Vắc xin MR là gì

CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
Expanded Program on Immunization
www.tiemchungmorong.vn
Vắc xin MR là gì

Biểu mẫu tìm kiếm

Tìm kiếm
Bạn đang xem:
  • Hoạt động & tin tức \
  • Tin tức trong nước \
  • Hỏi đáp về chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì

Hỏi đáp về chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella

I.Vắc xin MR

Vắc xin tiêm sởi rubella sử dụng trong chiến dịch có nguồn gốc từ đâu? Có đảm bảo tính an toàn không, thưa các Bác sĩ?

Vắc xin sởi rubella là vắc xin sống giảm độc lực, có tác dụng đồng thời phòng bệnh sởi và bệnh rubella. Vắc xin sởi rubella hiện đang sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất. Vắc xin này được Tổ chức Y tế thế giới thẩm định, kết luận đáp ứng các yêu cầu bao gồm tính an toàn và hiệu quả của vắc xin từ năm 2000. Cho tới nay đã có khoảng 40 quốc gia đã sử dụng vắc xin này, với hơn 600 triệu liều đã được sử dụng.

Tính an toàn của vắc xin này ra sao, thưa các BS? Tôi nghe nói vắc xin có nguồn gốc Ấn Độ, được tài trợ miễn phí, nên tôi thấy không an tâm.

Vắc xin sởi rubella được sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh sởi và rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi, đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là vắc xin sởi - rubella duy nhất hiện nay được WHO khuyến cáo các nước sử dụng trong tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch. Vắc xin sởi - rubella sử dụng trong chiến dịch 2014 - 2015 tại Việt Nam do Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ, thông qua việc cung ứng của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF). Sau hơn 2 tháng triển khai chiến dịch, trong tổng số 10 triệu trẻ đã được tiêm vắc xin sởi-rubella, phản ứng thông thường chủ yếu là sốt nhẹ và đau tại chỗ tiêm, chúng tôi chỉ ghi nhận một vài trường hợp có phản ứng dị ứng với vắc xin sau tiêm chủng. Các trường hợp này đều được phát hiện và xử trí kịp thời.

Có cách nào để biết trước là trẻ có dị ứng với vắc xin sắp được tiêm không, thưa các BS? Vì tôi thấy nhiều trường hợp có phản ứng sau tiêm thì được BYT giải thích là do cơ địa. Xin các BS giải thích thêm.

Nếu trẻ bị dị ứng đối với bất cứ thành phần nào của của vắc xin (ví dụ dị ứng với kháng sinh có trong vắc xin), hoặc có phản ứng mạnh (sốt cao, phản ứng sưng tại chỗ tiêm, di ứng, sốc ) khi tiêm vắc xin cùng loại ở những lần tiêm trước thì sẽ có nguy cơ phản ứng đối với vắc xin sắp được tiêm. Gia đình cần thông báo cho cán bộ y tế khi con/cháu được khám sàng lọc trước tiêm chủng, các yếu tố cần thông báo gồm tiền sử dị ứng thức ăn, thuốc, tiền sử phản ứng sau tiêm chủng của trẻ, hay có gặp phản ứng trong những lần tiêm trước hay không? Đồng thời sau tiêm chủng trẻ cần được theo dõi tại có sở tiêm chủng 30 phút, và tiếp tục được theo dõi tại nhà trong vòng một ngày đầu sau tiêm chủng để phát hiện sớm các biểu hiện dị ứng, có như vậy cán bộ y tế mới có đủ thông tin và xử trí kịp thời.


II.Đối tượng nào cần tiêm vắc xin MR trong chiến dịch

Tiêm chủng vắc xin sởi - rubella vào độ tuổi nào là hiệu quả và an toàn nhất?

Vắc xin sởi rubella cần được tiêm chủng theo đúng lịch tiêm chủng (đã được nhà sản xuất vắc xin khuyến cáo và phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế). Trong đó, trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên cần được tiêm chủng vắc xin sởi rubella càng sớm càng tốt để phòng bệnh hiệu quả. Cũng như các vắc xin khác, vắc xin sởi rubella là vắc xin an toàn. Trẻ sẽ được khám sàng lọc trước khi được tiêm chủng để có chỉ định thích hợp.

Con tôi đã được tiêm một mũi vắc xin sởi đơn và đã tiêm một mũi vắc xin sởi phối hợp (vắc xin 3 trong 1 gồm sởi - quai bị - rubella). Vậy có cần tiêm vắc xin sởi-rubella trong chiến dịch này không? Tiêm nhiều mũi vắc xin liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tất cả các trẻ từ 1-14 tuổi đều là đối tượng cần tiêm vắc xin sởi-rubella trong chiến dịch này, trừ những trường hợp mới tiêm vắc xin sởi hoặc mũi phối hợp sởi-rubella, sởi-quai bị-rubela trong vòng 1 tháng.

Việc tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella trong chiến dịch sẽ củng cố miễn dịch cho con bạn, đồng thời phòng bệnh sởi và bệnh rubella mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nếu con tôi không tiêm vắc xin sởi rubella của chương trình TCMR thì có thể tiêm vắc xin sởi-rubella trong tiêm chủng dịch vụ được không?

Từ tháng 10/2014 đến tháng 2/2015, chiến dịch tiêm vắc xin sởi rubella được triển khai trên quy mô toàn quốc, con bạn có nhiều cơ hội để được tiêm vắc xin sởi rubella miễn phí để phòng hai bệnh sởi và bệnh rubella. Trong tiêm chủng dịch vụ hiện có vắc phối hợp phòng bệnh sởi quai bị và rubella gia đình có thể cho cháu tiêm chủng, tuy nhiên sẽ phải trả tiền. Trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi rubella càng sớm càng tốt.

Bao nhiêu tuổi thì không được tiêm vắc xin này nữa? Phụ nữ muốn có thai cần tiêm ở thời điểm nào là tốt nhất? Xin cảm ơn BS!

Lịch tiêm vắc xin sởi rubella là thời điểm trẻ 12 tháng tuổi. Nếu chưa tiêm vắc xin theo lịch thì cần tiêm càng sớm càng tốt sau đó. Tuy nhiên, không có giới hạn tuổi tiêm chủng đối với vắc xin này. Để phòng bệnh rubella cho mẹ và phòng hội chúng rubella bẩm sinh cho con, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần được tiêm vắc xin rubella càng sớm càng tốt, tối thiểu 1 tháng trước khi dự định mang thai.


III.Tiêm vắc xin MR trong chiến dịch tại trường học

Tôi có con gái 9 tuổi, cháu có thông báo là sẽ tiêm vắc xin Sởi-Rubella tại trường nhưng tôi rất lo lắng không rõ việc tổ chức tiêm chủng tại trường học có đảm bảo không?

Trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi rubella, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tiêm chủng cho các cháu, Bộ Y tế đã cho phép có thể tổ chức điểm tiêm chủng cho học sinh tại trường, việc bố trí điểm tiêm chủng tại trường học cũng phải tuân thủ đúng theo các quy định và đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế. Các Trung tâm Y tế dự phòng địa phương đã phát phiếu ghi nhận ý kiến của gia đình trẻ, như cháu có tiền sử dị ứng với thực phẩm và thuốc hay không, các đề nghị của gia đình để cán bộ y tế có thể nắm được thông tin về sức khỏe của cháu và có chỉ định phù hợp. Cách làm này theo chúng tôi là rất bài bản, kỹ lưỡng.

Vắc xin MR là gì

Vì sao vừa qua nhiều cháu tiêm vắc xin sởi- rubella lại bị ngất xỉu ở trường? Gia đình, nhà trường cần chuẩn bị những gì? xin các BS giải đáp.

Trong thời gian vừa qua khi tổ chức chiến dịch tại trường học, chúng tôi có ghi nhận xẩy ra hiện tượng đau đầu, mệt xỉu đồng loạt đối với một số học sinh khi tham gia tiêm chủng tại điểm tiêm trong nhà trường. Hiện tượng trên thường gặp ở nhóm trẻ lớn (độ tuổi từ 10 - 14 tuổi), các cháu đã gặp hiện tượng tâm lý tập thể, có thể xảy ra đối với các cháu quá lo sợ khi có một yếu tố tác động đến tâm lý, mà ở đây là yếu tố tiêm chủng tại các điểm tiêm trường học. Hiện tượng này xảy ra khi các cháu tập trung đông, và dễ bị tác động lan truyền khi nghe thấy hay nhìn thấy một bạn trong lớp, trong trường bị hiện tượng đau đầu, mệt xỉu. Trên thực tế, công tác cấp cứu được tổ chức kịp thời nên các cháu đều hồi phục ngay và đều đã đi học bình thường trở lại.

Để tránh xảy ra hiện tượng mệt xỉu, đau đầu, choáng tập thể như thế này, gia đình và các thầy cô giáo cần chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ trước khi tiêm chủng, đồng thời phát hiện sớm và phối hợp với cán bộ y tế kịp thời giải thích động viên, giúp các cháu yên tâm khi có hiện tượng phản ứng tâm lý xảy ra. Chúng tôi cũng xin giải thích thêm vắc xin sởi-rubella được sử dụng trong chiến dịch này là vắc xin đã được sử dụng tại 40 quốc trong cả tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch, có chỉ thị màu để biểu thị an toàn hay không an toàn về nhiệt độ bảo quản, được WHO kiểm định tính an toàn và hiệu quả miễn dịch. Gần đây khi trả lời báo chí, TS Toda, cán bộ WHO tại Việt Nam cũng đã đánh giá rất cao tính an toàn của vắc xin này và cho rằng nếu các cháu không được tiêm ngừa trong chiến dịch này sẽ là một thiệt thòi.

Dự án TCMR

Chia sẻ: FacebookGoogle PlusLinkedInTwitterYahoo

Các tin khác

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 (Cập nhật đến ngày 25/5/2021)

VIỆT NAM TIẾP NHẬN 1.682.400 LIỀU VẮC XIN PHÒNG COVID-19 ĐỢT 2 TỪ CHƯƠNG TRÌNH COVAX HỖ TRỢ

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu 'hộ chiếu vaccine', mở lại đường bay quốc tế

Bắc Giang thực hiện các công tác đảm bảo an toàn trong tiêm chủng vắc xin Covid-19

VIỆT NAM NỖ LỰC ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH CUNG ỨNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

377 người tiêm chủng vắc xin COVID-19 ngày đầu tiên ở Việt Nam chưa ghi nhận phản ứng sau tiêm

Khi nào người dân được đăng ký tiêm vắc xin COVID-19?

Đảm bảo an toàn, tránh rét cho trẻ khi đi tiêm chủng

Bàn giao 590 tủ lạnh TCW 4000AC cho các tỉnh, thành phố trong toàn quốc

Lễ Phát động chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống dịch bạch hầu tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • sau
  • cuối »

Vắc xin MR là gì

Vắc xin MR là gì

Vắc xin MR là gì

Vắc xin MR là gì

  • Trước
  • Tiếp

Tháng 10

CNT2T3T4T5T6T7
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Vắc xin MR là gì

Vắc xin MR là gì

Vắc xin MR là gì

Vắc xin MR là gì

ẢNH HOẠT ĐỘNG TIÊM CHỦNG

Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì
Vắc xin MR là gì

Lượt truy cập

  • Hôm nay: 7322
  • Hôm qua: 9997
  • Tuần này: 62178
  • Tháng này: 343282
  • Tất cả: 14464737
  • Vắc xin MR là gì