Ví dụ chiến lược đi đầu về chất lượng

Nội dung chính[Ẩn]

Ngày nay, chất lượng sản phẩm, hàng hoá không những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vậy thì chất lượng sản phầm là gì? Những yêu tố nào tạo nên chất lượng hàng hóa trong thị trường hội nhập sâu rộng.

1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản:

“ Chất lượng sản phẩm hay chất lượng hàng hóa là toàn bộ những thuộc tính của sản phẩm nói lên bản chất cũng như đặc điểm, tính cách của sản phẩm có giá trị riêng, được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với những điều kiện kĩ thuật hiện có, quyết định khả năng thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người.”

Hoặc có thể hiểu trên từng phương diện như sau:

  • Quan điểm siêu việt về chất lượng: Chất lượng được coi là sự tuyệt hảo của sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại;
  • Quan niệm chất lượng hướng theo người sản xuất: Khi đứng trên góc độ của người sản xuất thì chất lượng sản phẩm chính là sự phù hợp và đạt được của một sản phẩm so với tập hợp những yêu cầu, hệ thống tiêu chuẩn đã được thiết kế định sẵn từ trước đó;
  • Quan niệm chất lượng theo hướng sản phẩm: Khi đứng trên góc độ này người ta cho rằng chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạp hợp các thuộc tính phản ánh những tính năng tác dụng của sản phẩm;
  • Quan niệm chất lượng theo thị trường: Là sự phù hợp với mục đích và theo những yêu cầu của người sử dụng đề ra, mong muốn trên thị trường. Quan niệm này có thể được xuất phát từ giá cả (những sản phẩm ở mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận được), xuất phát từ cạnh tranh.

Ví dụ chiến lược đi đầu về chất lượng

Hình ảnh minh họa về chất lượng sản phẩm là gì?

✍ Xem thêm: 5 lưu ý khi thực hiện chứng nhận chất lượng sản phẩm 

2. Các yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm?

Để tạo nên chất lượng sản phẩm, thì không những về chất lượng tốt mà sản phẩm đem lại, ngoài ra bên cạnh đó nó còn mang rất nhiều sản phẩm mà bạn cần chú ý tới, ví dụ như:

  •  Hình thức thẩm mỹ của sản phẩm: đây là yếu tố bề ngoài của sản phẩm khi nhắc đến sự thẩm mỹ, yếu tố này được thể hiện qua cách bài trí màu sắc, hình dạng, kích thước, đường nét của sản phẩm có gây ấn tượng thu hút cho khách hàng hay không?
  •  Những thuộc tính về chức năng tác dụng của sản phẩm hay còn gọi một cách đơn giản hơn là những tính năng mà sản phẩm đem lại.
  •  Tuổi thọ sản phẩm cũng được coi là những yếu tố cấu thành lên chất lượng sản phẩm, tuổi thọ sẽ thể hiện khả năng giữ được tính năng tác dụng trong những điều kiện hoạt động bình thường trong thời gian cụ thể.

Ví dụ chiến lược đi đầu về chất lượng

Những yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm 

  •  Mức độ tin cậy của sản phẩm là khả năng hoạt động đúng, chính xác như thiết kế đề ra.
  •  Sự tiện dụng cũng là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm, tính tiện dụng được thể hiện ở khả năng vận chuyển hay dễ sử dụng sửa chữa hoặc dễ bảo quản.
  •  Mức độ an toàn được xem là yếu tố hàng đầu của khách hàng khi mua và sử dụng sản phẩm. Một chất lượng sản phẩm đạt chuẩn không thể nào thiếu vắng bóng đi sự an toàn, lành tính mà nó đem lại. Điều đó sẽ gây dựng nên những thương hiệu hoàn toàn có ích cho cộng đồng những người tiêu dùng.
  • Ngoài những yếu tố trên thì ngày nay khi xét đến phương diện pháp luật thì hoàn toàn không thể quên đi mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm. Mức độ gây ô nhiễm này sẽ được quy định theo từng quốc gia, tùy thuộc vào sự ô nhiễm của mỗi quốc gia mà có những mức phạt hành chính khác nhau.
  • Chất lượng sản phẩm còn bao gồm tính kinh tế, tài chính của sản phẩm, được thể hiện ở mức độ tiết kiệm chi phí và tổng sản xuất trên số lượng tiêu thụ sản phẩm.
  • Đặc biệt, để quản lý tốt các yếu tố trên thì doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình 1 hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 giúp tổ chức có thể theo dõi đánh giá từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Ví dụ chiến lược đi đầu về chất lượng

1 chiến lược chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển 

✍ Xem thêm: QMS là gì? Thế nào là hệ thống quản lý chất lượng 

3. Trách nghiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng tác động đồng thời của các chủ thể là nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng. Để sản phẩm, hàng hoá bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường, đòi hỏi mỗi chủ thể phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để tác động lên các yếu tố về chất lượng của sản phẩm, hàng hoá.

  - Người sản xuất: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra; kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hoá gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hoá của mình gây ra cho người tiêu dùng và người khác.

  - Người nhập khẩu: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình nhập khẩu; tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hoá; kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tái xuất, tiêu huỷ hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do hàng hoá mà mình nhập khẩu gây ra cho người tiêu dùng.

  - Người bán hàng: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do mình bán ra; áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hoá trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản; cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá và cách phòng ngừa cho người mua; kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng.

Ví dụ chiến lược đi đầu về chất lượng

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm sơn cho doanh nghiệp 

  - Người xuất khẩu: có trách nhiệm áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất, các hệ thống quản lý và tuân thủ các điều kiện để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá xuất khẩu phù hợp với pháp luật của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, đồng thời bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu.

  - Người tiêu dùng: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng; các quy định và hướng dẫn của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hoá. Để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng phải tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hoá với những sản phẩm, hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn cao, phải kiểm định định kỳ đối với những hàng hóa này.

Kết luận

Chất lượng sản phẩm ngày nay không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến chính người tiêu dùng sản phẩm. Hiện nay trên thị trường có vô vàn chất lượng sản phẩm khác nhau để phục vụ cho mục đích tăng thêm lợi nhuận. Chính vì vậy, doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ cung ứng cũng cần phải có chiến lược chất lượng đảm bảo cho hàng hóa sản phẩm của mình luôn được người tiêu dùng đón nhận và sử dụng thường xuyên. Quý Doanh nghiệp cần tư vấn về chứng nhận chất lượng sản phẩm xin vui lòng liên hệ Vinacontrol CE qua hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email để được hỗ trợ sơm nhất và tận tình nhất.

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing luôn là việc làm cần thiết đối với mỗi công ty. Việc làm này giúp doanh nghiệp biết được vị trí hiện tại của mình và đối thủ trên thị trường. Từ đó, có cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp.

“Mặt trận” marketing giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thực sự khốc liệt. Tạo dựng, mở rộng và duy trì thị trường cho sản phẩm, dịch vụ là một điều không hề dễ dàng với bất kỳ công ty nào.

Bạn hãy cùng CRIF D&B Việt Nam tìm hiểu cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing qua bài viết này.

1. Phân loại đối thủ cạnh tranh trong marketing

Để phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing hiệu quả, trước tiên bạn cần nhận dạng và thực hiện phân loại đối thủ.

1.1. Các cấp độ cạnh tranh

  • Cạnh tranh nhu cầu:
    • Khi khách hàng có nhu cầu họ sẽ mua các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó. Các công ty đối thủ cạnh tranh nhu cầu là các công ty cùng phục vụ, nỗ lực đáp ứng nhu cầu một nhóm khách hàng mục tiêu bằng sản phẩm, dịch vụ của mình.
    • Ví dụ: Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải, khách hàng có thể lựa chọn di chuyển bằng taxi, xe khách, tàu hỏa, máy bay...
  • Cạnh tranh công dụng: Các công ty có thể không sản xuất, cung cấp một sản phẩm, dịch vụ giống nhau nhưng sản phẩm, dịch vụ của họ có thể thay thế cho nhau về mặt công dụng. Sự cạnh tranh này có thể xem như cạnh tranh giữa các ngành hàng khác nhau. Có 2 loại cạnh tranh công dụng phổ biến hiện nay. 
    • Một là cạnh tranh giữa các ngành hàng khác nhau nhưng cùng thỏa mãn một nhu cầu cho khách hàng.
    • Hai là cạnh tranh giữa những sản phẩm mới được tạo ra từ tiến bộ công nghệ có khả năng thay thế công dụng của các sản phẩm đang được khách hàng dùng hiện nay.
    • Ví dụ: Các nhà sản xuất cây nước nóng lạnh, ấm đun siêu tốc là các đối thủ cạnh tranh với nhau về công dụng.
  • Cạnh tranh trong ngành:
    • Là cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành hàng hoặc cạnh tranh trong cùng một chủng loại hàng hóa. Hình thức cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành thường thấy như cải tiến sản phẩm, giảm giá bán, khuyến mại, gia tăng kênh phân phối, truyền thông… .
    • Ví dụ: Coca Cola và Pepsi là 2 ông lớn trong ngành đồ uống giải khát đã cạnh tranh quyết liệt với nhau trong nhiều năm qua.
  • Cạnh tranh thương hiệu:
    • Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau cho cùng một loại khách hàng và sử dụng cùng một chiến lược marketing. Các đối thủ cạnh tranh thương hiệu có chung một đối tượng khách hàng, chung một giải pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng, chung một sản phẩm, dịch vụ. Họ sẽ là những thương hiệu khách hàng sẽ cân nhắc để lựa chọn đáp ứng nhu cầu của mình.
    • Ví dụ: Honda, Suzuki, Yamaha là các công ty sản xuất xe máy cạnh tranh thương hiệu với nhau.

Ví dụ chiến lược đi đầu về chất lượng

Sự cạnh tranh trong marketing giữa các công ty đối thủ khá khốc liệt

1.2. Các lực lượng cạnh tranh

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty cung cấp một sản phẩm, dịch vụ giống nhau cho chung một đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các công ty không cung cấp một sản phẩm, dịch vụ giống nhau nhưng có thể đáp ứng, giải quyết cùng một vấn đề, nhu cầu cho khách hàng mục tiêu.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các công ty chưa gia nhập thị trường hoặc mới gia nhập thị trường, chưa cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành hàng, tới thị trường, cạnh tranh với công ty của bạn trong tương lai.

2. Nhận dạng chiến lược của đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã thực hiện phân loại, việc tiếp theo bạn cần làm khi phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing là nhận dạng chiến lược của đối thủ.

Đối thủ cạnh tranh trong marketing của bạn có thể có nhiều hoạt động cạnh tranh khác nhau. Tuy nhiên về mặt tổng thể, chúng ta có thể nhận dạng thành 4 chiến lược như sau:

2.1. Thâm nhập thị trường - Sản phẩm hiện có, thị trường hiện tại

Với chiến lược thâm nhập thị trường, đối thủ của bạn sẽ tập trung bán nhiều sản phẩm hơn, cung cấp dịch vụ tới nhiều khách hàng hơn trong tập khách hàng hiện tại. Để làm được điều này, đối thủ cần gia tăng sự tin tưởng, trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của họ. 

Ví dụ như đối thủ tiến hành cải tiến, cập nhật tính năng sản phẩm; gia tăng trải nghiệm dịch vụ của khách hàng… Khách hàng hài lòng và sản phẩm, dịch vụ của đối thủ sẽ tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại.

Hàng năm bạn vẫn thấy Samsung hay Apple định kỳ ra mắt các mẫu di động mới. Các mẫu di động mới được cập nhật thêm nhiều tính năng, thiết kế mới và đều thu hút khách hàng của các hãng sản xuất điện thoại này.

Ví dụ chiến lược đi đầu về chất lượng

Các mẫu di động của Apple và Samsung thường được so sánh với nhau

2.2. Phát triển thị trường - Sản phẩm hiện có, thị trường mới

Với chiến lược phát triển thị trường, đối thủ của bạn sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ đã có tới thị trường mới. Thị trường mới ở đây có thể là:

  • Khu vực mới, quốc gia mới. Ví dụ như vải thiều Việt Nam xuất khẩu ra thị trường châu Âu.
  • Đối tượng khách hàng mới. Ví dụ như máy tính bảng do công ty đối thủ sản xuất trước đây hướng tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Thời gian tới, đối thủ hướng tới đối tượng khách hàng mới là sinh viên đại học.

Điều quan trọng của chiến lược phát triển thị trường là bạn cần xác định rõ thị trường mới có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không. Mặt khác, bạn cũng cần xác định năng lực công ty của bạn có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường mới hay không.  

2.3. Phát triển sản phẩm - Sản phẩm mới, thị trường hiện tại

Với chiến lược phát triển sản phẩm, đối thủ của bạn sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc dạng biến thể, cải tiến mới để bán cho khách hàng hiện tại của bạn.

Ví dụ như trước đây các cây nước nóng lạnh áp dụng công nghệ chip điện tử cũ chỉ có khả năng cung cấp nước ở ngưỡng nhiệt nóng, lạnh không sâu.

Hiện nay, các cây nước nóng lạnh áp dụng công nghệ Block có thể giúp cung cấp nước ở ngưỡng nhiệt sâu. Nước nóng ở mức 85 - 95 độ C. Nước lạnh ở mức 6 - 12 độ C. Ở ví dụ này, thị trường khách hàng mục tiêu không thay đổi nhưng các nhà sản xuất đã tiến hành phát triển sản phẩm áp dụng công nghệ mới để cạnh tranh.

2.4. Đa dạng hóa - Sản phẩm mới, thị trường mới

Với chiến lược đa dạng hóa, đối thủ của bạn sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới để cung cấp cho các khách hàng, thị trường mới. Đây là chiến lược cạnh tranh có độ rủi ro cao và thường chỉ phù hợp với các doanh nghiệp đã có nền tảng, nguồn lực lớn.

Ví dụ như VinGroup với nguồn lực tài chính mạnh mẽ có thể phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới để cung cấp cho các nhóm đối tượng khách hàng mới. Họ đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình và trở thành tập đoàn đa ngành nghề từ y tế, giáo dục, bán lẻ tới công nghệ thông tin, sản xuất ô tô...

3. Xác định mục tiêu của đối thủ

Xác định mục tiêu của đối thủ là việc bạn cần làm tiếp theo khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.

3.1. Cách xác định mục tiêu của đối thủ

Để xác định được mục tiêu của đối thủ bạn cần đưa ra các giả thuyết để dự báo mục tiêu, dự báo chiến lược mà các đối thủ cạnh tranh áp dụng với từng mục tiêu.

Đồng thời, bạn cũng cần xuất phát từ những dữ liệu có khả năng quan sát được từ đối thủ để dự báo các mục tiêu của họ. Những thông tin quan trọng có thể là lịch sử hình thành và phát triển của đối thủ, thực trạng kinh doanh hiện có, năng lực của ban lãnh đạo và các bộ phận chức năng, cơ cấu tổ chức và gánh nặng cơ cấu tổ chức, khả năng phát triển, vươn ra thị trường…

Bạn có thể hình dung cách xác định mục tiêu của đối thủ cũng như khi chúng ta chơi cờ với đối thủ vậy. Trên cơ sở các nước đi cũ của đối thủ, trên cơ sở các giả thuyết, dự báo nước đi tiếp theo, chúng ta có thể lường trước, xác định được mục tiêu của đối thủ.

Ví dụ chiến lược đi đầu về chất lượng

Hình dung cách xác định mục tiêu của đối thủ như khi chơi cờ

3.2. Các câu hỏi nhà quản trị marketing cần trả lời

  • Đối thủ cạnh tranh đang tìm kiếm điều gì trên thị trường?
  • Đối thủ đang nhằm vào những mục tiêu nào?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng, tác động tới hành vi của đối thủ cạnh tranh?
  • Mục tiêu của đối thủ liên quan trực tiếp đến cái gì?
  • Đối thủ muốn đạt tới vị thế nào trong tương lai?
  • Đối thủ muốn kinh doanh một cách hòa bình hay sử dụng chiến lược hung hăng nhằm loại các doanh nghiệp khác ra khỏi thương trường?

4. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ

Điểm mạnh, điểm yếu là hai yếu tố quan trọng trong nội lực phát triển của đối thủ. Việc đánh giá được chính xác điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ sẽ giúp nhà quản trị marketing dự báo được nguồn lực và khả năng thực hiện mục tiêu của đối thủ.

Từ việc xem xét này, nhà quản trị sẽ có cái nhìn soi chiếu để nhìn nhận, khắc phục được điểm yếu của chính doanh nghiệp mình.

4.1. Các thông tin cần thu thập

Để xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, bạn cần thu thập các thông tin về: 

  • Tình hình kinh doanh của đối thủ như thị phần, doanh thu, lượng bán, mức lãi, tỷ suất ROI… .
  • Tình hình sản xuất của đối thủ như tồn kho, chi phí sản xuất, đầu tư và dự trữ…
  • Tình hình tiếp thị của đối thủ như quảng bá sản phẩm, chính sách giá, phân phối, truyền thông…

Ví dụ chiến lược đi đầu về chất lượng

Thông tin thu thập được về đối thủ cạnh tranh trong marketing càng chi tiết, chính xác thì bạn càng dễ dàng xác định được điểm mạnh, yếu của đối thủ

4.2. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh điểm mạnh điểm yếu của đối thủ

Có 3 chỉ tiêu cơ bản phản ánh tương đối chính xác điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Đó là:

  • Thị phần là phần thị trường mà đối thủ nắm giữa hay phần khối lượng bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu
  • Trí phần là thị phần về lý trí của khách hàng. Tỷ lệ khách hàng nêu tên đối thủ cạnh tranh khi trả lời câu hỏi: hãy nêu tên công ty đầu tiên bạn nghĩ tới khi nhắc đến ngành hàng.
  • Tâm phần là thị phần về tình cảm hay trái tim của khách hàng. Tỷ lệ khách hàng nêu tên đối thủ khi trả lời câu hỏi: hãy nêu tên công ty, thương hiệu mà bạn muốn mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ.

4.3. 5 nhóm vấn đề cần đánh giá

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing, bạn cần đánh giá được 5 nhóm vấn đề chính.

  • Khả năng của đối thủ cạnh tranh trong nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới.
  • Khả năng của từng đối thủ cạnh tranh trong sản xuất và phân phối dịch vụ cho khách hàng.
  • Khả năng thâm nhập thị trường. Ví dụ như họ có kênh phân phối trên thị trường chưa? Họ đã có chiến lược tiếp thị hiệu quả như thế nào?
  • Khả năng về tài chính.
  • Khả năng về quản lý.

Để đánh giá được toàn diện các khía cạnh của đối thủ, bạn rất cần các thông tin tổng hợp chính xác, nhanh chóng về họ. Bạn có thể xem xét sử dụng báo cáo của CRIF D&B Việt Nam. Hiện CRIF D&B Việt Nam cung cấp 2 dạng giải pháp thông minh là D&B Hoovers và BIR.

  • D&B Hoovers là công cụ tìm kiếm dữ liệu KH giúp bạn tổng hợp thông tin cơ bản về các đối thủ trên thị trường.
  • Báo cáo BIR giúp bạn có các thông tin chi tiết hơn về đối thủ cạnh tranh trong quá trình phân tích đối thủ và đưa ra chiến lược cho công ty mình. Các thông tin chi tiết từ BIR có thể kể đến như tình hình tài chính, quy mô, lịch sử hình thành… giúp bạn hiểu rõ hơn các khía cạnh về đối thủ cạnh tranh.

5. Đánh giá các phản ứng của đối thủ cạnh tranh

Dựa trên các thông tin thu thập được từ đối thủ, bạn nên tiến hành đánh giá các phản ứng của đối thủ và đưa ra các cách ứng phó cho doanh nghiệp của mình. Khi bạn đánh giá, lường trước được các phản ứng của đối thủ, bạn sẽ tạo ra được đối sách ứng phó, tạo được lợi thế cạnh tranh cho công ty của mình.

Chúng ta có thể phân chia phản ứng của đối thủ cạnh tranh thành 5 loại như sau:

TT

Loại phản ứng

Diễn giải loại phản ứng

Cách ứng phó

1

Điềm tĩnh

Đối thủ không có phản ứng nhanh, mạnh trước các hoạt động cạnh tranh. Đối thủ điềm tĩnh có thể là do:

  • Tin tưởng lòng trung thành của khách hàng
  • Không phát hiện ra chiến lược cạnh tranh của đối thủ
  • Không đủ khả năng phản ứng trước chiến lược cạnh tranh của đối thủ
  • Chưa có ý tưởng về chiến lược ứng phó mới nên chưa vội phản ứng

Bạn nên xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân họ điềm tĩnh, phản ứng chậm chap để thiết lập được chiến lược ứng phó hiệu quả, không gây tốn kém, lãng phí.

2

Thờ ơ

Đối thủ không có phản ứng trước tất cả các hoạt động cạnh tranh của đối thủ.

Họ cho rằng hoạt động cạnh tranh của các đối thủ là không đáng quan tâm, không nguy hiểm, ảnh hưởng đến họ.

Bạn có thể cạnh tranh và tập trung vào các điểm yếu của đối thủ và dần thay thế, chiếm thị phần của họ.

3

Kén chọn

Đối thủ chỉ phản ứng với những kiểu tấn công, cạnh tranh nhất định. Còn với các thay đổi, cạnh tranh họ không quan tâm, họ sẽ không có phản ứng.

Ví dụ: Apple không cạnh tranh về giá bán ra các sản phẩm IPhone. Khi các đối thủ cạnh tranh giảm giá sản phẩm, họ có thể không cần đưa ra phản ứng nào. Nhưng họ coi chất lượng sản phẩm và khả năng đưa ra thị trường sản phẩm mới là cơ sở thành công của họ.

Khi đối thủ cạnh tranh giới thiệu sản phẩm mới, họ sẽ phản ứng bằng cách cải tiến và ra mắt sản phẩm có độ hoàn thiện cao để cạnh tranh với đối thủ.

Bạn nên hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và đối thủ. Nếu bạn và đối thủ có chung một chiến lược cạnh tranh về giá bán sản phẩm chẳng hạn thì bạn có thể mở thêm một “mặt trận” mới là gia tăng trải nghiệm hài lòng của khách hàng để tăng tính cạnh tranh.

4

Hung dữ

Đối thủ phản ứng mau lẹ, quyết liệt với mọi cuộc tấn công của đối thủ khi xâm nhập thị trường của họ.

Họ thường là những công ty mạnh và luôn tìm cách bành trướng, chiếm lĩnh thị trường thay vì bị xâm lược.

Họ thường chủ động phòng thủ và tấn công đối thủ mãnh liệt.

Bạn hãy tìm cách thâm nhập thị trường của đối thủ một cách khôn ngoan, ít tốn kém nguồn lực nhất.

5

Khôn ngoan

Đối thủ có những phản ứng khó lường trước được trước sự cạnh tranh. Họ có khả năng dự đoán, phản ứng nhanh nhạy, nắm bắt được các chiến lược của đối thủ.

Các đối thủ khôn ngoan thường có những chiến lược bất ngờ, thu hút được đa số sự chú ý của khách hàng nhưng đôi khi các doanh nghiệp khác lại thờ ơ.

Ngược lại, họ có khả năng vô hiệu hóa chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh khôn ngoan có cách phản ứng, chống lại sự cạnh tranh hợp lý. Bạn nên xem xét học hỏi, tham khảo cách làm của họ và áp dụng có chọn lọc phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Ví dụ chiến lược đi đầu về chất lượng

Đối thủ cạnh tranh khôn ngoan thường có những chiến lược bất ngờ

6. Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing

Phân loại đối thủ, nhận dạng chiến lược, xác định mục tiêu, xác định điểm mạnh, yếu, đánh giá các phản ứng của đối thủ xong, chúng ta cần lập thành báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.

Một bản báo cáo hoàn chỉnh sẽ giúp bạn có được đánh giá chính xác, nhanh chóng về đối thủ. Cụ thể, một báo cáo nên bao gồm các đầu mục như sau:

  • Tổng quan về đối thủ cạnh tranh.
  • Thông tin về thị trường và ngành.
  • So sánh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và đối thủ.
  • Phân tích SWOT đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.

Xem thêm: Cách thực hiện báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ để phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing, bạn có thể liên hệ CRIF D&B Việt Nam. Các chuyên gia của CRIF D&B Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.