa

Dự trữ bắt buộc (Required reserve) là lượng tiền mặt mà các ngân hàng thương mại phải kí gửi vào quĩ dự trữ của ngân hàng trung ương.

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc trong tiếng Anh là Required reserve ratio. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc là tỉ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải duy trì theo qui định của ngân hàng trung ương.

Mô tả nghiệp vụ

Ngân hàng trung ương có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đồng dự trữ.

Sự gia tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn từ mỗi đồng mà các ngân hàng nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là, tỉ lệ dự trữ của các ngân hàng tăng lên, làm giảm số nhân tiền và làm giảm cung.

Những cách thay đổi trong dự trữ bắt buộc tác động đến cung ứng tiền tệ bằng cách gây ra thay đổi số nhân tiền tệ.

Từ công thức

mm = (1 +C/D) / (rd +ER/D +C/D)

Trong đó:

mm: số nhân tiền

rd: tỉ lệ dự trữ bắt buộc

C: tiền mặt

D: tổng tiền gửi có thể phát hành séc

ER: tổng số tiền dự trữ quá mức

Ta thấy mm tỉ lệ nghịch với rd. Nếu rd giảm thì mm sẽ tăng, MB không đổi dẫn đến MS tăng và ngược lại, cụ thể:

rd↓→mm ↑→MS ↑

Trong đó:

MS: mức cung tiền

MB: lượng tiền cơ sở (lượng tiền mạnh)

Hoặc có thể xét trên một góc độ khác: khi giảm rd thì tỉ lệ cho vay của ngân hàng tăng lên. Từ khoản tiền cho vay tăng, các khoản tiền gửi sử dụng séc sẽ tăng lên, tức là tăng tiền ngân hàng. Nhờ vậy mà khối lượng tiền MS cũng tăng.

Cơ chế tác động:

rd↓→L↑→D↑→MS ↑

Trong đó:

L: Tiền cho vay

D: Các khoản tiền gửi có thể phát hành séc

Liên hệ thực tiễn

Nhìn chung các ngân hàng trung ương rất ít khi thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

Ví dụ khi ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, một số ngân hàng nhận thấy họ bị thiếu hụt dự trữ, mặc dù họ không thấy có sự biến động nào trong tiền gửi.

Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng thương mại hơn so với ngân hàng trung ương. Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.

Tác động của dự trữ bắt buộc[sửa | sửa mã nguồn]

Thông qua hoạt động tạo tiền, từ tiền cơ sở (gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng cộng với tiền mặt dự trữ trong hệ thống ngân hàng), tiền mặt so với tiền gửi (C/D) của các ngân hàng; r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Do đó khi r thay đổi thì số nhân tiền thay đổi theo tỷ lệ nghịch. Chính vì thế bằng cách thay đổi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, ngân hàng trung ương có thể thay đổi số nhân tiền để điều tiết cung tiền với một tiền cơ sở bất kỳ.

Một số vấn đề liên quan đến dự trữ bắt buộc[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các ngân hàng trung ương trên thế giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm..., một bộ phận cấu thành của M2). Dữ trữ bắt buộc có thể được gửi ở ngân hàng trung ương hoặc giữ tại két dự trữ của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thông thường các ngân hàng thương mại sẽ gửi ở ngân hàng trung ương để được hưởng lãi suất. Ở Việt nam, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn. Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động... Ngân hàng trung ương của một số quốc gia như các nước thuộc Anh, Thụy Sĩ,... đã không còn áp dụng quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nữa.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Ngân hàng Trung Ương hiện đã đưa ra quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 3% đối với tiền gửi nội tệ không kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới 12 tháng, và là 1% đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì kinh tế vĩ mô?

Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiếng Anh là gì?

Dự trữ bắt buộc (reserve requirement), hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc (reserve requirement ratio) là một quy định (regulation) của ngân hàng trung ương (central bank) về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại (commercial banks) bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản (liquidity).

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc để ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Trong đó: Tổ chức tín dụng bao gồm: - Ngân hàng, bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.