Văn 10 những yêu cầu sử dụng tiếng việt năm 2024

Trường: THPT Thuận Thành 3

Tổ: Ngữ văn.

Ngày soạn: 25/02/2022.

Ngày dạy: 01/03/2022.

Giáo sinh: Dương Minh Ngọc

Lớp: 10D2

NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

Thời gian thực hiện: 01 tiết

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết và hiểu được những yêu cầu sử dụng tiếng Việt ở các phương diện ngữ

âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ.

- Nhận biết và vận dụng các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và sử dụng phù hợp,

hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể.

2. Năng lực

  1. Phát triển năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp

phù hợp.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác

  1. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng những yêu cầu sử dụng tiếng Việt trong nghe – nói

– đọc – viết.

- Năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh bồi dưỡng tình cảm yêu mến, giữ gìn và trân trọng tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiếng Việt có những yêu cầu khi sử dụng ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.

Khi sử dụng tiếng Việt cần chú ý:

  • Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt.
  • Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao: vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phép tu từ, giọng điệu,… đạt tính nghệ thuật và hiệu quả giao tiếp cao.

I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng việt

1. Về ngữ âm và chữ viết

a. Phát hiện và sửa lỗi

  • giặc → giặt: nói và viết sai phụ âm cuối.
  • dáo → ráo: nói và viết sai phụ âm đầu.
  • lẽ, đỗi → lẻ, đổi: nói sai thanh điệu, viết sai dấu thanh.

b. Các lỗi phát âm địa phương của người bác: dưng mờ (nhưng mà), mờ (mà), bẩu (bảo).

2. Về từ ngữ

a. Phát hiện và sửa lỗi

Từ sai về cấu tạo: chót lọt → chót

Nhầm lẫn từ Hán Việt với từ gần âm, gần nghĩa: truyền tụng → truyền đạt (hoặc truyền thụ)

Sai về kết hợp từ:

  • chết các bệnh truyền nhiễm → chết vì các bệnh truyền nhiễm.

⇒ Số người mắc bệnh và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.

  • bệnh nhân được pha chế → bệnh nhân được điều trị

⇒ Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế.

b. Lựa chọn những câu đúng:

Câu thứ hai, thứ ba, thứ tư đúng.

Câu thứ nhất sai từ yếu điểm (điểm quan trọng), chữa thành điểm yếu.

Câu thứ năm sai từ linh động, chữa thành sinh động.

3. Về ngữ pháp

a. Phát hiện và sửa lỗi

Không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ, có mấy cách sửa sau:

  • Bỏ từ qua.
  • Bỏ từ của và thay vào đó bằng dấu phẩy.
  • Bỏ các từ đã cho và thay vào đó bằng dấu phẩy.

Cả câu là một cụm danh từ, thiếu cả hai thành phần chính, sửa: Những thế hệ cha anh tin tưởng sâu sắc vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ.

b. Câu đầu sai, vì không phân định rõ thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ. Các câu sau đều đúng.

c. Các câu trong đoạn văn thiếu liên kết. Có thể sắp xếp lại:

Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ đều xinh đẹp, sống hạnh phúc, êm đềm cùng với cha mẹ. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hạnh phúc.

4. Về phong cách ngôn ngữ

a. Phân tích và sửa lỗi

Từ hoàng hôn (buổi chiều tà) thường chỉ dùng trong văn thơ (phong cách ngôn ngữ nghệ thuật), không thể dùng trong biên bản hành chính (phong cách ngôn ngữ hành chính). Có thể thay bằng từ chiều hoặc bỏ luôn từ hoàng hôn.

Cụm từ hết sức là chỉ mức độ cao (như rất, vô cùng) nhưng chỉ dùng trong ngôn ngữ nói (phong cách ngôn ngữ sinh hoạt), không phù hợp với văn bản nghị luận (phong cách ngôn ngữ chính luận). Có thể thay bằng từ rất hoặc vô cùng.

b. Trong đoạn văn có sử dụng nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con.

Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi.

Từ ngữ mang sắc thái thái khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn,…

→ Những từ ngữ và cách nói trên không thể dùng trong một lá đơn đề nghị dù mục đích lời nói của nhân vật (Chí Phèo) là khẩn cầu, đề nghị. Đơn đề nghị là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, không sử dụng ngôn ngữ nói.

II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao

1.

Từ đứng và quỳ dùng theo nghĩa chuyển (phương thức ẩn dụ):

  • Chết đứng: chết hiên ngang, có khí phách.
  • Sống quỳ: sống quỵ lụy, hèn nhát.

→ Tăng tính hình tượng và biểu cảm.

2.

  • Phép ẩn dụ: chiếc nôi xanh
  • Phép so sánh: cây cối được so sánh với cái máy điều hòa khí hậu

→ Làm nổi bật giá trị của cây cối đối với con người. Các hình ảnh vừa có tính cụ thể vừa mang tính thẩm mĩ.

Chủ đề