Vật nuôi mới 2023

CTTĐT - Thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ngày 16/11/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Theo đó, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y và các quyết định, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng đợt 2, tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi như: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng trâu, bò, Dại, Dịch tả lợn cổ điển,... bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc xin.

Chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, vận chuyển, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng.

Vật nuôi mới 2023

Các xã, phường, thị trấn khẩn trương tổ chức tiêm phòng đợt 2, tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi.

Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật; bảo đảm công tác thú y tại cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Khẩn trương triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường để tiêu diệt các loại mầm bệnh, đặc biệt là ở những nơi có mật độ chăn nuôi cao, các điểm tập kết, buôn bán, giết mổ động vật, khu vực có ổ dịch cũ, nguy cơ cao. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, về các loại dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ cao, nguyên nhân phát sinh, tác hại của dịch bệnh và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, việc triển khai thực hiện Luật Thú y, Luật Chăn nuôi tại các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh không đúng quy định. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu giám sát xét nghiệm bệnh theo hướng dẫn của Cục Thú y. Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ra vào địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 trình UBND tỉnh.

Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí các nguồn lực để chủ động triển khai có hiệu quả các Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật đã được UBND tỉnh phê duyệt; chuẩn bị, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vắc xin, vật tư, hóa chất phòng, chống dịch bệnh động vật.

Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống bệnh động vật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới./.

[Chăn nuôi Việt Nam] – Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Chăn nuôi – Thú y toàn quốc (lần thứ 5) – AVS 2023 dự kiến từ ngày 5-7/10/2023, tại Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội. AVS 2023 có chủ đề “Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số”.

Vật nuôi mới 2023

PGS. TS. Bùi Trần Anh Đào, Trưởng khoa Thú y cùng PGS. TS. Phạm Kim Đăng, Trưởng khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận chuyển nhượng quyền đăng cai AVS2023 từ lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Hội nghị Khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc là hoạt động định kỳ 2 năm của ba Hội: Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam và các Trường/Viện có đào tạo về Chăn nuôi, Thú y.

Hội nghị lần thứ nhất và lần thứ hai được tổ chức tại Đại học Cần Thơ, lần thứ ba tại Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, lần thứ 4 tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

AVS 2023 tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chăn nuôi, các hiệp hội và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y gặp gỡ, trao đổi các kết quả nghiên cứu và thành tựu khoa học công nghệ; đồng thời, thảo luận, định hướng cho sự phát triển ngành chăn nuôi và thú y trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Theo Ban tổ chức, chương trình AVS 2023 có 3 ngày, cụ thể như sau:

Ngày 1: Các hoạt động bên lề Hội nghị (Diễn đàn giao lưu giữa các Khoa/Viện/ Trường/Hiệp hội với các Doanh nghiệp, người chăn nuôi; thời gian; tham quan gian hàng triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ (dự kiến…)

Ngày 2:

Buổi sáng: Khai mạc hội nghị, các báo cáo tổng quan

Buổi chiều: Báo cáo chuyên đề theo các sections

Buổi tối: Gala dinner

Ngày 3: Tham quan Hà Nội và một số địa điểm tại miền Bắc

Chương trình hội nghị (ngày 2):

Buổi sáng: Khai mạc hội nghị, báo cáo tổng quan, dự kiến như sau:

Bài 1: Chăn nuôi tuần hoàn.

Bài 2: Quản lý thú y hướng tới sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bài 3: Liên kết đào tạo trong bối cảnh hội nhập.

Buổi chiều: Báo cáo chuyên đề theo các sections

Section 1: Khoa học, công nghệ về lợn.

Section 2: Khoa học, công nghệ về gia cầm.

Section 3: Khoa học, công nghệ về gia súc lớn.

Sectionn 4: Khoa học, công nghệ về thú cưng.

Seciton 5: Khoa học, công nghệ về chất thải chăn nuôi; chế biến và bảo quản sản phẩm chăn nuôi; phúc lợi động vật; bệnh lây truyền giữa người và động vật; đổi mới đào tạo ngành chăn nuôi – thú y

Chủ đề chính thức của các section chính thức của hội thảo sẽ dược ban tổ chức thông báo sau ngày 30/3/2023, sau khi Ban tổ chức Hội nghị nhận được tất cả các bài tham luận toàn văn của các nhà khoa học, nhà quản lý.

Cùng với đó, việc xét duyệt và đăng bài báo khoa học các bài báo gửi Hội nghị sẽ được phân loại theo đề nghị của các tác giả và được phản biện để đăng trên các tạp chí sau: (1) Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam (Tiếng Việt và Tiếng Anh); (2) Tạp chí KHKT Chăn nuôi (số Tiếng Anh, tiếng Việt); (3)Tạp chí kHKT Thú y (Tiếng Việt, Tiếng Anh); (4) proceeding có chỉ số ISBN.

Địa chỉ gửi bài online tại Website hội thảo: www.avs2023.vnua.edu.vn. Mọi thông tin, vui lòng liên hệ:

PGS.TS Trần Hiệp – SĐT: 0915.094.819; Email:

TS Nguyễn Thị Vinh – SĐT: 0966 799 296; Email:

TS Nguyễn Thị Hồng Chiên – SĐT: 0987 981 083; Email:

HÀ NGÂN

Với mục đích và ý nghĩa đó, để Hội nghị được tổ chức long trọng và chu đáo, Ban Tổ chức AVS 2023  mời các cơ quan/Doanh nghiệp tham gia và tài trợ cho Hội nghị AVS2023, góp phần cho sự thành công của Hội nghị, cũng như xây dựng bền chặt hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan, Viện/Trường và các đối tác trong và ngoài nước.

Các đầu mối liên hệ:

  • PGS. TS Phạm Kim Đăng – Phó Trưởng Ban Tổ chức AVS2023, Trưởng Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Email: , DĐ: 0987 432 772
  • PGS. TS Trịnh Đình Thâu – Thành viên Ban Tổ chức AVS2023, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Email: , DĐ: 0912 795 963
  • TS Nguyễn Thị Vinh – Thành viên Ban Tổ chức AVS2023, Phó Trưởng Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Email: , DĐ: 0966 799 296
  • PGS. TS Đỗ Võ Anh Khoa – Tổng thư ký AVS, Email: , DĐ: 0918 026 653

Để lại comment của bạn