Vai trò của SO2 là chất oxi hóa trong phương trình phản ứng nào sau đây

SO2 + H2S → S + H2O được THPT Sóc Trăng biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết phương trình phản ứng từ SO2 ra S, đây là phương trình phản ứng thể hiện lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi cho SO2 tác dụng với H2S. Mời các bạn tham khảo thông tin chi tiết bên dưới.

1. Phản ứng H2S tạo ra S

SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O

SO2 là chất oxi hóa (bị khử) và H2S là chất khử (bị oxi hóa)

2. Điều kiện phản ứng SO2 ra S

Nhiệt độ thường

Bạn đang xem: SO2 + H2S → S + H2O

Xuất hiện kết tủa vàng Lưu huỳnh (S)

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Cho phản ứng: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất?

A. SO2 bị oxi hóa và H2S bị khử.

B. SO2 bị khử và H2S bị oxi hóa.

C. SO2 khử H2S và không có chất nào bị oxi hóa.

D. SO2 bị khử, lưu huỳnh bị oxi hóa.

Câu 2. Để nhận biết SO2 và SO3 người ta dùng thuốc thử:

A. Nước Clo

B. Nước vôi trong

C. Dung dịch Brom

D. Tất cả đều không được

Câu 3. Để oxi hóa cùng một số mol H2S theo các phản ứng dưới đây (chưa cân bằng) thì trường hợp nào khối lượng chất oxi hóa cần dùng là lớn nhất?

A. H2S + O2 → S +H2O

B. H2S + K2Cr2O7 + H2SO4 → S + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

C. H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl

D. H2S + SO2 → S + H2O

Câu 4. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2

B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl

C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

D. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

Câu 5. Cho V (lít) SO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 100ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối có khối lượng là 16,7g

A. 3,36 lit

B. 1,87 lit

C. 4,48 lit

D. 1,12 lit

Đáp án A

Phương trình hóa học

NaOH + SO2 → NaHSO3

NaOH + 2SO2 → Na2SO3 + H2O

Gọi x, y lần lượt số mol của 2 muối NaHSO3, Na2SO3

Bảo toàn nguyên tố Na có nNaHSO3 + 2.nNa2SO3 = nNaOH => x + 2y = 0,2

mNaHSO3 + mNa2SO3 = 16,7 <=> 104x + 126y = 16,7

=> x = 0,1; y = 0,05

Bảo toàn nguyên tố S có: nSO2 = nNaHSO3 + nNa2SO3 = x + y = 0,1 + 0,05 = 0,15

=> V = 0,15.22,4 = 3,36 lit

Câu 6. Thực hiện thí nghiệm sau: cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:

A. Sau phản ứng có kết tủa trắng tạo thành

B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh

C. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuahidric

D. Axit sunfuahidric mạnh hơn axit sunfuaric

Đáp án B:  Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ: có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

Câu 7. Để điều chế khí H2S người ta sử dụng hóa chất, phản ứng nào sau đây

A. Mg tác dụng với H2SO4 không quá đặc

B. FeS tác dụng với dung dịch HCl loãng

C. FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc

D. S tác dụng với H2

Câu 8. Trộn 400 ml dung dịch NaOH 1M với 300ml dung dich H2SO4 1M. Hỏi sau khi phản ứng kết thúc khôi lượng muối thu được là bao nhiêu?

A. 19,1 gam

B. 9,55 gam

C. 38, 2 gam

D. 6,7 gam

Đáp án C

Ta có: nNaOH = 0,4 .1 = 0,4 (mol); nH2SO4 = 0,3 mol

Phương trình phản ứng

NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O

(mol) 0,3 ← 0,3 → 0,3

NaOH + NaHSO4 → Na2SO4 + H2O

(mol) 0,1 → 0,1

⇒ nNaHSO4 dư = 0,3 – 0,1 = 0,2 (mol)

⇒ mmuối = mNaHSO4 + mNaSO4 = 120.0,2 + 142 .0,1= 38,2 gam

Câu 9. Khi pha loãng H2SO4 đặc thực hiện thao tác nào sau đây đúng:

A. Cho từ từ H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều

B. Cho từ từ nước vào H2SO4 đặc và khuấy đều

C. Cho nước và axit đồng thời vào cốc khuấy đều

D. Cho nhanh H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều

Câu 10. Cho 1,84 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 1,12 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. 101,48g

B. 101,68g

C. 50.74g

D. 88,20g

Đáp án C

Ta có: nH2SO4 = nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

→ mH2SO4 =  0,05 .98 = 4,9 gam → mdd H2SO4 = (4,9.100)/10 =49 gam

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mhỗn hợp KL + mdd H2SO4 = mdd sau phản ứng + mH2

→ mdd sau phản ứng = mhỗn hợp KL + mdd H2SO4 – mH2 = 1,84 + 49 – 0,05. 2 = 50,74 g

…………………………….

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

Trên đây THPT Sóc Trăng đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích SO2 + H2S → S + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, THPT Sóc Trăng xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà THPT Sóc Trăng tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, THPT Sóc Trăng đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Phản ứng nào dưới đây SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa ?

Phản ứng nào dưới đây SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa ?

A. SO2 + Na2O → Na2SO3

B. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

C. SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

D. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa Ví dụ: S + O2 → SO2 Diễn giải: Lưu huỳnh tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao tạo thành hợp chất khí mới là SO2 có tên gọi là Lưu huỳnh đi oxit.

Một vài ví dụ khác về sự oxi hóa

Sự oxi hóa khi cho Kim loại tác dụng với Oxi.

- Na + O2 → Na2O - K + O2 → K2O - Mg + O2 → Mg2O - Al + O2 → Al2O3 - Fe + O2 → Fe3O4 - Cu + O2 → CuO

Nhận xét: Trong những phản ứng trên thì có phản ứng số 1 và số 2 thì kim loại Na và K đều tác dụng mạnh với oxi ở nhiệt độ thường và không cần xúc tác. Những phản ứng về sau thì chúng ta đều cần nhiệt độ cao và xúc tác nữa thì phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn.

Sự oxi hóa khi cho phi kim tác dụng với Oxi.

S + O2 → SO2 P + O2 → P2O5 N + O2 → NO2 C + O2 → CO2 Nhận xét: Trong những phản ứng trên đều xảy ra ở nhiệt độ cao do vậy khi viết phương trình phản ứng các em đừng quên điều kiện là nhiệt độ nhé.

Với những phi kim trên thì sản phẩm tạo thành có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể là gì. Điều kiện ở đây có thể là mức nhiệt độ, chất xúc tác  . . .

Sự oxi hóa khi cho hợp chất tác dụng với Oxi.

CH4 + O2 → CO2 + H2O Fe3O4 + O2  → Fe2O3 Nhận xét: Ở trên là một vài hợp chất khi tác dụng với oxi mà chúng ta gọi là sự oxi hóa. Sau này, các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn nữa về vấn đề trên và những phương trình kiểu kiểu như trên nhé!

- Trong chương trình hóa học lớp 8, chúng ta nắm được những vấn đề trên về sự oxi hóa là đủ để làm bài thi, bài tập rồi các em nhé. Còn với những bạn muốn nâng cao kiến thức hơn nữa xin vui lòng nhập vào ô tìm kiếm sự oxi hóa nhé.

Phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp là gì ?

Phản ứng hóa hợp là một phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (Sản phẩm) được tạo thành tự hai hay nhiệt chất ban đầu. Ví dụ phản ứng hóa hợp. C + O2 → CO2 N2 + H2 → NH3 P + O2 →  P2O5 Zn + O2 → ZnO Ca + O2 → CaO Nhận xét: Những phản ứng trên đều là phản ứng hóa học và các em có thể quan sát được ngay vế chất tham gia có 2 chất và vế sản phẩm đều có 1 chất duy nhất tạo thành mà thôi. Do đó, chúng ta gọi những phản ứng trên là phản ứng hóa hợp. Nói một cách khác phản ứng hóa hợp là một phản ứng hóa học và hợp nhất các chất lại với nhau. Lưu ý: Trong phản ứng hóa học khi xét về vấn đề nhiệt độ có 3 phản ứng dưới đây: - Phản ứng tỏa nhiệt. - Phản ứng đẳng nhiệt. - Phản ứng hấp thu nhiệt. Trong những kiểu phản ứng trên chúng ta sẽ thường gặp nhiều nhất phản ứng tỏa nhiệt. Có một số ví dụ như khi cho kim loại Natri, Kali, Ba, Ca . . . tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường và sẽ tỏa nhiệt. Nhưng đối với các phản ứng của các kim loại Mg, Fe, Cu . . . khi tác dụng với oxi thì cần thêm nhiệt độ để kích thích phản ứng xảy ra. Tuy nhiên, khi xảy ra phản ứng thì chúng lại tỏa nhiệt mạnh nên ta vẫn gọi đó là những phản ứng tỏa nhiệt. Cách xác định phản ứng hóa hợp. Để xác định đâu là một phản ứng hóa hợp chúng ta chỉ cần quan tâm tới vế sản phẩm. Khi vế sản phẩm có 1 chất duy nhất được tạo thành thì ta gọi đó là một phản ứng hóa hợp. Một cách tổng quát giúp các em nhìn rõ hơn như sau:

A + B + C  → AxByCz

Vai trò của SO2 là chất oxi hóa trong phương trình phản ứng nào sau đây

Ứng dụng của Oxi

Oxi là nguyên tố hóa học ở vị trí thứ 8 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong nhiều hợp chất, oxi thường thể hiện hóa trị II và trong những bài học lý thuyết chúng ta thường xuyên thấy oxi xuất hiện. Vậy oxi có những ứng dụng gì trong hóa học, đời sống con người và sản xuất ? Oxi rất quan trong đối với sự hô hấp của sinh vật trên trái đất giúp sinh vật oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể con người và mọi sinh vật khác thành nặng lượng để hoạt động. Sự oxi hóa những hợp chất tạo ra năng lượng luôn luôn được diễn ra kể cả khi chúng ta nghỉ ngơi, ngủ . . . giúp chúng ta duy trì sự sống. Không có oxi con người và hầu hết sinh vật trên trái đất đều không sống được. Có thể em chưa biết, những người làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như phi công, thợ lặn, chiến sĩ chữa cháy . . . đều phải thở bằng oxi trong bình đặc biệt.

Ngoài ra, oxi cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất như đốt cháy nguyên liệu cần thiết để tạo ra năng lượng.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn