Vấn đề 1 khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng

Lý thuyết khoảng cách

Quảng cáo

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC

1. Khoảng cách từmột điểm đến một mặt phẳng, đến một đường thẳng.

Định nghĩa 1

Khoảng cách từ 1 điểm M đến một mặt phẳng (P) (hoặc đến đường thẳng) là khoảng cách giữa hai điểm M và H, trong đó H là hình chiếu của điểm M trên mặt phẳng (P) (h.3.56a), kí hiệu là d(M, (P)) (hoặc trên đường thẳng, kí hiệu là d(M,) (h.3.56b)).

Vấn đề 1 khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng

2. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song.

Định nghĩa 2

Khoảng cách giũa đường thẳng a và mặt phẳng (P) song song với a là khoảng cách từ một điểm bất kì của a tới mặt phẳng (P) (h.3.57), kí hiệu là d(a, (P)).

Vấn đề 1 khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng

Định nghĩa 3

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm bất kì của mặt phẳng này tới mặt phẳng kia.

3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau

Định nghĩa

- Đường thẳng c cắt và vuông góc với cả a và b gọi là đường vuông góc chung của a và b (h.3.58).

Vấn đề 1 khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng

- Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau là độ dài đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau đó.

Nhận xét

Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng:

- Khoảng cách từ một trong hai đường thẳng đã cho đến mặt phẳng song song với nó và chứa đường thẳng còn lại.

- Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song lần lượt chứa hai đường thẳng đó (h.3.59).

Vấn đề 1 khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng

Cách xác định đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau.

- Dựng mp (P) chứa b và song song với a.

- Từ một điểm M trên a, dựng đường thẳng vuông góc với (P), cắt (P) tại M'.

- Trong (P) từ M' dựng đường thẳng a' // a, cắt b tại B.

- Trong mp (a,a'), từ B dựng đường thẳng song song với MM', cắt a tại A. AB là đường thẳng cần dựng (h3.60).

Vấn đề 1 khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Vấn đề 1 khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng

Bài liên quan
  • Câu hỏi 1 trang 115 SGK Hình học 11

    Giải câu hỏi 1 trang 115 SGK Hình học 11. Cho điểm O và đường thẳng a...

  • Câu hỏi 2 trang 115 SGK Hình học 11

    Giải câu hỏi 2 trang 115 SGK Hình học 11. Cho điểm O và mặt phẳng (α)....

  • Câu hỏi 5 trang 116 SGK Hình học 11

    Giải câu hỏi 5 trang 116 SGK Hình học 11. Cho tứ diện đều ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của cạnh BC và AD. Chứng minh rằng: MN BC và MN AD (h.3.42)...

  • Câu hỏi 4 trang 116 SGK Hình học 11

    Giải câu hỏi 4 trang 116 SGK Hình học 11. Cho hai mặt phẳng (α) và (β)...

  • Câu hỏi 3 trang 116 SGK Hình học 11

    Giải câu hỏi 3 trang 115 SGK Hình học 11. Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (α)....

  • Lý thuyết phép vị tự
  • Lý thuyết phép tịnh tiến
  • Lý thuyết Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
  • Lý thuyết khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau
Quảng cáo
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 11 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý