Ví dụ mâu thuẫn công thức chung của tư bản

Câu 7: Công thức chung và mâu thuẫn của công thức chung?

a, Công thức chung:

-Với tư cách là tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền vận động theo công thức: H-T-H

-Còn với tư cách là tư bản, tiền vận động theo công thức chung của tư bản: T-H-T

- So sánh sự vận động trong hai trường hợp:

*Giống nhau:

Đều gồm 2 nhân tố tiền và hàng, đều có sự kết hợp của hai hành động đối lập, nối tiếp nhau, thể hiện mối quan hệ giữa những người trao đổi

* Khác nhau:

- Trình tự các hành vi khác nhau: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán.

- Điểm xuất phát và kết thúc: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua trong khi công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán.

- Điểm xuất phát và kết thúc: Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hàng và kết thúc bằng hàng còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng tiền và kết thúc cũng bằng tiền.

- Động cơ, mục đích của sự vận động: lưu thông hàng hóa giản đơn mục đích là giá trị sử dụng còn công thức chung của tư bản mục đích là giá trị và giá trị lớn hơn. Tư bản vận động theo công thức: T-H-T’ trong đó T’=T+t ; t là số tiền trội hơn gọi là giá trị thặng dư kí hiệu là m.

- Giới hạn của sự vận động: công thức lưu thông hàng hóa giản đơn có giới hạn còn công thức chung của tư bản không có giới hạn. Công thức này được viết là: T-H-T’-H-T’’...

b, Mâu thuẫn của công thức chung:

- Giá tị thặng dư được tạo ra ở đâu: Từ công thức T-H-T’ nhiều người lầm tưởng cả sản xuất và lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư nhưng trong mọi trường hợp tiền và lưu thông đều không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nhưng giá trị thặng dư vẫn lớn lên đồng thời với lưu thông nên nảy sinh những mâu thuẫn.

- Trong lưu thông có thể xảy ra hai trường hợp:

+ Trao đổi ngang giá: hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về giá trị sử dụng

+ Trao đổi không ngang giá: gồm 3 trường hợp

Trường hợp 1: Bán cao hơn giá trị, khi đó được lợi khi bán nhưng mua bị thiệt vì người bán cũng đồng thời là người mua

Trường hợp 2: Mua thấp hơn giá trị, khi đó được lợi khi là người bán và bị thiệt khi là người mua.

Trường hợp 3: Mua rẻ bán đắt. Tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này được là số giá trị mà người khác bị mất

- Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

Kết luận:

- Phải lấy quy luật nội tại của lưu thông tư bản để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, tức là lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát.

- Sự chuyển hóa của người có tiền thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời lại không phải trong lưu thông.

Vậy tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải lưu thông”. Đó là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.

You're Reading a Free Preview
Page 2 is not shown in this preview.

5.1.2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Công thức chung của tư bản cho ta thấy m được sinh ra từ lưu thông, nhưng thực chất lưu thông thuần túy có sinh ra m không? Ta xét các trường hợp sau:

+ Nếu trao đổi ngang giá thì ở đây chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền chuyển thành hàng hóa và từ hàng hóa chuyển thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên khi tham gia trao đổi trước sau vẫn không đổi. Vậy, trao đổi ngang giá không thể tạo thêm giá trị mới.

+ Nếu trao đổi không ngang giá:

Nếu chỉ bán đắt: trong nền sản xuất hàng hóa, do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất đều vừa là người mua, vừa là người bán. Nếu họ thu lợi nhờ hoạt động bán thì sẽ bị thiệt ở hành động mua.

Một số người chuyên mua rẻ, bán đắt, tức là lúc nào cũng được lợi thì tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này thu được là số giá trị mà người khác bị mất. Vậy trao đổi không ngang giá cũng không mang lại thêm giá trị thặng dư.

Tóm lại, trong cả hai trường hợp trao đổi không ngang giá và ngang giá thì đều không có giá trị mới được sinh ra. Vậy lưu thông không tạo ra giá trị.

Do đó, câu hỏi được đặt ra tiếp: giá trị thặng dư có thể đã được tạo ra ở ngoài lưu thông? Tuy nhiên, ở ngoài lưu thông thì cả tiền và hàng hóa đều không vận động: tiền được tích trữ, hàng hóa được bảo quản trong kho. Như vậy thì giá trị mới không thể sinh ra được. Tóm lại, giá trị thặng dư không thể nảy sinh ở bên ngoài lưu thông.

Như vậy, công thức chung của tư bản ẩn chứa một mâu thuẫn: Giá trị thặng dư vừa sinh ra trong lưu thông lại vừa không thể sinh ra trong lưu thông.

C.Mác đã chỉ ra mâu thuẫn đó trong bộ Tư bản, ông viết: “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. Ông là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn này bằng lý luận về hàng hóa sức lao động.


5.1.3. Hàng hóa sức lao động

5.1.3.1. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

- Sức lao động: là toàn bộ những năng lực (thể lực, trí lực) khả năng sản xuất tồn tại trong một con người. Sức lao động là cái có trước, là tiềm năng sẵn có trong con người, còn lao động chính là quá trình vận dụng sức lao động trong quá trình sản xuất.

- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:



+ Một là, người lao động phải là được tự do về thân thể của mình, có thể chi phối sức lao động hay năng lực lao động của mình (điều kiện cần).

+ Hai là, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện lao động và cũng không còn của cải gì khác, muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động (điều kiện đủ).

Như vậy, để sức lao động trở thành hàng hóa thì “người có tiền phải tìm được người lao động tự do trên thị trường, tự do theo hai nghĩa: theo nghĩa là một con người tự do chi phối sức lao động của mình với tư cách là một hàng hóa; và mặt khác anh ta không còn có một hàng hóa nào khác để bán, nói một cách khác là trần như nhộng, hoàn toàn không có những vật cần thiết để thực hiện sức lao động của mình” (C.Mác)

Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện trên biến sức lao động thành hàng hóa. Đến lượt mình, sức lao động lại biến tiền thành tư bản.

5.1.3.2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

* Giá trị hàng hóa sức lao động:

- Định nghĩa: Giá trị hàng hóa sức lao động là lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động kết tinh trong người lao động.

- Kết cấu của giá trị của hàng hóa sức lao động gồm:

+ Sản xuất và tái sản xuất sức lao động được thực hiện thông qua sự tiêu dùng cá nhân của người lao động. Vì vậy, giá trị sức lao động ngang bằng với giá trị của toàn bộ những tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người lao động và gia đình của họ cũng như những chi phí đào tạo người lao động có một trình độ nhất định.

+ Các yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều này có nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa… Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử mỗi nước trong mỗi thời kỳ, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân, phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của từng nước và mức độ thỏa mãn những nhu cầu đó phần lớn phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước.

* Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động

- Định nghĩa: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động, là tính hữu ích thể hiện ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao động.

- Đặc điểm của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động:

Khi sử dụng, giá trị sử dụng của sức lao động cũng hao mòn và mất đi như giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường. Nhưng nó được bù đắp và phục hồi lại sau quá trình nghỉ ngơi và tiêu dùng tư liệu sinh hoạt của người công nhân. Quan trọng hơn trong quá trình sử dụng sức lao động còn tạo ra lượng giá trị mới vượt cả giá trị của chính nó. Phần giá trị dôi ra đó bị nhà tư bản chiếm không gọi là giá trị thặng dư.

Đặc điểm này là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản: Nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư nằm trong việc tiêu dùng (sử dụng) sức lao động. Cụ thể là, giá trị thặng dư vẫn được tạo ra trong sản xuất nhưng nó không thể tách rời lưu thông, nhờ có lưu thông mà giá trị thặng dư mới được xuất hiện.

5.2. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

5.2.1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó. Vì thế, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng với quá trình sản xuất giá trị và giá trị thặng dư. Cho nên, để sản suất giá trị thặng dư nhà tư bản phải mua được các yếu tố của quá trình sản xuất giá trị sử dụng là TLSX và SLĐ.

- Đặc điểm của quá trình sản xuất giá trị thặng dư:

+ Một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của anh ta thuộc về nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất và được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.

+ Hai là, sản phẩm là do lao động của người công nhân làm ra nhưng nó không thuộc về công nhân mà thuộc sở hữu của nhà tư bản.

* Ví dụ


Để sản xuất sợi, chủ tư bản cần phải mua tư liệu sản xuất và thuê lao động. Giả định:

- Nhà tư bản ứng ra số tiền mua: 10kg bông = 10$;

- Hao mòn máy móc để chuyển 10kg bông sang dạng sợi = 2$;

- Thuê lao động trong một ngày lao động = 3$



Giả sử kéo 10kg bông thành sợi mất 6 giờ và mỗi giờ công nhân tạo ra được một giá trị 0,5$ (0,5$ x 6 = 3$).

- Vậy giá trị của 10 kg sợi là:

Giá trị của 10 kg bông chuyển vào: 10$

Giá trị của máy móc chuyển vào: 2$

Giá trị mới do công nhân tạo ra: 3$

Tổng cộng: 15$

Nếu quá trình lao động chỉ dừng lại ở đó (công nhân làm việc 6 giờ) thì không có giá trị thặng dư. Nhưng trên thực tế quá trình lao động luôn kéo dài hơn 6 giờ vì tiền lương nhà tư bản thuê công nhân là một ngày chứ không phải là 6 giờ. Nếu ngày lao động là 12 giờ, thì tương tự như 6 giờ LĐ đầu tiên, 6 giờ lao động tiếp theo người LĐ cũng tạo ra 10kg sợi với tổng giá trị là 15$, với kết cấu giá trị cũng như vậy. Tổng hợp cả ngày lao động, một công nhân sản xuất 20kg sợi có kết cấu giá trị như sau:

GT của 20 kg bông = 20$

GT của máy móc (hao mòn) = 4$

GT mới do công nhân tạo ra = 6$ (3$ giá trị SLĐ và 3$ giá trị thặng dư)

Tổng cộng = 30$

Một số kết luận:

* Giá trị thặng dư: là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do người công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt.

* Ngày lao động của công nhân chia thành hai phần:

+ Thời gian lao động cần thiết (t1): phần thời gian lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động.

+ Thời gian lao động thặng dư (t2): phần còn lại của ngày lao động vượt khỏi thời gian lao động tất yếu.

Sự phân chia này mang tính chất trừu tượng vì ngay từ giây đầu tiên sản xuất thì nó đã được phân chia thành hai phần và cũng ngay từ giây đầu tiên nhà tư bản đã chiếm được lao động không công của công nhân.

* Quá trình sản xuất giá trị thặng dư đã giải quyết được mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản và chứng minh được sự chuyển hóa của tiền thành tư bản.



5.2.2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến

5.2.2.1. Bản chất của tư bản

Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra.



5.2.2.2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến

* Tư bản bất biến

- Định nghĩa: Bộ phận tư bản biến thành TLSX mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó. Ký hiệu là: C.

- Cấu trúc: Về mặt hiện vật, tư bản bất biến gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng (C1); nguyên, nhiên vật liệu… (C2)

- Đặc điểm: Giá trị của chúng được lao động cụ thể của người công nhân bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm. Trong đó, C1 chuyển giá trị nhiều lần, C2 chuyển giá trị một lần. Giá trị sử dụng của tư liệu sản xuất được bảo tồn dưới hình thức giá trị sử dụng mới.

* Tư bản khả biến

- Định nghĩa: Là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng. Ký hiệu: V.

- Cấu trúc: Tư bản khả biến là phần tư bản dùng để thuê người lao động làm việc trong khoảng thời gian nhất định. Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương.

- Đặc điểm: Sử dụng tư bản khả biến sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của chính tư bản khả biến bỏ ra ban đầu. Lượng giá trị đó được chia thành hai bộ phận: một bộ phận chuyển thành tư liệu sinh hoạt của người công nhân, bù lại giá trị sức lao động của người công nhân và mất đi trong quá trình tiêu dùng của họ; bộ phận còn lại chính là giá trị thặng dư thuộc về nhà tư bản.



Nhà tư bản không sở hữu được sức lao động đã mua bằng tư bản khả biến, mà chỉ sử dụng sức lao động đó trong thời gian nhất định trong ngày.

* Ý nghĩa: Sự phân chia tư bản thành tư bản khả biến và tư bản bất biến có ý nghĩa quan trọng. Vì:

- Vạch rõ nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do lao động không công của người công nhân tạo ra.

- Tư bản bất biến tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định năng suất lao động của công nhân giúp nhà tư bản có thể tăng cường bóc lột được lao động làm thuê của công nhân.

- Xác định được lượng giá trị hàng hóa = Giá trị cũ + Giá trị mới = c + v + m

5.2.3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư

5.2.3.1. Tỷ suất giá trị thặng dư (ký hiệu: m')

- Định nghĩa: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất giá trị thặng dư đó.

- Công thức tính:


m' =

M

x 100%

V

- Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân. Nó phản ánh trong tổng số giá trị mới do công nhân tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu và nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu. Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ ngày lao động của công nhân bị phân chia thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư theo tỷ lệ nào. Vì thế tỷ suất giá trị thặng dư còn được tính:

m' =

Thời gian lao động thặng dư (t’)

x 100%

Thời gian lao động cần thiết (t)

Theo ví dụ trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư ta có tỷ suất giá trị thặng dư của nhà tư bản là:

m' =

3$

x 100% = 100%

3$

5.2.3.2. Khối lượng giá trị thặng dư (ký hiệu: M)

- Khái niệm: Khối lượng giá trị thặng dư là số lượng giá trị thặng dư nhà tư bản bóc lột được trong một thời gian nhất định.

- Công thức: Nó được tính bằng tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến. Ta có: M = m’ x V (V: là tổng số của v)

- Trong ví dụ quá trình sản xuất giá trị thặng dư nếu nhà tư bản trong một ngày bóc lột được 500 công nhân thì V của nhà tư bản là: V = 500 x 3$ = 1500$ và M trong một ngày của nhà tư bản là: M = m’ x V = 100% x 1500$ = 1500$

Như vậy khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào trình độ bóc lột của nhà tư bản và số lượng công nhân bị nhà tư bản bóc lột.

- Khối lượng giá trị thặng dư chỉ rõ quy mô bóc lột của nhà tư bản.

5.2.4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

5.2.4.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

- Định nghĩa: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.

Ví dụ:

Một ngày lao động dài 8 giờ, thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Tư bản khả biến trả cho công nhân là 40$.

Tỷ suất giá trị thặng dư là:


m' =

34h

100% = 100%

34h

Thời gian cần thiết 4h h

Thời gian thặng dư 4h

Giá trị thặng dư : M = 100% x 40$ = 40$

Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, mọi điều kiện khác vẫn không đổi thì:



m' =

36h

100% = 150%

34h

Tỷ suất giá trị thặng dư là:

Thời gian cần thiết 4h h

Thời gian thặng dư 6h

Giá trị thặng dư tuyệt đối là: M = 150% x 40$ = 60$

- Cách thức thực hiện:

Kéo dài ngày lao động; tăng cường độ lao động; hoặc áp dụng cả hai cùng một lúc.

Việc kéo dài ngày lao động không thể vượt quá giới hạn sinh lý của công nhân (vì họ phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi… để phục hồi sức khỏe) nên gặp phải sự phản kháng gay gắt của giai cấp công nhân đòi làm giảm giờ làm. Tuy nhiên, ngày lao động cũng không thể rút ngắn đến mức chỉ bằng thời gian lao động cần thiết vì như thế sẽ không có giá trị thặng dư và không còn chủ nghĩa tư bản nữa. Giới hạn ngày lao động:

Thời gian lao động cần thiết < ngày lao động < 24 h.

- Phương pháp này áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản.


Каталог: wp-content -> uploads -> 2017
2017 -> Trần thế phi ẩn dụ Ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng việT
2017 -> Đề tài: “Tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam”
2017 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văn nguyễn Thanh Huyền
2017 -> Pháp lệnh của uỷ ban thưỜng vụ quốc hội số 4/2002/pl-ubtvqh20 ngày tháng năM 2002 VỀ việc xử LÝ VI phạm hành chíNH
2017 -> BưỚC ĐẦu tìm hiểu văn hóA Ẩm thực cung đÌnh triều tự ĐỨC
2017 -> Bài 1: Luật chơi Golf cơ bản cần biết Golf
2017 -> Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học sư phạm hà NỘI  nguyễn thị tuyết nhung quá trình di cư VÀ hoạT ĐỘng chính trị XÃ HỘi của ngưỜi việT Ở LÀO (1893 – 1945) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
2017 -> Bài Tiểu Luận Môn Hình Sự về


tải về 250.08 Kb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Ví dụ mâu thuẫn công thức chung của tư bản
Ví dụ mâu thuẫn công thức chung của tư bản
Ví dụ mâu thuẫn công thức chung của tư bản
Ví dụ mâu thuẫn công thức chung của tư bản
Ví dụ mâu thuẫn công thức chung của tư bản
Ví dụ mâu thuẫn công thức chung của tư bản
Ví dụ mâu thuẫn công thức chung của tư bản
Ví dụ mâu thuẫn công thức chung của tư bản