Văn bản đề nghị thay đổi con dấu năm 2024

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của cơ quan, tổ chức có nhu cầu đăng ký lại mẫu con dấu, viết giấy hẹn trả dấu.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện thủ tục và đề xuất cấp Giấy phép khắc dấu.

Bước 3: Trình lãnh đạo duyệt Giấy phép khắc dấu và chuyển cho cơ sở kinh doanh khắc dấu để sản xuất con dấu.

Bước 4: Nhận con dấu từ cơ sở kinh doanh khắc dấu chuyển đến để làm thủ tục lưu mẫu và hoàn thành giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.

Bước 5: Trả con dấu cho cơ quan, tổ chức, thu lệ phí và làm thủ tục hủy con dấu theo quy định (trừ trường hợp bị mất con dấu).

Địa chỉ: 107 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Văn phòng: 36/70/4 Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Phone: (028) 22 176 769

Hotline: 0917 199 133 (Mr. Nghị)

Email: [email protected]

Website: ketoan24h.com.vn

Copyright © CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ASC. All rights reserved. Designed by Nina

Con dấu đại diện cho doanh nghiệp, do đó mà khi muốn thay đổi con dấu doanh nghiệp cần viết công văn đề nghị đổi con dấu công ty. Nhằm giúp mọi người tiếp cận với công văn đề nghị đổi con dấu, bài viết sau đây ACC sẽ giới thiệu về công văn đề nghị đổi con dấu.

Văn bản đề nghị thay đổi con dấu năm 2024

1. Khi nào viết công văn đề nghị đổi con dấu

Nhiều trường hợp dẫn đến phải làm hồ sơ đề nghị đổi con dấu, ví dụ như bị mất, muốn thay đổi con dấu của doanh nghiệp.

Nhằm tránh trường hợp con dấu bị lợi dụng cho những giao dịch không đúng, khi doanh nghiệp muốn thay đổi phải làm hồ sơ trong đó có công văn đề nghị đổi con dấu gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công văn đề nghị đổi con dấu phải trình bày, giải trình rõ ràng lý do dẫn đến phải đổi con dấu.

2. Công văn đề nghị đổi con dấu

TÊN ĐƠN VỊ ————- Số: 01/2021/CV-…. (V/v: Đổi lại con dấu) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————— …………, ngày …. tháng ….năm ….

Kính gửi: CỤC CẢNH SÁT QLHC VỀ TTXH – BỘ CÔNG AN

Tên tổ chức: ……………………….. Địa chỉ:………………………………………………………….. Quyết định thành lập số ………..ngày …./…/……của ………………… Đại diện:Ông ………………- Chức vụ: …………………….

Chúng tôi xin trình bày với Quý cơ quan một việc như sau:

(Tên đơn vị) được thành lập ngày…….. tháng …. năm ………… Sau đó chúng tôi được Quý cơ quan cấp con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Vào tháng … năm …. bộ phận văn thư của (tên đơn vị) có làm thất lạc một số tài liệu, trong đó có: 01 đăng ký mẫu dấu của (tên đơn vị) do Cục cảnh sát QLHC về TTXH – Bộ công an cấp tại khu vực:…………………… Sau khi phát hiện ra mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, trung tâm tôi chưa thông báo về việc mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an có thẩm quyền.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của (tên đơn vị), bằng văn bản này, tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ từ phía Quý cơ quan cho trung tâm chúng tôi được xin cấp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu)

3. Nên dùng dịch vụ pháp lý của ACC không?

ACC luôn hướng tới lợi ích của khách hàng. Chúng tôi cam kết:

  • Khách hàng sẽ được nhận tư vấn thông qua điện thoại, zalo hoặc email chi tiết. Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc pháp lý của khách hàng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Trường hợp nếu muốn nhận tư vấn chi tiết khách hàng có thể đến trụ sở của ACC;
  • Luôn nhiệt tình hỗ trợ khách hàng trong mọi tình huống pháp lý. Đội ngũ luật sư chuyên viên của chúng tôi luôn trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ quý khách.
  • Chi phí tại ACC luôn hợp lý và cam kết không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào khác ngoài chi phí đã thông báo từ đầu;
  • Bảo mật thông tin tuyệt đối.

4. Những câu hỏi thường gặp.

4.1. Các hành vi bị nhà nước nghiêm cấm khi sử dụng con dấu?

Các hành vi bị cấm khi sử dụng con dấu được quy định cụ thể tại Điều 6, Nghị định 99/2016/NĐ-CP:

Nhà nước nghiêm cấm các hành vi: Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả, mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu, sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng, cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký, không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động, chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu, sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền, không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu, lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

4.2. Không đăng kí lại mẫu con dấu có bị phạt không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 144/2021 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội….. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Tự ý mang con dấu ra khỏi trụ sở cơ quan, tổ chức mà không được phép của chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
  2. Không đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;
  3. Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
  4. Mất con dấu mà quá 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất con dấu, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu.

4.3. Việc đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu được quy định tại đâu?

Việc đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu.

4.4. Điều kiện sử dụng con dấu là gì?

Hiện nay pháp luật cũng có những quy định chặt chẽ về việc cấp và quản lý con dấu. Điều 5, Nghị định 99/2016/NĐ-CP của chính phủ quy định về điều kiện được sử dụng con dấu:

“Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu.

1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.

2. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh; nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.

4. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.….“

Trên đây là toàn bộ nội dung về công văn đề nghị đổi con dấu. Quý vị có nhu cầu có thể liên hệ thêm với ACC để được giải đáp chi tiết bằng cách liên hệ những thông tin sau: