Văn thân sĩ phu yêu nước là gì

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Phân tích thái độ của Văn thân sĩ phu và quần chúng nhân dân đối với chiếu Cần Vương” cùng với kiến thức tham khảo do Lời giải 365 biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Lịch sử 8

Trả lời câu hỏi: Phân tích thái độ của Văn thân sĩ phu và quần chúng nhân dân đối với chiếu Cần Vương

Thái độ của văn thân:

+ Các văn thân, sĩ phu là những quan lại tri thức, những người có học trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Họ bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng Ngo giáo, tư tưởng “trung quân ái quốc”.

+ Ngay sau khi chiếu Cần vương được ban ra (1885), nhiều văn thân, sĩ phu đã sôi nổi hưởng ứng. Chính chiếu Cần vương đã đáp ứng được lòng yêu nước và tư tưởng trung quân của họ. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

Thái độ của quần chúng nhân dân:

+ Quần chúng nhân dân mà chủ yếu là nông dân là những người hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập tự do. Họ có một lòng yêu nước nồng nàn và cũng bị chi phối bởi tư tưởng “trung quân, ái quốc”.

+ Chiếu Cần vương ban ra đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang âm ỉ trong quần chúng nhân dân và nhanh chóng biến thành một phong trào rộng lớn, kéo dài hơn 10 năm, tới cuois thế kỉ XIX mới bị dập tắt.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Phong trào Cần Vương dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về Phong trào Cần Vương

Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi đề xướng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

Văn thân sĩ phu yêu nước là gì

1. Ý nghĩa của phong trào Cần Vương:

Cần Vương nghĩa mang nghĩa là “phò vua”, “giúp vua”. Trong lịch sử Việt Nam, trước nhà Nguyễn, đã có những thế lực nhân danh vua giúp vua như thời Lê sơ, nghĩa quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại gian thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên, phong trào này không để lại nhiều ấn tượng và khi nhắc đến Cần Vương, người ta thường hiểu là phong trào chống thực dân Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút một số quan lại triều đình và văn thân tham gia. Ngoài ra, phong trào còn thu hút được đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ tham gia. Phong trào Cần Vương thực sự trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896.

2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

Phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn: 1885 - 1888 và 1888 - 1896:

Giai đoạn 1 từ giữa năm 1885 đến tháng 11 năm 1888

- Sau khi chiếu Cần Vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước nhiệt liệt hưởng ứng. Họ đã tập hợp nghĩa quân, xây dựng căn cứ, chiến đấu quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tại các tỉnh Miền Bắc và Trung Kỳ.

- Có nhiều văn thân, người cùng chí hướng tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành.

= Đặc điểm của phong trào thời kỳ này là trong những hoàn cảnh nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

- Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn đầu kết thúc.

Giai đoạn 2 từ cuối năm 1888 đến năm 1896

- Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng các phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển và quy tụ thành những cuộc nổi dậy rộng lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì được cuộc kháng chiến chống Pháp trong nhiều năm như: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

- Tuy nhiên, phong trào phản vua thời kỳ này không thể khắc phục được tình trạng hy sinh, thiếu sự phối hợp, chỉ đạo thống nhất của địa phương Các cuộc nổi dậy lần lượt thất bại, năm 1896 phong trào Cần Vương chấm dứt.

3. Vì sao chiếu Cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng

- Phong trào Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì các cuộc nổi dậy của nhân dân trước đây đều bị triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp.

-,Đó là chiếu chỉ của nhà vua yêu nước, ông đã đứng về phía của người dân và phái chủ chiến chống thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc trong khi triều đình đang đứng về phía Pháp, làm tay sai cho chúng.

- Chiếu Cần vương đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng đấu tranh giành tự do của đại đa số nhân dân.

- Nhân dân có lòng nồng nàn yêu nước, oán giận bộ phận vua quan phong kiến nhu nhược và lòng căm thù thực dân Pháp xâm lược

- Qua chiếu Cần Vương, người dân cảm nhận được người đứng đầu đất nước là vị vua đại diện cho giai cấp phong kiến, đại diện cho đất nước, đứng về phía mình, kêu gọi nhân dân đứng lên giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc nên được đông đảo nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong mỗi con